Từ kết quả giải phẫu về:
- Hướng đi của gân MD tử chỏm xương mác đến sau mắt cá ngoài - Gân MD nằm sau và nông hơn gân mác ngắn đoạn sau mắt cá ngoài - Gân MD không có thần kinh nào đi sát hay bắt ngang qua.
- Gân MD đoạn cẳng chân không có trẽ bám phụ nào đoạn cẳng chân. Chúng tôi thực nghiệm kỹ thuật lấy gân MD trên 30 chi cắt cụt
4.2.1. Hiệu quả khi lấy gân MD
Toàn bộ gân MD lấy được cho chất lượng tốt 100% (bảng 3.3). Trong khi đó nghiên cứu về hiệu quả lấy gân cơ thon- bán gân của tác giả Cao Bá Hưởng là 90%.
Chiều dài gân MD lấy được trung bình 28,1 ± 2,35, ngắn nhất 22 cm. Chiều dài này chập đôi lớn hơn 10cm (bảng 3.4). Với chiều dài này gân MD đủ đáp ứng về mặt chiều dài cho mảnh ghép tái tạo DCCT.
Nghiên cứu của Đỗ Phước Hùng (2008) trên 15 mẫu xác ướp formol cho thấy chiều dài trung bình của gân MD (không kể đoạn ở gan chân) khoảng 20,5 cm. chiều dài này ngắn hơn so với chiều dài của phần gân lấy ra được từ chi cắt cụt của chúng tôi. Điều này có thể lý giải là phần gân lẫn trong cơ trên xác ướp formol không xác định được, trong khi đó dùng dụng cụ lấy gân trên phần chi cắt cụt trong nghiên cứu của chúng tôi lấy luôn phần gân lẫn trong cơ nên cho kết quả chiều dài gân dài hơn.
Trong khi đó nghiên cứu của tác giả Jinzhong Zhao (2012) tiến hành nghiên cứu cơ sinh học và ứng dụng lâm sàng của nửa trước gân MD như nguồn ghép tự thân. Trong nghiên cứu này chiều dài hữu dụng của 1/2 trước
gân MD là 23,7 ± 1,4 cm, so với gân cơ thon là 28,4 ± 1,3 cm và gân cơ bán gân là 24,8 ± 0,9 cm [85]. Chiều dài gân MD trong nghiên cứu này tương đối ngắn vì tác giả chỉ lấy đoạn từ cổ chân đến phần gân còn một nửa đường kính đoạn cổ chân.
4.2.2. Phạm vi an toàn khi lấy gân
Khoảng cách từ đầu cây lấy gân đến nhánh thần kinh mác sâu:
Khoảng cách trung bình từ gân đến thần kinh là 64,3 ± 14,47 (mm) (bảng 3.5).
Khoảng cách từ đầu dụng cụ lấy gân vừa ngưng lại khi lấy được gân ra được tính là khoảng cách từ đầu gân đến nhánh thần kinh mác sâu. Khoảng cách ngắn nhất là 40 mm và xa nhất là 92 mm. Khoảng cách này tương đối an toàn nếu ta không vô tình đẩy dụng cụ lấy gân đi quá xa.
Tổn thương thần kinh mạch máu xung quanh:
Sau khi lấy gân MD, rạch da dọc mặt ngoài cẳng chân từ mắt cá ngoài đến chỏm mác để xác định tổn thương thần kinh bì bắp chân, thần kinh mác nông, mác sâu và mạch máu hay những cấu trúc lân cận. Kết quả cho thấy không tổn thương thần kinh, mạch máu nào xung quanh (hình 3.6).
Kết quả trên cho thấy lấy gân MD không làm tổn thương cấu trúc thần kinh, mạch máu xung quanh. Điều này cho thấy tính an toàn khi lấy gân MD
Jinzhong Zhao (2012) nghiên cứu cơ sinh học và ứng dụng lâm sàng của nửa trước gân MD như nguồn ghép tự thân. Tác giả đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng nửa trước gân MD như nguồn ghép tự thân, đánh giá lực tải đứt gân, và so sánh với gân cơ thon và bán gân. Sau đó thực hiện nghiên cứu việc lấy ghép cho thấy nó an toàn và hiệu quả không. Khoảng cách giữa dụng cụ lấy gân và thần kinh mác được đánh giá suốt quá trình lấy
ghép. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lấy gân khoảng cách giữa đầu dụng cụ tuốt gân và điểm phân nhánh thần kinh mác chung thành mác sâu là 4,6 – 10,4 cm. Với 100 trường hợp tái tạo dây chằng vùng gối lấy 1/2 trước gân MD với thời gian lấy gân 5 phút và không có trường hợp nào đứt gân hay tổn thương thần kinh mác sâu [85].