Quản lý và chăm sóc vườn chuối sau trồng

Một phần của tài liệu Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên. (Trang 27)

a) Làm cỏ: sau trồng định kỳ 30 ngày quan sát thấy cỏ mọc làm cỏ

xung quanh gốc đảm bảo sạch cỏ dại

b) Bón phân thúc theo hướng dẫn sau:

Bảng 2.8. Liều lượng bón phân cho chuối (gam/cây/vụ) Số lần bón Ngày sau trồng (ngày) Phân Ure (gam)

Phân Kali sulfat (gam) 1 10 10 - 2 30 45 50 3 60 70 100 4 95 100 150 5 135 130 200 6 180 140 350 7 220 130 400 Tổng số 625 1250

Cách bón: Trộn đều hai loại phân, rắc đều xung quanh gốc, xăm nhẹ

bằng tay (dùng xén), sau đó tưới nước cho tan phân.

2.6.5. Phòng tr sâu bnh

- Sâu đục thân: Điều tra nếu phát hiện có thì làm bẫy bắt.

- Sâu gặm vỏ: Phát hiện trước khi trổ buồng thì phun Dipterex nồng độ

0.1% hoặc Trebon 10ND nồng độ 0.1% lên cổ lá non.

- Bệnh đốm lá: vào cuối mùa Thu phun phòng bằng một trong các loại thuốc trị nấm (phun luân phiên) như: Oxy clorua đồng, Kasuran...

2.6.6. Ct ta, định cây, bao bung

- Thường xuyên cắt bỏ lá già, khô làm vệ sinh cây

- Sau trồng 4 - 6 tháng, cây non mọc nhiều thì tỉa bớt chỉ để 1 cây mẹ

và 1 cây con cho vụ sau, các chồi để lại phải tương đối đồng đều về kích thước, tuổi.

- Khi buồng trổ hoàn chỉnh, cần cắt bi chuối và dùng túi polyetylen có

đục lỗđể bao buồng, mục đích giữ cho màu sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế

PHẦN 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu thí nghiệm

-Giống chuối tây Bắc Kạn.

-Giống chuối tây Bắc Kạn được nhân giông bằng nuôi cấy mô.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm nghiên cứu: Xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan liên quan.

-Thời gian tiến hành: Từ tháng 5/2013- tháng 8/2013

-Địa điểm nghiên cứu: Xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnhThái Nguyên.

-Thời gian tiến hành: Từ 24/10/2013 đến 27/5/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng của giống chuối nghiên cứu tại xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối tây Bắc Kạn được nuôi cấy mô tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Nghiên cu đặc đim đặc trưng ca ging chui tây Bc Kn ti xã Nông Thượng, th xã Bc Kn. Nông Thượng, th xã Bc Kn.

Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp trên vườn chuối: lựa chọn 30 cây điển hình tại vườn (xã Nông Thượng, là nơi khởi nguồn của giống chuối), với tiêu chí là cây con thứ nhất được mọc lên từ năm thứ 2 sau khi trồng cây mẹ ban đầu để đảm bảo đánh giá đúng đặc trưng của giống (IPGRI 1996) [13]. (Viện nguồn gen cây trồng quốc tế(IPGRI), nay là BIOVERSITY) (phụ

lục 2).

3.4.2. Nghiên cu nh hưởng ca t hp phân bón dùng bón lót đến sinh trưởng ca cây chui tây Bc Kn nuôi cy mô. trưởng ca cây chui tây Bc Kn nuôi cy mô.

Công thức P1: Bón theo phương pháp bón của người dân địa phương - không bón (đối chứng).

- Công thức P2: Bón lót (5 kg phân chuồng mục, trộn đều với 400g phân lân và 10g Furadan/1 hố).

-Công thức 3: Bón lót (1,7kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, trộn đều với 400g phân lân và 10g Furadan/1 hố).

Sơđồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại I II III P2 P1 P3 P1 P3 P2 P3 P2 P1 Quy trình kỹ thuật

- Dụng cụ thí nghiệm: thước dây, thước cuộn, máy ảnh. - Khoảng cách trồng cây: 2,5 x 2,5m.

- Hố trồng có kích thước 40 x 40 x 40cm. - Bón lót theo 3 công thức khác nhau

Các chỉ tiêu theo dõi

- Chiều cao thân giả (cm): Đo sau trồng 30 ngày, 15 ngày đo một lần,

đo từ mặt đất đến điểm giao nhau của 2 lá trên cùng và đánh giá sự biến động của chiều cao thân giả theo từng lần đo.

