Nguồn gốc, phân bố giống chuối

Một phần của tài liệu Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên. (Trang 33 - 35)

Theo kết quả nghiên cứu, cây chuối tây đã gắn bó với người dân ở đây từ lâu đời, giống chuối tây Bắc Kạn được phát triển tại địa phương từ năm

1964, tại thôn Khuổi Trang thuộc xã Nông Thượng (vĩđộ 22°06'07''; kinh độ: 105° 49' 41''). Người dân trồng chuối ởđây chủ yếu là dân tộc Tày (13/15 hộ), còn lại 02 hộ là dân tộc Kinh và Dao. Các hộ gia đình bắt đầu mở rộng diện tích và phát triển cây chuối từ năm 1985, và đến năm 1996 mở rộng ra các xã, huyện khác trong tỉnh như Xuất Hóa, Mỹ Thanh, Chợ Đồn, Hòa Mục, Chợ

Mới và Ba Bể.

Hình 4.1. Khu vực khởi nguồn của giống chuối tây Bắc Kạn

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn 2014)[19]

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, đến cuối năm 2012, tổng diện tích trồng chuối trên toàn tỉnh là 1005 ha. Trong đó, diện tích trồng mới là 147 ha, và diện tích cho sản lượng là 802ha. Trong đó, diện tích chủ yếu tập trung tại địa bàn thị xã Bắc Kạn (chiếm 27.56%). Tuy nhiên, số liệu thống kê không chia tách diện tích trồng chuối tây và diên tích trồng các loại chuối khác.

Theo kết quả nghiên cứu về tình hình sản xuất giống chuối tây bản địa cho thấy, trong các địa bàn trồng chuối, giống chuối tây được phân bố chủ yếu ở hai xã Nông Thượng và xã Xuất Hóa, với diện tích lần lượt là 150ha và 83ha. Diện tích trồng giống chuối tây trung bình trên một hộ là 1,36 (± 0,12) ha (chiếm 37,43% so với tổng diện tích đất trồng trọt của một hộ). Chuối sinh trưởng, phát triển tốt ở trên đất đồi, với hình thức trồng quảng canh, không bón phân và tưới nước.

Đất trồng giống chuối tây thuộc nhóm đất Feralit màu đỏ - vàng phát triển trên đá biến chất. Đất xốp, tầng dày 60 -120cm, độ mùn trong đất khá cao (3 -4%) thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Tỷ lệ sét cao nhưng thoát nước nhanh, thích hợp cho sự phát triển của giống chuối (UBND xã Nông Thượng, 2014). Theo ông Hà Đức Thịnh (trưởng thôn Khuổi Trang), chuối trồng trên loại

đất mát, ẩm và trồng vào thời điểm từ tháng 2-7 dương lịch là tốt nhất.

Tại xã Nông Thượng, cây chuối được trồng tập chung chủ yếu ở các thôn Tân Thành, thôn Khuổi Trang, Khuổi Cuồng, Nà Vịt và Nà Kẹn…

Tại xã Xuất Hóa, cây chuối được trồng nhiều tại 3 thôn: Bản Rạo, Tân Cư

và Lũng Hoàn. Việc trồng chuối chủ yếu lấy thân làm thức ăn cho gia súc trong chăn nuôi, nhưng hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một nguồn thu nhập

đáng kể cho một số hộ dân trong xã. Tuy nhiên do các hộ trồng chuối theo tập quán cũ với phương thức trồng quảng canh nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chuối chưa cao (UBND xã Xuất Hoá, 2014).

Một phần của tài liệu Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên. (Trang 33 - 35)