0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đến tình hình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT2008 TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN. (Trang 38 -40 )

sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương DT2008 trong vụ

Đông năm 2013 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Ngày nay thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng về sồ lượng và chủng loại để bảo vệ năng suất cây trồng. Bên cạnh ưu điểm không thể phủ nhận của thuốc bảo vệ thực vật đem lại thì dư

lượng thuốc còn tồn tại trong sản phẩm nông nghiệp là điều không thể

tránh khỏi. Hơn nữa trong lá cây đậu tương có hàm lượng đạm cao là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh hại. Sâu bệnh là nguyên nhân chủ yếu làm giảm đáng kể năng suất đậu tương ở các vùng nhiệt đới như nước ta. Trong thí nghiệm vụĐông năm 2013 tại Thái Nguyên . Chúng tôi theo dõi thấy xuất hiện chủ yếu là sâu cuốn lá và sâu đục quả. Sâu bệnh hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện chăm sóc, thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác… Hiện nay, biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM được coi là biện pháp hiệu quả. Trong đó việc sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ

thuật như luân canh, trồng đúng mật độ, bón phân hợp lý, cung cấp đầy đủ

dinh dưỡng cũng làm giảm được sự phá hại của sâu bệnh.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của một số loại sâu hại chính được thể

Bng 4.4: nh hưởng ca mt s t hp phân bón đến kh năng chng chu sâu bnh và kh năng chng đổ ca ging Đậu Tương DT 2008

trong vĐông năm 2013 ti Trường ĐHNLThái Nguyên

Công thức Sâu cuốn lá (% lá bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) Khả năng chống đổ (điểm 1-5) CT1(Đ/C) 6,43 5,86 1 CT2 7,64ns 7,53* 1 CT3 8,39* 8,21* 1 CT4 9,43* 7,25* 1 CT5 6,46ns 6,78ns 2 CV(%) 12,6 8,2 LSD.05 1,82 1,10 Ghi chú: ns: Sai khác không có ý nghĩa *: Sai khác có ý nghĩa so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Qua bảng số liệu ta thấy:

Sâu cuốn lá (Lamprosema Indicata Fabr): xuất hiện từ khi cây có lá thật và phát triển mạnh vào giai đoạn cây ra hoa và làm quả.

Đặc điểm của sâu cuốn lá: Sâu non màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt nhả

tơ cuốn các lá lại hoặc đính các lá lại với nhau tạo thành ổ rồi ăn hết diệp lục lá. Sâu trưởng thành có màu xám, có nhiều đốm nâu đậm tròn hai cánh, trứng đẻ dải rác trên ngọn cây. Sâu cuốn lá hại nặng làm quang hợp của cây giảm, lượng vật chất tạo ra ít dẫn tới năng suất giảm.

Mật độ sâu cuốn lá dao động từ 6,43– 9,43% lá bị hại. Trong đó công thức 3 và 4 có tỷ lệ sâu cuốn lá cao hơn công thức đối chứng có ý nghĩa chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Còn công thức 2 và 5 có tỷ lệ sâu cuốn lá tương

Sâu đục quả (Etiella Zinckenlla Treit): phá hoại từ khi cây có quả

non đến khi quả mẩy và chín. Sâu non gặm vỏ quả đục vào ăn hạt làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc đục rỗng cả bên trong. Sâu đục quả là sâu nguy hiểm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt đậu tương. Qua theo dõi chúng tôi thấy tỷ lệ sâu đục quả dao động từ 5,86 – 8,21% quả bị hại. Trong đó công thức 2, 3 và công thức 4 có tỷ lệ sâu đục quả cao hơn công thức đối chứng có ý nghĩa chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Còn công thức 5 thì có tỷ lệ sâu đục quả tương đương công thức đối chứng.

Đánh giá khả năng chống đổ của giống đậu tương DT2008 chúng tôi tiến hành đánh giá theo phương pháp thang điểm từ 1 - 5. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy khả năng chống đổ của giống đậu tương DT2008 ở các tổ

hợp phân bón khác nhau đánh giá điểm 1 bằng với công thức đối chứng riêng công thức 5 đánh giá ở thang điểm 2.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT2008 TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN. (Trang 38 -40 )

×