Các đĩa bồi đắp xung quanh sao lùn nâu 2 3-

Một phần của tài liệu đặc tính hóa quá trình giải phóng lưỡng cực phân tử khí co của các sao lùn nâu ở ρ ophiuchi và taurus (Trang 34 - 36)

Nhiều SLN đã được quan sát và đã có những bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các đĩa quanh các SLN này thông qua việc phát hiện các phát xạ vượt mức trong phân bố phổ năng lượng của chúng. Những phát xạ vượt mức này được cho là bắt nguồn từ các phát xạ bụi trong đĩa quanh các SLN.

Sự phát triển của các thế hệ kính thiên văn vô tuyến đã giúp phát hiện các phát xạ vượt mức này xuống đến các bước sóng hồng ngoại và bước sóng mm. SLN nhỏ nhất được phát hiện có đĩa xung quanh là Cha 1109-7734, thuộc vùng hình thành sao Chamaeleon I. SLN này có khối lượng ước tính 7

3

8+− MJ, và có đĩa bồi đắp với tốc độ bồi đắp ≤ 10–12

M/năm (Luhman và cộng sự [33]).

Khối lượng của các đĩa này quanh các SLN thường từ 0,4 đến 6 MJ, chiếm vài % khối lượng SLN. Tỉ lệ khối lượng đĩa so với khối lượng vật thể trung tâm của SLN tương đồng với tỉ lệ này ở các đĩa quanh sao thông thường khối lượng thấp. Điều này đề xuất rằng tỉ lệ này đã xuống đến các vật thể khối lượng dưới sao.

Dạng hình học của các đĩa này thay đổi theo quá trình tiến hóa của đĩa. Đĩa có dạng loe (flare) với các góc mở tăng theo bán kính đĩa thường đặc trưng cho giai đoạn đầu của quá trình đĩa tiến hóa, trước khi quá trình bụi (quá trình hạt nhỏ phát triển và lắng thành bụi) xảy ra. Hình dạng đĩa bằng phẳng (flat) hơn được cho là biểu diễn giai đoạn tiến hóa sau giai đoạn đĩa loe. Xu hướng tiến hóa dạng hình học này của đĩa quanh các SLN cũng tương tự như ở đĩa quanh các sao khối lượng thấp.

Quá trình bụi xảy ra trong đĩa quanh các SLN có thể được phát hiện và nghiên cứu dựa vào việc mô hình hóa phân bố phổ năng lượng của các SLN. Quá trình bụi là dấu hiệu đầu tiên về sự hình thành hành tinh quanh các vật thể nhỏ này.

Hình 2.6 trình bày phổ hồng ngoại của một số đĩa quanh SLN và sao khối lượng rất thấp. Hầu hết các phổ cho thấy các đặc tính silicate và đặc tính kết tinh (thể hiện ở các đỉnh phổ) mở rộng hơn so với vật chất môi trường đám mây phân tử. Điều này tiết lộ về sự lắng đọng bụi trong các đĩa của các SLN. Kết quả này chứng tỏ quá trình bụi độc lập được xác định độc lập trong các đĩa quanh SLN, và nhiều khả năng hình thành hành tinh. Có nghĩa là các vật liệu thô cho sự hình thành hành tinh thường có sẵn trong đĩa quanh các SLN, cũng giống như thường có sẵn trong các đĩa quanh các sao thông thường (như các hành tinh hình thành xung quanh ngôi sao trung tâm trên Hình 2.1đã mô tả ở trên), và ủng hộ quan điểm cho rằng các SLN và sao thông thường có chung nguồn gốc hình thành.

Hình 2.6. Phổ hồng ngoại của một số đĩa quanh SLN và sao khối lượng rất thấp từ Furlan và cộng sự [18], Apai và cộng sự [5]. Để so sánh, trên hình có trình bày phổ

của môi trường vật chất giữa các vì sao (ISM) giàu silicate và phổ của sao chổi Hale-Bopp giàu tinh thể.

(crystalline pyroxene = tinh thể pyroxene; amorphous silicate = silicate vô định hình; crystalline olivine = tinh thể olivine).

Một phần của tài liệu đặc tính hóa quá trình giải phóng lưỡng cực phân tử khí co của các sao lùn nâu ở ρ ophiuchi và taurus (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)