- Chu vi gốc: Đo sau trồng 60 ngày, 15 ngày đo 1 lần, đo cách mặt đất 10cm và đánh giá sự biến động của chu vi gốc theo từng lần đo.

- Số lá/cây: Đếm sau trồng 30 ngày, 15 ngày đếm 1 lần, đếm số lá đã thành thục trên cây và đánh giá sự biến động của số lá trên cây.

Do tình hình thời tiết bất thuận nên thí nghiệm không cho phép nghiên cứu các đặc trưng của giống trong cả thời gian sinh trưởng từ cây con đến giai đoạn trưởng thành. Do vậy, đặc trưng của giống được dựa vào theo dõi thực nghiệm từ giai đoạn trồng (tháng 2) đến nay (tháng 5). Các chỉ tiêu được mô tả chi tiết như sau:

- Tỷ lệ cây sống, (%): Đếm tổng số cây sống, chết sau 10, 20, 30 ngày sau trồng, tính % số cây sống.

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân giả (cm): Đo sau trồng 30 ngày 15 ngày đo một lần, đo từ mặt đất đến điểm giao nhau của lá trên cùng.

- Động thái ra lá (lá/cây): Đếm số lá thực trên từng cây theo dõi, đếm sau trồng 30 ngày, 15 ngày đếm 1 lần.

- Động thái tăng trưởng chu vi gốc (cm): Đo chu vi gốc, cách mặt đất 10cm, đo sau trồng 30 ngày, 15 ngày đo một lần.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel và phần mềm IRRISTAT 4.0.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thái Nguyên 5 tháng đầu năm 2014

Khí hậu và thời tiết là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới tất cả

các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì thế nắm vững được diễn biến của điều kiện khí hậu, thời tiết giúp ta có các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt từđó góp phần đem lại năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác.

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng nhìn chung khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Xã

Động Đạt, huyện Phú Lương nằm ở phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, là nơi có

địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi dốc, chia cắt mạnh. Khí hậu thời tiết chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng miền núi Đông - Bắc với đặc điểm mùa Đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc hoặc hanh khô, sương muối. Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều tập trung vào tháng 7, 8 có thể gây lũ quét, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt. Mà đặc thù của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên

Đặc điểm khí hậu thời tiết của Thái Nguyên 5 tháng đầu năm 2014

được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 4.1. Diễn biến khí hậu 5 tháng đầu năm 2014 ở tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ trung bình(oC) Độ ẩm không khí (%) Tổng lượng mưa (mm/tháng) Số giờ nắng (giờ/tháng) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 79 152,2 62

Qua bảng 4.1 ta thấy diễn biến điều kiện khí hậu ở Thái Nguyên như sau:

Nhiệt độ

Vùng được coi là lý tưởng cho trồng chuối: nhiệt độ tối thấp không dưới 150C và tối đa không quá 350C. Qua bảng trên thấy nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 là 16,60C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 là 28,40C. Như vậy nhìn chung diễn biến nhiệt độđầu năm 2014 tại Thái Nguyên không thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc biệt là cây chuối. Vào tháng 4 trở đi thì nhiệt độ rất thuận lợi cho cây chuối phát triển.

Ẩm độ không khí

Mặc dù lượng mưa phân bố không đều ở các tháng nhưng nhờ vào điều kiện địa hình mà ẩm độ lại tương đối cao và ổn định, dao động từ 73-91%.

Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho cây trồng nói chung và cây chuối nói riêng sinh trưởng phát triển tốt.

Lượng mưa

Chuối cần rất nhiều nước vì nước là yếu tố quan trọng quyết định mọi quá trình trao đổi chất của cây, ngoài ra nước còn có tác dụng làm giảm nồng

độ các chất độc trong đất. Xem xét các vùng trồng chuối trên thế giới thấy: chuối trồng có kết quả tốt khi lượng mưa tối thiểu từng tháng đạt 50 mm, tốt nhất là 100 mm. Thiếu nước cây sẽ bị nghẹn lá, nghẹn buồng, thừa nước ảnh hưởng đến bộ rễ, ra chồi kém, lá bị úa vàng, khô héo. Qua bảng 4.1 cho thấy 5 tháng đầu năm 2014 lượng mưa phân bố không đều ở các tháng, đạt mức cao nhất vào ba tháng cuối nên rất thuận lợi cho cây chuối.

