Kết quả nghiên cứu giải phẫu trên 30 cẳng chân (15 xác ướp formol)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài - ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước (FULL TEXT) (Trang 72 - 84)

ƣớp formol)

3.1.1. Chiều dài gân

Chiều dài gân được đo từ trên mắt cá ngoài 1 cm đến khi không còn gân trên bề mặt.

Bảng 3.1. Mô tả chiều dài gân (n=30)

Trung bình (cm) Giá trị p Trái 27,86 ± 2,59 0,81 Phải 28 ± 2,88 Nhận xét:

- Không có sự khác biệt về chiều dài gân giữa bên trái và bên phải.

3.1.2. Đại thể

Hình dáng: cơ bám từ dỉnh, 1/3 trên xương mác xuống biến dần thành gân.

Đường đi: gân cơ MD hướng từ sau mắt cá ngoài đến chỏm xương mác, khoảng 1/3 giữa cơ chuyển dần thành gân đến trên mắt cá ngoài toàn bộ là gân (hình 3.1).

Trẽ bám phụ: không có trẽ bám phụ nào trên toàn bộ gân đoạn cẳng chân.

3.1.3. Liên quan các mốc giải phẫu

Mác ngắn: gân cơ MD nằm nông hơn gân cơ mác ngắn. Đoạn trên mắt cá ngoài và sau mắt cá ngoài, gân MD nằm nông hơn gân mác ngắn (hình 3.2).

Hình 3.2: Gân MD liên quan gân mác ngắn và thần kinh bì bắp chân đoạn sau và trên mắt cá ngoài

Mạc giữ gân mác nằm sau mắt cá ngoài (hình 3.3)

Thần kinh bắp chân ngoài: đoạn trên mắt cá ngoài 1,5 cm, gân MD nằm cách thần kinh bì bắp chân khoảng 2  0,2 cm, đoạn trên mắt cá ngoài 11,5 cm gân MD năm cách thần kinh bì bắp chân 4  0,2 cm. Như vậy, hướng từ mắt cá ngoài về phía chỏm mác, thần kinh bì bắp chân càng xa dần gân MD nên nguy cơ tổn thương thần kinh này khi lấy gân hầu như không xảy ra.

Hình 3.3. Gân MD liên quan gân mác ngắn và thần kinh bì bắp chân đoạn sau và trên mắt cá ngoài và mạc giữ gân mác

Thần kinh mác nông: thần kinh mác chung sau khi vòng qua chỏm xương mác thi chia thành thần kinh mác nâng và mác sâu. Thần kinh mác nông đi giữa phần cơ MD và mác ngắn cho nhánh chi phối cơ này, thần kinh xuống dưới ra trước xuyên qua lớp cân nông. Thần kinh hoàn toàn không bắt ngang trực tiếp với phần gân MD (hình 3.4).

Hình 3.4: Gân MD liên quan với thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu

Thần kinh mác sâu: sau khi tách khỏi thần kinh mác chung gần như vuông góc với trục với hướng đi của gân MD. Do đó, dụng cụ lấy gân hướng lên trên nếu đi quá xa vẫn có thể có nguy cơ tổn thương nhánh thần kinh này (hình 3.4).

Khoảng cách từ gân đến nhánh dây thần kinh mác sâu

Khoảng cách này được xác định từ vị trí tận cùng của gân đến nhánh thần kinh.

Bảng 3.2. Mô tả khoảng cách từ gân đến nhánh dây thần kinh mác sâu (n=30)

Trung bình (mm) Giá trị p

Trái 62,6 ± 16,0

0,45

Phải 58,27 ± 12,78

Nhận xét:

- Không có sự khác biệt về khoảng cách từ gân đến dây thần kinh giữa 2 chân

- Nhánh thần kinh mác sâu cách vị trí gân còn thấy được trên bề mặt từ 58,27 ± 12,78 (mm) đến 62,6 ± 16,0 (mm).

