Mô hình đĩa–gió 4 4-

Một phần của tài liệu đặc tính hóa quá trình giải phóng lưỡng cực phân tử khí co của các sao lùn nâu ở ρ ophiuchi và taurus (Trang 55 - 56)

Mô hình đĩa–gió phóng ra tia vật chất được đề xuất lần đầu tiên bởi Blandford & Payne [9] và sau đó đã được tập trung phát triển thêm nhiều. Mô hình này có nội dung như sau: toàn bộ vật chất ở đĩa bồi đắp được làm nóng bởi các bức xạ tiền sao trung tâm, và chúng hoạt động như plasma. Từ trường sao có thể đi xuyên qua toàn bộ vật chất plasma này, trong đó có một số vật chất plasma ở đĩa bồi đắp có lực li tâm và lực từ thắng được lực hấp dẫn của tiền sao, chúng chuyển động xoắn ốc theo đường sức từ trường quanh trục quay của hệ tiền sao và đĩa bồi đắp, sau đó chúng được tăng tốc ra xa tạo thành tia vật chất. Một tính toán được thực hiện bởi Blandford & Payne [9] đã phát biểu rằng để lực li tâm và lực từ của một khối vật chất ở một điểm nhất định nào đó thắng được lực hấp dẫn của nó với tiền sao thì thành phần từ trường phải làm thành một góc ít nhất 300 so với phương vuông góc với mặt phẳng đĩa tại điểm đó (xem minh họa các lực ở Hình 3.9). Góc tới hạn 300 này có thể đạt được đối với những vật chất ở vị trí gần mép bên trong của đĩa bồi đắp. Các vật chất này ở gần vật thể tiền sao nhất nên chúng có tốc độ quay nhanh nhất và lực li tâm sẽ lớn nhất, nên khả năng được đẩy ra thành tia vật chất là cao nhất.

Hình 3.9. Một biểu đồ đơn giản hóa cho thấy mặt cắt qua một tiền sao và đĩa bồi đắp [9]).Các đường sức từ trường từ ngôi sao bị uốn cong khi chúng vượt qua đĩa bồi đắp. Phần lồng ghép cho thấy thành phần lực hấp dẫn, FG, và lực li tâm ra ngoài, Fcf, và góc giới hạn, θc. Góc giới hạn, phải lớn hơn 300, được đo giữa đường sức từ trường cực và đường vuông góc mặt đĩa.

Một phần của tài liệu đặc tính hóa quá trình giải phóng lưỡng cực phân tử khí co của các sao lùn nâu ở ρ ophiuchi và taurus (Trang 55 - 56)