4.2. Nghiên cứu mô tả đặc trưng giống chuối tây Bắc Kạn

4.2.1. Thông tin chung v ging chui

Tên thường gọi: Chuối tây Bắc Kạn.

Tên khoa học: Musa x paradisiaca, thuộc nhóm chuối tam bội (ABB) (Valmayor 2000) [16].

Thuộc họ: Musaceae.

4.2.2. Ngun gc, phân b ging chui

Theo kết quả nghiên cứu, cây chuối tây đã gắn bó với người dân ở đây từ lâu đời, giống chuối tây Bắc Kạn được phát triển tại địa phương từ năm

1964, tại thôn Khuổi Trang thuộc xã Nông Thượng (vĩđộ 22°06'07''; kinh độ: 105° 49' 41''). Người dân trồng chuối ởđây chủ yếu là dân tộc Tày (13/15 hộ), còn lại 02 hộ là dân tộc Kinh và Dao. Các hộ gia đình bắt đầu mở rộng diện tích và phát triển cây chuối từ năm 1985, và đến năm 1996 mở rộng ra các xã, huyện khác trong tỉnh như Xuất Hóa, Mỹ Thanh, Chợ Đồn, Hòa Mục, Chợ

Mới và Ba Bể.

Hình 4.1. Khu vực khởi nguồn của giống chuối tây Bắc Kạn

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn 2014)[19]

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, đến cuối năm 2012, tổng diện tích trồng chuối trên toàn tỉnh là 1005 ha. Trong đó, diện tích trồng mới là 147 ha, và diện tích cho sản lượng là 802ha. Trong đó, diện tích chủ yếu tập trung tại địa bàn thị xã Bắc Kạn (chiếm 27.56%). Tuy nhiên, số liệu thống kê không chia tách diện tích trồng chuối tây và diên tích trồng các loại chuối khác.

Theo kết quả nghiên cứu về tình hình sản xuất giống chuối tây bản địa cho thấy, trong các địa bàn trồng chuối, giống chuối tây được phân bố chủ yếu ở hai xã Nông Thượng và xã Xuất Hóa, với diện tích lần lượt là 150ha và 83ha. Diện tích trồng giống chuối tây trung bình trên một hộ là 1,36 (± 0,12) ha (chiếm 37,43% so với tổng diện tích đất trồng trọt của một hộ). Chuối sinh trưởng, phát triển tốt ở trên đất đồi, với hình thức trồng quảng canh, không bón phân và tưới nước.

Đất trồng giống chuối tây thuộc nhóm đất Feralit màu đỏ - vàng phát triển trên đá biến chất. Đất xốp, tầng dày 60 -120cm, độ mùn trong đất khá cao (3 -4%) thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Tỷ lệ sét cao nhưng thoát nước nhanh, thích hợp cho sự phát triển của giống chuối (UBND xã Nông Thượng, 2014). Theo ông Hà Đức Thịnh (trưởng thôn Khuổi Trang), chuối trồng trên loại

đất mát, ẩm và trồng vào thời điểm từ tháng 2-7 dương lịch là tốt nhất.

Tại xã Nông Thượng, cây chuối được trồng tập chung chủ yếu ở các thôn Tân Thành, thôn Khuổi Trang, Khuổi Cuồng, Nà Vịt và Nà Kẹn…

Tại xã Xuất Hóa, cây chuối được trồng nhiều tại 3 thôn: Bản Rạo, Tân Cư

và Lũng Hoàn. Việc trồng chuối chủ yếu lấy thân làm thức ăn cho gia súc trong chăn nuôi, nhưng hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một nguồn thu nhập

đáng kể cho một số hộ dân trong xã. Tuy nhiên do các hộ trồng chuối theo tập quán cũ với phương thức trồng quảng canh nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chuối chưa cao (UBND xã Xuất Hoá, 2014).

4.2.3. Đặc đim đặc trưng v hình thái

Việc nghiên cứu đặc điểm đặc trưng về hình thái giống được áp dụng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của Viện nguồn gen cây trồng quốc tế (IPGRI) năm 1996 [13] (Phụ lục 2).

4.2.3.1. Đặc điểm chung về ngoại hình

Dạng góc lá: Giống chuối tây Bắc Kạn có dạng góc lá so với trục thân chính ở nhóm 2 (trung bình) trong 04 nhóm phân loại của IPGRI là nhóm cây có góc là đứng, trung bình, rủ và rất rủ (Hình 4.2).

