Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp quản lý. (Trang 50)

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh y tế cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải của bệnh viện;

- Thực hiện việc hoàn thiện và cải tạo công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm, tránh sử dụng nhiều các nguyên liệu và hóa chất độc hại;

- Cùng với những giải pháp trên, bệnh viện cũng thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong khuôn viên bệnh viện, ngăn chặn sự lan truyền, phát triển chủng loại vi sinh vật và côn trùng có hại. Đó là các chương trình trồng cây xanh, khử trùng, diệt muỗi, diệt côn trùng… Khử trùng các buồng bệnh, khu vệ sinh, hành lang… được thực hiện hàng ngày tại bệnh viện do tổ lao công đảm nhiệm.

- Các bệnh viện, Trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện sẽ xây dựng các sổ

tay, hướng dẫn quản lý chất thải của riêng bệnh viện và tập huấn cho nhân viên y tế về các vấn đề an toàn lao động, cung cấp nguồn lực để mua sắm đủ

phương tiện phòng hộ cá nhân cho các nhân viên tham gia vào thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế. Đào tạo về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong hậu cần nội bộđược lồng ghép vào trong các lớp tập huấn cơ bản dành cho nhân viên hỗ trợ.

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông để tăng cường nhận thức trong cộng đồng tập trung vào tầm quan trọng của quản lý và giảm thiểu chất thải y tế, phổ biến rộng rãi chính sách và thực hành tốt.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường và giữ gìn vệ

sinh chung đối với tất cả bệnh nhân trong bệnh viện.

Để thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế và làm tốt công tác quản lý chất thải bệnh viện, bên cạnh yếu tố về công nghệ và các điều kiện về cơ sở

vật chất thì yếu tố con người rất quan trọng. Cho dù hệ thống xử lý chất thải có hiện đại nhưng cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng không nhận thức đầy

đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải và không có kiến thức về

chất thải y tế và nhận thức về tác hại của chất thải y tế thì hệ thống đó sẽ hoạt

động không hiệu quả. Sự hiểu biết đầy đủ của nhân viên y tế và các vệ sinh viện sẽ giúp họ có những kiến thức kỹ năng thực hành đúng quy định về vệ

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình điều tra, quan sát, thu thập thông tin đã rút ra kết luận về

thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Ngân Sơn như sau:

- Công tác quản lí thu gom xử lí chất thải y tế được bệnh viện hết sức quan tâm,kiểm tra, giám sát thực hiện đúng quy trình. lãnh đạo bệnh viện đã kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn thể nhân viên thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về quản lý chất thải rắn Y tế theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ y tế ban hành.Đảm bảo sự an toàn trong công tác quản lý chất thải Rắn Y tế, khắc phục sự cố và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân .

- Thu gom chất thải y tế được thực hiện hàng ngày được các y công thực hiện đầy đủ.bệnh viện có đủ các thùng rác, xe đẩy,túi đựng rác đảm bảo cho việc thu gom chất thải. tuy nhiên việc phân loại chất thải tại nguồn đôi khi còn bị nhầm lẫn trong việc phân loại rác thải,nên có nhiều khi chất thải chưa được xử lí triệt để.

- Về các chất thải rắn y tế phát sinh tại bệnh viện có thể xếp vào 2 loại là chất thải rắn thông thường và chất thải hóa học nguy hại.

+đối với các chất thải rắn thông thường : tổng lượng thải trung bình là 4 kg/ ngày các chất này chủ yếu được xe thu gom rác vận chuyển đi xử lí bằng cách đốt hoặc chôn lấp.

+Đối với các chất thải hóa học nguy hại: tổng lượng thải trung bình ngày là 0.5 kg/ ngày .đa số các chất này đều được phân loại tại nguồn, cho vào túi nilon thích hợp sau đó mới được chuyển về khu tập kết rác và áp dụng biện pháp xử lý hiệu quả, phù hợp với quy định về xử lí chất thải nguy hại.

- Bệnh viện chưa được đầu tư để xây dựng hệ thống xử lí nước thải và lò đốt rác đúng tiêu chuẩn nên còn nhiều khó khăn trong khâu xử lí nhiều chất thải nguy hại.

-Các nhân viên môi trường đa số là nhân viên kiêm nghiệm, ko đúng chuyên môn nên còn lúng túng trong khâu phân loại và quản lí chất thải.

5.2. Kiến nghị

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về công tác quản lý chất thải và hệ thống xử lý chất thải.

- Tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn về quản lý chất thải y tế cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường tại địa phương và các cơ sở y tế.

- Hỗ trợ kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại tại bệnh viện huyện Ngân Sơn (lò đốt chất thải rắn và hệ thống xử lý nước thải).

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng trong việc đề ra các chủ

trương, đường lối trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường.

- HĐND tỉnh và HĐND các cấp tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ quan quản lý cần lập các dự án xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và chất thải y tế tại các bệnh viện. Chỉ đạo các bệnh viện đã

được đầu tư hệ thống xử lý nước thải phải vận hành đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống. Xem xét việc phân bổ và sử

dụng kinh phí xử lý chất thải y tế tại bệnh viện, đảm bảo cân đối và phù hợp với thực tế tại bệnh viện.

- Đối với lãnh đạo bệnh viện cần tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy

định của Luật bảo vệ môi trường. Kịp thời phản ánh, đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc về công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường

đến các cơ quan chức năng.

- Sở Tài nguyện và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề quản lý chất thải y tế, bảo vệ

môi trường trong bệnh viện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, y bác sỹ và cộng đồng trong công việc bảo vệ môi trường cơ sở y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế - vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi trường (9), Hà Nội.

2. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2008), Tài liệu hướng dẫn về

quản lý chất thải rắn vệ sinh môi trường, Thái Nguyên.

3. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2009), Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Thái Nguyên.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Luật bảo vệ môi trường

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về

tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường", Hà Nội

8. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2006), Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006 , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 81-83.

12. Bộ Y tế (2008), "Quy chế quản lý chất thải y tế" Quyết định số 43/2007/QĐ-

BYT/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2009), "Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015" Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009, Bộ Y tế, Hà Nội. 14. Bộ Y tế (2009), Vệ sinh môi trường Dịch tễ (tập I), Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội.

15. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2012), Niên gián thống kê tỉnh Bắc Kạn 2011

16. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS

(2003), "Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp", Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, Hà Nội.

17. Nguyễn Huy Nga (2004), "Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam" , Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn (2012), báo cáo điều tra thống kê tình hình xử lý chất thải y tế phục vụ công tác bảo vệ môi trường tỉnh,

Bắc Kạn.

19. Hoàng Xuân Thức (2001), “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học AEROTEN tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Ni.

20. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2004), "Lò đốt chất thải rắn y tế

- Yêu cầu kỹ thuật", Tiêu chuẩn Việt Nam, Hà Nội.

21. Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

22. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình sau đại học môn Vệ

sinh môi trường, Thái Nguyên.

23. Viện công nghệ môi trường (2002), Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện,

Hà Nội. 24 http://nganson.backan.gov.vn/ 25. http://choray.vn/quitrinhkiemsoat/Data/chuong17.html 26. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-hien-trang-va-bien-phap-thu- gom-xu-ly-chat-thai-ran-tai-mot-so-benh-vien-tren-dia-ban-tinh-gia- lai-9176/ 27. http://luanvan.net.vn/luan-van/quan-ly-rac-thai-y-te-7144/

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp quản lý. (Trang 50)