Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61 - 70)

Rà soát ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước và các luật liên quan khác.

Xây dựng và ban hành chính sách xã hội hoá, khuyên khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý và bảo vệ môi trường.

Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch vào các khu công nghiệp, Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển công nghệ môi trường như xử lý tái chế chất thải.

Ban hành các quy chế về phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom và xử

lý chất thải nguy hại.

Có cơ chế phối hợp hành động BVMT liên ngành và liên vùng đặc biệt với các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.

4.4.2. Gii pháp gim thiu ô nhim nước thi

* Đối với nước thải sinh hoạt:

Để xử lý tình trạng nước thái sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường cần: Tách riêng hệ thống dẫn nước thải và hệ thống dẫn nước mưa: Hiện nay các sông dẫn nước thải trong khu vực đều chứa cả nước mưa. Tình trạng này

dẫn tới việc ứ đọng tại các kênh dẫn nước đo lượng nước đổ về quá lớn trong mùa mưa. Hơn nữa việc nước mưa và nước thải cùng đổ về một đường dẫn khiến cho việc xử lý nước thải cũng gặp nhiều khó khăn. Xây dựng mới cũng như kết hợp với tu sửa các hệ thống cống rãnh, kênh mương dẫn nước thải. Tăng cường đầu tư các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhằm giảm bớt các nồng độ các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.

Hiện nay các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do thiết kế và xây dựng không đúng kỹ thuật, cần phải có các biện pháp cải tạo các bế tự hoại này.

Khuyến khích lựa chọn phương án xử lý hợp lý với công nghệ xử lý sinh học đối với nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm do có thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hưu cơ vi sinh.

Khi quy hoạch tổng thể các khu đô thị cần phải quy hoạch tổng thể hệ

thống thoát nước, quy hoạch xử lý nước thải cho từng vùng một cách hợp lý. Xây dựng các hồ xử lý sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ tại các trạm xử lý công suất lớn.

Đa dạng hoá các loại hình thu gom rác thải như công ty tư nhân tự quản hoặc mô hình hợp tác xã tự quản nhằm hỗ trợ cho các công ty môi trường đô thị trong việc thu gom rác thải đô thị.

* Đối với nước thải nông nghiệp:

Nâng cao kiến thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hoá học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hoá học, thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân.

Khuyến khích trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do, cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, tiếp tục khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi bàng việc hỗ trợ khinh phí và kỹ thuật xây dựng các bể biogas tại các hộ gia đình và trang trại lớn.

* Đối với nước thải công nghiệp:

Các nhà máy có nghĩa vụ xử lý sơ bộ nước thải để loại trừ các hoá chất độc hại, các kim loại nặng, các loại dầu mỡ và giảm thiểu các chất hữu cơ trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống thoát nước chung.

Cần khuyến khích các nhá máy, cơ sở sản xuất từng bước cải tiến máy móc, đổi mới công nghệ hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến xử dụng một lượng nước thấp. Tạo điều kiện cho các cơ sở đang hoạt động nhưng khó khăn về

kinh tế chưa có khả năng lắp đặt thiết bị xử lý nước thải thì thay đổi dây truyền công nghệ để giảm thiểu khối lượng chất thải.

Cần phải tiến hành thẩm định chặt chẽ báo cáo ĐTM và thực hiện hậu kiểm ĐTM đối với mỗi dự án đầu tư.

Thành lập mới các KCN phải được chọn lọc, được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và đảm bảo 100% các KCN

đi vào hoạt động có các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh họp lý. Các cơ quan chuyên môn về môi trường thường xuyên phối hợp, theo dõi, kiểm tra các đơn vị hoạt động trên địa bàn, lập các danh mục các đơn vị hoạt

động trên địa bàn, lập các danh mục các đơn vị đang và có nguy cơ gây ô nhiễm cao để quản lý, theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, hay rửa quặng, khai thác cát trên sông Cầu cần phải quản lý và xử lý nước thải trước khi đưa ra sông Cầu.

Tóm lại cần phải phân loại theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và sinh hoạt các loại từ các nguồn và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra không những chất lượng mà cả khối lượng nước thải nhằm ngăn chặn tình trạng đổ nước thải “chui”. Nghĩa là khi kiểm tra, mặc dù nước thải đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định nhưng tổng lượng chất ô nhiễm vượt quá

khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn thì trên thực tế nước thải vẫn gây ô nhiễm môi trường.

4.4.3. Gii pháp tuyên truyn giáo dc và xã hi hoá công tác BVMT

Đây là biện pháp mang lại kết quả bền vững cho các công tác BVMT trên địa bàn huyện Đông Hỷ cũng như các vùng lân cận khác. Cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, hỗ trợ các công tác hoạt

động nghiên cứu bảo vệ môi trường, cần phải phát triển giáo dục về môi trường trong nhà trường, các cơ quan, xí nghiệp… Tạo cho mỗi người thói quen BVMT từ những hành động nhỏ nhất như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác

đúng nơi quy định… Phối hợp với các cơ quan thẩm quyển trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên nước một cách tập thể và đồng bộ cụ thể là:

Cần đẩy mạnh các nguồn tài trợ cho các hoạt động phân phát tờ rơi, các tài liệu miễn phí ở các lễ hội, sự kiện của địa phương hay các nước nhằm cung cấp thông tin một cách có hiệu quả và giúp cho cộng đồng tham gia một cách tích cực hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Cần thiết phát triển các tài liệu mang tính giáo dục cho những đối tượng cụ thể, muốn tiếp cận có hiệu quả tất cả các đối tượng cần phải nắm bắt

được tâm lý của họ, để giúp họ thu nhận thông tin bảo vệ môi trường một các tốt nhất.

