Giai đoạn này quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây gần như
ngừng hẳn, các chất đồng hóa được vận chuyển tích cực vào hạt. Khi hạt đã phát triển đạt kích thước tối đa, các khoang hạt đã chín, quả đã đủ mẩy thì
cây ngừng sinh trưởng. Lượng nước trong hạt giảm mạnh từ 90% xuống 60 – 70%, đồng thời quá trình tích lũy vật chất khô gần như hoàn thiện. Ẩm độ
của hạt giảm xuống còn khoảng 20 - 30%, hạt rắn dần và đạt độ chín sinh lý, vỏ hạt có màu sắc đặc trưng của giống, vỏ quả chuyển sang màu vàng, lá úa vàng và rụng dần. Yêu cầu nhiệt độ thời kỳ này là 18 - 20oC, lượng nước không nhiều. Thực tế giai đoạn này nhiệt độ trung bình là 15,0 0C, ẩm
độ trung bình là 75%, tổng lượng mưa đạt 32,2 mm. Tuỳđiều kiện thời tiết khí hậu mà đậu tương có thể chín khô ngoài ruộng, ẩm độ hạt còn khoảng 14 - 15% nhưng trong thực tế sản xuất đậu tương rất ít khi để như vậy bởi vì ở nước ta khí hậu vụĐông thường có ẩm độ thấp nên nếu để đậu tương chín khô ngoài ruộng thì hạt bị nứt nẻ thu hoạch bị rơi vãi ảnh hưởng tới năng suất.
Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của các công thức dao
động từ 94 - 99 ngày. Trong đó công thức 5 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 99 ngày, công thức 2, 3 có thời gian sinh trưởng dài hơn so với công thức đối chứng từ 2 đến 3 ngày, còn công thức 4 có thời gian sinh trưởng là 95 ngày. Qua kết quả trên chúng tôi thấy việc sử dụng các tổ hợp phân bón khác nhau ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương DT 2008.