3.2. PHẠM VI AN TOÀN, HIỆU QUẢ KHI LẤY GÂN MD 3.2.1. Hiệu quả khi lấy gân MD

Chất lƣợng gân sau khi lấy

Bảng 3.3. Chất lượng gân (n=30)

Tốt Trung bình Xấu

30 0 0

100% 0% 0%

Nhận xét: Bảng trên cho thấy: 100% trường hợp hoàn toàn không bị tổn thương khi lấy.

Chiều dài gân

Bảng 3.4. Chiều dài của gân (n=30)

Trung bình (cm) Nhỏ nhất Lớn nhất

MD 28,1 ± 2,35 22 33

Từ kết quả trên cho thấy gân MD lấy không bị tổn thương cấu trúc trên đại thể. Chiều dài gân MD lấy được trung bình 28,1 ± 2,35, ngắn nhất 22 cm. chiều dài này chập đôi lớn hơn 10cm. Với chiều dài này gân MD đủ đáp ứng về mặt chiều dài cho mảnh ghép tái tạo DCCT.

3.2.2 Phạm vi an toàn khi lấy gân

Khoảng cách từ đầu cây lấy gân đến nhánh thần kinh mác sâu:

Bảng 3.5. Khoảng cách từ gân đến nhánh thần kinh mác sâu (n=30)

Trung bình (mm) Nhỏ nhất Lớn nhất

Khoảng cách 64,3 ± 14,47 40 92

Nhận xét:

Khoảng cách trung bình từ gân đến thần kinh là 64,3 ± 14,47 (mm). Khoảng cách từ đầu dụng cụ lấy gân vừa ngưng lại khi lấy gân ra được tính là khoảng cách từ đầu gân đến nhánh thần kinh mác sâu. Khoảng cách ngắn nhất là 40 mm và xa nhất là 92 mm. Khoảng cách này tương đối an toàn nếu ta không vô tình đẩy dụng cụ lấy gân đi quá xa.

Tổn thƣơng thần kinh mạch máu xung quanh:

Sau khi lấy gân MD, rạch da dọc mặt ngoài cẳng chân từ mắt cá ngoài đến chỏm mác để xác định tổn thương thần kinh bì bắp chân, thần kinh mác nông, mác sâu và mạch máu hay những cấu trúc lân cận. Kết quả cho thấy không tổn thương thần kinh, mạch máu nào xung quanh (hình 3.5).

Hình 3.5: Mặt ngoài cẳng chân sau khi lấy gân MD

Hình 3.6: Thần kinh mác nông, bì bắp chân không tổn thương sau lấy gân MD Kết quả trên cho thấy lấy gân MD không làm tổn thương cấu trúc thần kinh, mạch máu xung quanh cho thấy tính an toàn khi lấy gân MD.

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CƠ HỌC GÂN MD CHẬP ĐÔI, SO SÁNH VỚI 4 DẢI GÂN CƠ THON - BÁN GÂN TRÊN 30 CHI CẮT CỤT

30 bệnh nhân này nằm nhóm sau trong danh sách 192 bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy.

3.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Bảng 3.6. Phân bố theo giới tính và tuổi (n=30)

Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 21 70

Nữ 9 30

Tuổi 62 ± 18,16 Min: 1, Max: 86

Nhận xét:

- Tỷ lệ nam trong mẫu phần chi cắt cụt chiếm đa số: 70%.

- Tuổi trung bình của mẫu là 62 tuổi, độ lệch chuẩn là 18,16 tuổi.

- Tuổi trung bình này khá cao so với tuổi cần tái tạo DCCT khi có tổn thương.

3.3.2. Chiều dài gân MD (MD), gân cơ thon và bán gân (HS)

Chiều dài gân MD tính từ vị trí lấy gân đến khi gân còn lại sau khi bỏ hết phần cơ bám trên gân.

Chiều dài gân HS tính chung được tính bằng chiều dài của gân cơ thon (dài hơn gân cơ bán gân).

Bảng 3.7. Chiều dài của gân (n=30)

Trung bình (cm) Min (cm) Max (cm) Giá trị p

MD 28,1 ± 2,35 22 33

< 0,001

HS 23,43 ± 2,47 18 28

Nhận xét: Có sự khác biệt về chiều dài giữa gân MD và HS. Chiều dài trung bình của gân MD (28,1 cm) dài hơn so với chiều dài trung bình của gân HS (23,43 cm) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,001.