Khi thực hiện các dự án, quy hoạch về dự án bảo vệ môi trường nước, cần cung cấp các thông tin về dự án cũng như tầm quan trọng của dự án tới cộng

đồng trong đó giải thích ảnh hưởng của việc thực hiện dự án đến cuộc sống, sinh hoạt và cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất, phối hợp một cách hiệu quả với chính quyền và các cơ quan liên quan để thực hiện mục tiêu của dự án.

Khuyến khích người dân tham gia làm sạch và bảo vệ môi trường như

dọn dẹp đường phố, nạo vét lòng sông, làm sạch rác bên bờ sông, trồng cây xanh... đồng thời cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động này như

nguồn tài chính, công tác tuyên truyền, công tác chăm sóc và bảo vệ người dân trong quá trình tham gia. cần khuấy động phong trào thi đua làm tốt giữa các cụm và các khối dân cư, nên có chế độ khen thưởng bồi dưỡng thoả đáng cho những người tham gia để khích lệđộng viên tinh thần.

Tuyên truyền cho nhân dân cũng như các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp xây dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn môi trường đã được nhà nước quy định.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Theo kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cầu trên đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Vị trí Văn Lăng: Nhìn chung các thông số ô nhiễm được phân tích của xã Văn Lăng ít có sự thay đổi qua các năm và đều nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT

-Vị trí Hòa Bình: Dựa vào kết quả phân tích được tại phòng thí nghiệm khoa Môi trường năm 2014 và kết quả phân tích của trung tâm quan trắc các năm 2011, năm 2012, năm 2013 có thể kết luận như sau: Các thông số pH, NO3-, Fe, Zn, Do đều nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT (so sánh với cột A2, B1), còn các chỉ tiêu TSS vượt quá QCVN 08: 2008/BTNMT vào năm 2012 và năm 2011; BOD5 vượt quá QCVN vào năm 2012, năm 2014; chỉ tiêu COD vượt quá QCVN 08: 2008/BTNMT vào năm 2012, năm 2014 (so với cột A2).

- Vị trí Minh Lập: Sự thay đổi của các thông số ô nhiễm ở xã Minh Lập không đáng kể qua các năm và các thông số chủ yếu đều nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT, duy chỉ có chỉ tiêu TSS vào năm 2011, năm 2012, năm 2013 vượt nhẹ so với QCVN 08: 2008/BTNMT (so với cột A2).

- Chất lượng nước sông Cầu chảy qua huyện Đồng Hỷ không bị ô nhiễm và đảm bảo các yêu cầu sử dụng nguồn nước theo QCVN 08:2008/BTNMT.

5.2 Kiến nghị

- Xây dựng và thực hiện các đề án bảo vệ môi trường quốc gia tương

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường đi kèm với việc hoàn thiện hệ thống tổ chức môi trường.

- Xử lý triệt đẻ các nguồn gây ô nhiễm nước.

- Nghiên cứu các phương án bổ sung nguồn nước khu vực. - Đẩy mạnh các hoạt động quan trắc và thông tin môi trường.

- Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ, trách nhiệm cho công tác quản lý ô nhiễm môi trường không chỉ riêng trên lưu vực sông Cầu mà trên cả

TÀI LIỆU THAM KHẢO I . Tiếng Việt

1. Hoàng Văn Hùng (2008), Giáo trình Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Hà Văn Khối, (2005), Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ xây dựng chương trình và tiến hành quan trắc môi trường lưu vực sông Cầu.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường , Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa

6. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2010) Báo cáo kết quả quan trắc đợt 4 năm 2010.

7. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2011) Báo cáo kết quả quan trắc đợt 4 năm 2011.

8. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2012) Báo cáo kết quả quan trắc đợt 4 năm 2012.

9.Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ (2013), Niêm giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2012, Thái Nguyên

10.Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2012, đề xuất phương hướng nhiệm vụ năm 2013, Thái Nguyên

11. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ (2012), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷđến năm 2020, Thái Nguyên

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên

13. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2011, đề xuất phương hướng nhiệm vụ

năm 2012

II. Trang Web

14. Nguyễn Hồng Khánh, Đỗ Hoài Dương, TạĐăng Toàn (2013), “Tình hình suy giảm chất lượng và ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu”,

http://www.rrbo.org.vn/default.aspx?tabid=364&ItemID=1201

15. Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nước_đóng_vai_trò_quan_trọn g_như_thế_nào%3F

16. Sông Cầu, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_C%E1%BA%A7u

17. Tài nguyên nước và vẫn đề ô nhiễm môi trường nước http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tai-nguyen-nuoc-va-van-de-o-nhiem-

nuoc.375596.html

18. Tài nguyên nước, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_n%C6%B0 %E1%BB%9Bc

19. Thành phố Thái Nguyên, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Nguy%C3%AAn_(th%C3% A0nh_ph%E1%BB%91

20. UBND Thành phố Thái Nguyên, Cổng thông tin điên tử Thái Nguyên, http://www.thainguyen.gov.vn/wps/portal/detailnewsdk?WCM_GLOB AL_CONTEXT=/web+content/sites/home/ct_gttn/ct_gt_gtc/gt.tc.tptn& catId=CT_GT_GTC&comment=GT.TC.TPTN.

II. Tiếng Anh

21. Alexander P.Economopoulos, Assessament of sources of air, water and land pollution part one, 1993, World Health Ofganization, Geneva 22. Escap, (1994), Guidelines on monitoring methodologies for water, air and

toxic chemecals, Newyork

23. FAO, (1994), Water harvesting for improved agricultural production. Water- Reports-Rome

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)