- Tài nguồn đất
Năm 2012, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên là 45.524,44 ha, chiếm 12,8% diện tích đất tự nhiên cả Tỉnh. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 38.200,5 ha,chiếm 83,91 % diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp là 4.987,67 ha, chiếm 10,96 % diện tích tự nhiên, - Đất chưa sử dụng: 2.380,02 ha, chiếm 5,13% diện tích đất tự nhiên.
Hình 4.2. Tỷ lệ % của các loại đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
-Tài nguyên nước
Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn đều có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế, mùa mưa thường gây lũ, mùa khô lượng nước thấp gây hạn hán. Đây là yếu tố hạn chế
rất lớn đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm.
-Tài nguyên rừng
Năm 2010, toàn huyện có 22.171,53 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Độ che phủ của rừng là 48,84% song phân bố không đồng đều giữa các
khu vực trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao (Hợp
Tiến có độ che phủ đạt 78,81%; Văn Lăng: 66,48%; Cây Thị: 56,93%; và Tân
Long: 56,0%...). Một số địa phương có mật độ che phủ khá thấp (thị trấn Chùa Hang 0,19%; xã Hóa Thượng 0,44%...).
-Tài nguyên khoáng sản
Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành
đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất
đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn.
- Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, bao gồm:
+ Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe 58,8
đến 61,8% được xếp vào chất lượng loại tốt.
+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn – Tiến Sơn – Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh lộ 269 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1-3 triệu tấn. Tổng trữ lượng quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn.
+ Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố
không tập trung, gồm các điểm mỏ như: Bắc lâu, Sa lung, Mỏ Ba
+ Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía
Bắc của Huyện. Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và hiện đang được khai thác bằng
công nghệ thủ công, cụ thể: tai các xã Cây Thị, Văn Hán, Nam Hoà, Hợp Tiến, Văn Lăng…
+ Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30 vạn tấn.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi...trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9- 65,9%; AL2O3 khoảng 7-8%....Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét, cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng...
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn tạo cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.... -Tài nguyên nhân văn và du lịch
Đồng Hỷ nằm trong (bao gồm cả huyện Võ Nhai) khu khu di tích khảo cổ học Thần Sa, rừng Khuôn Mánh. Đây sẽ là lợi thế của Huyện trong phát triển:
Đồng Hỷ có nhiều di tích lịch sử cách mạng như đền Văn Hán, cụm di tích Phượng Hoàng, đền Linh Sơn, suối Tiên... Bên cạnh đó, Huyện còn có nhiều cảnh quan hấp dẫn, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch
nghỉ dưỡng như Chùa Hang, Hang Dơi, đền Gốc Sấu, đền Long Giàn, đền Hích, rừng Cò, núi Đá Mài...
Với diện tích rừng chiếm tới gần 50% diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi đểĐồng Hỷ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Nhân dân Đồng Hỷ có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Xưa kia, nhân dân địa phương đã biết đào mương, đắp phai, đập, làm con nước để đảm bảo việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng, biết chế tạo các loại cày, cuốc, liềm, hái, các loại súng, nỏ… Trình độ
thẩm mỹ thể hiện rõ nét trong nghệ thuật kiến trúc các đền, chùa như: Chùa Hang, đền Gốc Sấu, đền Long Giàn, đền Hích...