0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Chiều cao cây

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT2008 TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN. (Trang 33 -35 )

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh khá trung thực về quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao của cây đậu tương được tính từ đốt mang lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính, chiều cao cây chủ

yếu là do yếu tố di truyền của giống quy định, bên cạnh đó chiều cao cây chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Nếu gieo quá dày, cây vươn cao dễ bị lốp đổ sâu bệnh phát triển, số hoa và số quả trên cây ít, năng suất thấp. Chiều cao cây có liên quan chặt chẽ đến một số đặc

điểm nông học như: số lá/cây, số quả/cây, khả năng chống đổ của cây… cây càng cao, càng nhiều lóng đốt thì thường có số lá/cây, số quả/cây nhiều.

Chiều cao cây được quy định bởi bản chất di truyền của giống, các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Đồng thời chiều cao cây cũng chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: chế độ nhiệt, nước, ánh sáng, dinh dưỡng.

Qua theo dõi khả năng tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu tương DT 2008 ở các công thức bón phân trong thí nghiệm qua các thời kỳ

sinh trưởng, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.2.

Bng 4.2: nh hưởng ca mt s t hp phân bón đến chiu cao cây ca ging đậu tương DT2008 trong vđông 2013 ti trường ĐHNL

Thái Nguyên

Đơn vị: cm

Công thức Phân cành Ra hoa Chắc xanh Chín

CT1(ĐC) 21,63 26,2 27,5 29,81 CT2 21,18ns 27,53ns 29,43ns 31,62ns CT3 23,97* 28,30* 30,02ns 33,02* CT4 24,48* 29,44* 31,16* 33,62* CT5 20,95ns 27,2ns 29,19ns 30,4ns CV(%) 4,2 3,8 5,2 4,7 LSD.05 1,76 2,0 2,8 2,8 Ghi chú: ns: Sai khác không có ý nghĩa *: Sai khác có ý nghĩa so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% Qua bảng 4.2 ta thấy, cùng một giống đậu tương DT2008 được trồng

ở các công thức bón phân khác nhau thì có chiều cao tăng trưởng khác nhau. Ở giai đoạn phân cành giống đậu tương DT2008 có chiều cao cây ở

các tổ hợp phân bón khác nhau dao động từ 20,95 – 23,97 cm. Trong đó công thức 3 và 4 có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng chắc chắn

ở mức tin cậy 95%, còn công thức 2 và 5 có chiều cao cây tương đương với công thức đối chứng.

Ở giai đoạn ra hoa cây sinh trưởng và tăng chiều cao nhanh chiều cao cây ở các công thức dao động trong khoảng 26,2 – 29,44 cm. Ở thời kì này công thức 3 và 4 có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng chắc chắn

ở mức tin cậy 95%, các công thức còn lại chiều cao cây tương đương với công thức đối chứng.

Ở giai đoạn chắc xanh chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng nhưng giảm so với giai đoạn ra hoa và chiều cao cây dao động trong khoảng 27,5 – 31,16 cm. Ở giai đoạn này công thức 4 có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, các công thức còn lại tương đương với công thức đối chứng.

Nhìn vào bảng chiều cao cây ta thấy ở giai đoạn ra hoa công thức 5 có chiều cao thấp hơn công thức đối chứng. Nhưng đến giai đoạn chắc xanh lại cao hơn công thức đối chứng.

Ở giai đoạn chín chiều cao cây hầu như tăng không đáng kế so với giai đoạn chắc xanh. Chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm dao

động trong khoảng từ 29,81 – 33,62 cm. Ở giai đoạn này công thức 3 và 4 có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, các công thức còn lại tương đương công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT2008 TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN. (Trang 33 -35 )

×