Hình 4.2. Dạng góc lá của của giống chuối tây Bắc Kạn

Dạng thân:Giống chuối tây Bắc Kạn nằm trong nhóm chuối có chiều cao phổ biến (nhằm phân biệt với giống chuối lùn) theo tiêu chuẩn phân loại của IPGRI.

4.2.3.2. Mô tả chi tiết về hình thái

Bộ rễ

Chuối có dạng rễ chùm. Giống chuối tây Bắc Kạn có rễ phân bố chủ yếu ở

tầng đất mặt 10-30cm. Loại rễ này mọc xung quanh đốt dưới gốc chuối. Rễ mọc dài, bò ngang trên lớp đất mặt, có nhiều rễ ăn xa trên 1,5m, ăn sâu đến 30-50cm. Trên các đầu rễ có nhiều lông tơ màu trắng (lông hút), đây chính là bộ phận hút nước và dinh dưỡng để nuôi sống cây.

Bộ phận thân chuối

Thân chuối được chia làm 2 phần: thân thật và thân giả. -Thân thật (thân ngầm)

Thân thật (thân ngầm) nằm dưới mặt đất, phần đỉnh sinh trưởng sinh trưởng kéo dài lên trên mặt đất (Hình 4.3). Thân bao gồm các đốt ngắn, nằm trên các đốt là mầm ngủ, các mầm ngủ có khả năng phát triển thành cây mới. Thân ngầm chính là củ chuối hay gốc chuối.

Hình 4.3. Bộ phận thân thật của chuối tây Bắc Kạn

-Thân giả

Thân giả là phần nằm trên mặt đất, được tạo thành bởi các bẹ lá ôm chặt lấy nhau (Hình 4.5c).

Chiều cao thân giả có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và đồng thời

ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây chuối.Chiều cao thân giả được tính từ mặt đất đến điểm xuất hiện cuống buồng, chiều cao thân giả phản ánh rõ về sự sinh trưởng của cây, về khả năng tích luỹ vật chất khô trong cây, chiều cao thân giả phụ thuộc vào giống, đất đai, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc, bón phân. Sự phát triển chiều cao thân giả còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của cây, khi mới trồng là thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mạnh nhất và giảm dần đến khi phân hoá mạnh. Chiều cao trung bình của thân giả : 3,51 (± 0,18) m (Phụ lục 1). Kết quả cho thấy, giống chuối nghiên cứu nằm trong nhóm 3 (nhóm cây cao) theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của IPGRI.

Thân chuối có thân thật và thân giả, thường thân thật nằm ở dưới đất nên ta không thể đo được đường kính của thân thật. Vì vậy ta chỉ xác định được

hiện khả năng thích nghi, mức độ sinh trưởng và đặc điểm của giống chuối.

Đường kính gốc trung bình: 24,0 (± 0.15) cm (Phụ lục 1). Đường kính được tính theo công thức toán học từ chu vi: C = π.d (trong đó, C là chu vi; d là

đường kính và π là hằng số, bằng 3.14).

Hình 4.4. Mặt cắt đường kính gốc chuối tây Bắc Kạn cách mặt đất 10cm

Màu sắc thân giả: (a) Màu sắc lớp vỏ ngoài (b) Màu lớp vỏ (bẹ) thứ 2 (c) Lát cắt dọc thân giả

Hình 4.5. Màu của vỏ và lát cắt dọc thân giả

Lớp vỏ bẹ ngoài cùng của thân giả nằm trong nhóm 05, có màu pha tạp giữa màu xanh và đỏ tía và có dạng bóng láng (Hình 4.5a).

Lớp vỏ bẹ thứ 2 (khi bóc lớp vỏ ngoài ra) thuộc nhóm 01 (màu xanh nhạt) có dấu hiệu của sắc tố màu tía (Hình 4.5b).

Màu nhựa cây (sáp) có dạng nước loãng (nhóm 01) và rỉ sáp ở bẹ lá xuất hiện ít (nhóm 2).

Bộ phận lá chuối

Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Trong một chừng mực nhất định, động thái ra lá và động thái tăng diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng lớn dẫn đến khả năng đồng hoá và tích luỹ vật chất khô vào trong cây càng nhiều nó cũng là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Theo tiêu chuẩn IPGRI, lấy lá thứ 3 được đếm từ lá cuối cùng (lá 1) được phát sinh trước khi trổ buồng để mô tảđặc trưng của lá.

Lá chuối được sinh ra từ thân ngầm (đỉnh sinh trưởng) đến giữa thân giả rồi

Một phần của tài liệu Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)