3.3.3. Chiều dài của gân MD và gân cơ thon và bán gân phân theo giới tính

Bảng 3.8. So sánh chiều dài của gân MD và gân cơ thon, bán gân theo giới tính (n=30) Trung bình Giá trị p MD HS Nam (n=21) 27,9 ± 2,56 23,52 ± 2,69 <0,001 Nữ (n=9) 28,55 ± 1,81 23,22 ± 1,98 <0,001 Nhận xét:

Sự khác biệt về chiều dài gân MD và HS. Gân MD dài hơn gân HS ở riêng mỗi giới có ý nghĩa thống kê.

3.3.4. Kích thƣớc chập đôi của gân MD và 4 dải gân cơ thon và bán gân

Đường kính chập đôi được tính bằng cách chập đôi đoạn gân 20 cm và đo gân qua các ống trụ có đường kính tăng dần mỗi 0,5 mm.

Bảng 3.9. So sánh đường kính chập đôi của gân MD và gân cơ thon và bán gân (n=30)

Trung bình (mm) Giá trị p

MD 7,27 ± 0,34

<0,001

HS 6,57 ± 0,31

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính trung bình giữa gân MD và gân cơ thon và bán gân với p<0,001. Gân MD có đường kính chập đôi lớn hơn so với 4 dải gân cơ thon và bán gân.

Kết quả chiều dài và đường kính chập đôi gân MD cho thấy gân này đáp ứng về mặt kích thước cho mảnh ghép tái tạo DCCT.

3.3.5. So sánh lực phá hủy tối đa (N) của 2 dải gân MD và 4 dải gân cơ thon và bán gân

Lực phá hủy tối đa là lực tác dụng gây đứt gân. So sánh lực phá hủy này giữa 2 gân ta có bảng kết quả sau:

Bảng 3.10. So sánh lực phá hủy tối đa (N) của gân MD và gân HS

(n=30) Trung bình (N) Giá trị p

MD 1238,33 ± 217,53

0,0008

HS 1125,33 ± 155,27

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lực kéo tối đa giữa 2 dải gân MD và 4 dải gân cơ thon và bán gân với p=0,0008. Gân MD có khả năng chịu lực phá hủy lớn hơn gân cơ thon và bán gân.

3.2.6. So sánh sự thay đổi chiều dài của 2 dải gân MD và 4 dải gân cơ thon và bán gân

Tác dụng lực kéo tăng dần lên gân, chiều dài gân bị kéo dãn ngay trước khi đứt so với chiều dài gân ban đầu chính là sự thay đổi chiều dài của gân.

Bảng 3.11. So sánh thay đổi chiều dài (mm) của gân MD và gân HS

(n=30) Trung bình (mm) Giá trị p

MD 14,43 ± 2,47

0,5055

HS 14,77 ± 2,08

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thay đổi chiều dài giữa gân MD và gân cơ thon và bán gân. Chiều dài gân bị kéo dãn trước khi đứt ở 2 nhóm gân này tương đương nhau.

3.3.6. So sánh module đàn hồi gân MD và gân cơ thon và bán gân

Module đàn hồi của gân là biến định lượng, đặc trưng bằng độ lớn của lực tác dụng lên gân, mà tại đó gân bắt đầu dãn. So sánh module đàn hồi giữa 2 gân ta được két quả sau:

Bảng 3.12. So sánh module đàn hồi gân MD và gân HS (n=30)

Trung bình (MPa) Giá trị p

MD 327 ± 82

0,0069

HS 324 ± 80

Nhận xét:

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về module đàn hồi, giữa gân MD và gân HS với p=0,0069. Module đàn hồi của 2 nhóm gân này tương đương nhau.

Kết quả trên cho thấy gân MD đủ sức mạnh về mặt cơ học cho một mảnh ghép tái tạo DCCT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài - ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước (FULL TEXT) (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)