Một số giải pháp kiến nghị

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cán bộ công chức trong tiến trình cải cách hành chính (Trang 63)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp kiến nghị

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng Cán bộ, công chức

Cần có một cơ chế rõ ràng cho công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. Đây là khâu rất quan trọng - nguồn hình thành nguồn CBCC. Bởi lẻ, nếu có nguồn tốt thì sẻ góp phần quan trọng hình thành đội ngũ CBCC có chất lượng. Có thể thực hiện đồng thời các giải pháp sau:

 Quy định rõ ràng các tiêu chuẩn tuyển dụng và phương thức tuyển dụng. Khi đã có tiêu chuẩn rõ ràng sẽ tránh được trường hợp thân quen, không đủ tiêu chuẩn cũng được tuyển dụng để rồi đưa đi đào tạo sau. Cuối cùng, việc tuyển dụng lại trở thành hình thức phát sinh tiêu cực. Việc tuyển dụng cho dù bằng hình thức nào cũng phải được công khai, rõ ràng và phải áp dụng như nhau cho mọi đối tượng tham gia tuyển dụng.

 Kết hợp cả hai phương thức tuyển dụng: thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, chỉ nên kết hợp mặt ưu việt của hai phương thức này bởi mỗi phương thức có ưu điểm riêng (đã trình bày ở phần trên). Thi tuyển sẻ chọn được người thực sự giỏi;

16

Lưu Kiếm Thanh, Về đạo đức công vụ trong Luật Công vụ, Tạp chí quản lý Nhà nước số 147, tr7, năm 2008.

xét tuyển sẽ chọn được người phù hợp với công việc cần tuyển dụng. Do đó, khi kết hợp cả hai phương thức này sẻ tuyển được người thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng công tác tuyển dụng. Khi thi tuyển, đề thi phải thật sát với chuyên môn của công việc cần tuyển dụng. Khi xét tuyển phải có những tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ vân hóa, lý luận,… đối với vị trí cần tuyển dụng.

 Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn công việc, hạn chế việc tuyển dụng theo chủ trương chung. Chúng ta thấy rằng, cùng một cấp cơ quan nhưng ở các địa phương khác nhau có thể nhu cầu không giống nhau, hoặc cùng một vị trí nhưng ở cơ quan khác nhau nhu cầu cũng khác nhau. Do đó, cần xem xét nhu cầu thực tế, thiếu vị trí nào tuyển vị trí đó, cần người như thế nào thì tuyển như vậy; vị trí nào thật sự cần thiết thì ưu tiên tuyển trước. Không nên có tư tưởng tuyển trước đào tạo sau mà phải tuyển người thật sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc và vị trí cần tuyển dụng.

3.2.2. Nâng cao trình độ Cán bộ, công chức

Trình độ CBCC cũng là một nhân tố quyết định đến chất lượng CBCC. Trong tiến trình hội nhập và phát triển, trình độ CBCC càng tỏ ra quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẻ, có trình độ thì con người mới có khả năng tiếp thu tốt tinh hoa của nhân loại, tiếp thu được thành tựu của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ. CBCC cũng không ngoại lệ. Trình độ nói ở đây gồm cả trình độ về lý luận chính trị và trình độ văn hóa.

Giáo dục tư tưởng chính trị

Nâng cao công tác giáo dục tư tưởng cho CBCC, làm cho mỗi CBCC hiểu rõ Đảng ta là Đảng lãnh đạo sáng suốt và duy nhất; là Đảng của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà nước chỉ có một mục đích duy nhất đó là mang lại hòa bình, no ấm và hạnh phúc cho nhân dân; làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. CBCC của Đảng, của Nhà nước phải nhận thức được rằng, phục vụ nhân dân cũng chính là phục vụ cho đất nước và đó là nhiệm vụ thiêng liêng nhất.

Vận động học tập Chủ nghĩa Mac-Lenin; sống, lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần làm cho CBCC hiểu rõ, con đường mà Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã chọn là con đường đi lên XHCN và đó là con đường duy nhất; chỉ có đi lên XHCN mới là con đường đúng đắn nhất, con đường mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân; tất cả chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phải được xây dựng trên cơ sở đó.

Giáo dục cho mỗi CBCC hiểu rõ, Nhà nước ta là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”17, là Nhà nước của toàn thể dân tộc Việt Nam; phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên hàng đầu; CBCC phải tận tâm phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Mỗi CBCC phải hiểu rõ, phục vụ Đảng, Nhà nước, phục vụ nhân dân là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất.

Trước xu thế hội nhập và phát triển đã tạo ra cho đất nước ta nói chung và nền hành chính nói riêng muôn vàng những thời cơ và thách thức, thách thức lớn nhất là sự chống phá, xuyên tạc, dụ dỗ của các thế lực thù địch. Do đó, nếu không có một bản lĩnh chính trị vững vàng, một niềm tin vững chắc vào chế độ, vào Đảng, Nhà nước và nhân dân thì đội ngũ CBCC khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bởi thế, việc nâng cao tư tưởng, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC trong giai đoạn hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ

Xây dựng kế hoạch tổng thể thống kê lại toàn bộ trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của CBCC của cả nước. Trên cơ sở đó, từng địa phương sẻ lập kế hoạch cụ thể để đánh giá lại trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của CBCC địa phương mình. Từ đó có kế hoạch đòa tạo, bồi dưỡng cụ thể, ai yếu kém về văn hóa thì đưa đi bồi dưỡng văn hóa; ai yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ thì bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng trình độ CBCC, kịp thời loại khỏi bộ máy những CBCC không đủ năng lực, không có trình độ hoặc bố trí công tác khác phù hợp hơn. Sau khi sắp xếp lại bộ máy, vị trí nào thiếu hụt thì tuyển dụng. Tuy nhiên, khi tuyển dụng cũng cần chú ý: vị trí nào bức xúc nhất thì ưu tiên tuyển trước để tránh tồn động công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Quan tâm hơn nữa trình độ của CBCC cấp cơ sở. Đây là cấp rất quan trọng nhưng chưa được đánh giá một cách đúng mức. Theo đánh giá chung, CBCC cấp này có trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ còn khá thấp. Hầu hết là làm lâu năm, người có công; thường chưa qua đào tạo hoặc đào tạo qua loa, tỉ lệ đạt chuẩn còn khá thấp. Cần có chính sách thu hút những người trẻ, lực lượng sinh viên mới ra trường, những người tài về cơ sở như hỗ trợ nhà ở, các khoản phụ cấp, phương tiện đi lại,… để họ yên tâm công tác; đào tạo lại một phần lực lượng CBCC ở cơ sở nhất

17

là những chức danh chủ chốt; hoặc đưa những CBCC có kinh nghiệm của tuyến trên về cơ sở để làm nhiệm vụ tham mưu, hoạch định chính sách cho cấp cơ sở.

Nếu làm tốt được những việc nêu trên, chúng ta sẻ tạo ra được một đội ngũ CBCC có lý luận vững vàng; có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ đủ tầm, đáp ứng được nhu cầu của công cuộc CCHC và hiện đại hóa đất nước. Đây là công việc hết sức khó khăn, cần phải có một kế hoạch thật hiệu quả, sự quyết tâm và nhất trí của các cấp, các ngành có liên quan, nhất là sự kiên quyết của đội ngũ CBCC.

3.2.3. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Cán bộ, công chức

Tinh thần trách nhiệm cũng là nhân tố rất quan trọng để CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ, là căn cứ để đánh giá chất lượng của đội ngũ CBCC. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBCC, chúng ta có thể làm ngay những việc sau:

 Một là, tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm cho CBCC.

Trước hết, cần làm cho CBCC nhận thức một cách sâu sắc rằng, Đảng ta là Đảng cầm quyền; việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng thành công XHCN và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cần làm cho CBCC quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thái độ, trách nhiệm của Đảng, Chính phủ nói chung và của người cán bộ cách mạng nói riêng đối với nhân dân. Đặc biệt, cần chú ý đến tư tưởng sau đây của Người: Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Đảng và Chính phủ là “công bộc”18 của nhân dân; CBCC của Đảng, của Nhà nước cũng là “công bộc” của nhân dân. Vì vậy, trách nhiệm của CBCC trước hết là trách nhiệm đối với nhân dân. Mỗi CBCC trong bộ máy công quyền phải thật thấu hiểu mình là “công bộc” của nhân dân chứ không phải là những “ông quan cách mệnh” đứng trên nhân dân.

 Hai là, xây dựng chế độ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý cán bộ ở các cấp.

Theo đó, nếu CBCC thuộc cơ quan mình quản lý phạm phải những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng mà không được kịp thời phát hiện và xử lý hoặc xử lý không nghiêm thì cơ quan đó cũng phải chịu trách nhiệm, chịu kiểm điểm nghiêm túc về việc thiếu tinh thần trách nhiệm, không làm tròn nhiệm vụ nên đã để xảy ra sai phạm; trước tiên là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.

18

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chế độ trách nhiệm của các cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm tra, tổ chức. Các cơ quan này phải có sự phối hợp chặt chẽ và cộng đồng trách nhiệm trong việc giúp Đảng, chính quyền các cấp làm tốt công tác quản lý CBCC. Nếu CBCC phạm sai lầm trong công tác, gây tổn thất cho Đảng, Chính phủ và nhân dân mà không được kịp thời phát hiện, báo cáo với cơ quan lãnh đạo thì cũng bị xử lý về việc thiếu tinh thần trách nhiệm.

 Ba là, đẩy mạnh việc tự phê bình và phê bình trong tất cả các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Cần làm rõ mỗi CBCC có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của họ và có thái độ xử lý thỏa đáng đối với những người thiếu tinh thần trách nhiệm. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề này. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người viết: “Hiện nay, phong trào tự phê bình và phê bình đang mở rộng ở nhiều nơi. Đó là một bước tiến đáng mừng. Nhưng trong những cuộc kiểm thảo, có một thiếu sót chung và quan trọng là chưa nêu thật rõ tinh thần trách nhiệm”.

Bốn là, xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của mỗi CBCC, nhất là đối

với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Mỗi CBCC cần được giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể với những quyền hạn nhất định. Trên cơ sở đó, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của họ. Nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ thì có nghĩa là họ đã thiếu tinh thần trách nhiệm, chứ không phải thiếu trách nhiệm vì trách nhiệm đã được giao rõ ràng, cụ thể.

Trong các cơ quan hành chính, cần thực hiện chế độ thủ trưởng, nghĩa là cần xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chẳng những phải chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của những cán bộ dưới quyền trong khi thi hành nhiệm vụ19. Điều đó làm cho người thủ trưởng phải đi sâu, kiểm tra thường xuyên công việc của CBCC dưới quyền; kịp thời phát hiện và xử lý những sai lầm, thiếu sót của họ; không để cho tình trạng bê bối, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình mà thủ trưởng không hay biết hoặc phát hiện qúa trễ.

 Năm là, có quy định về chế độ trách nhiệm trong công tác làm báo cáo của cấp dưới đối với cấp trên.

19

Đây là một kênh thông tin quan trọng, giúp cấp trên nghiên cứu, xử lý đúng các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, báo cáo phải theo đúng thời gian quy định. Nội dung báo cáo phải nêu đúng sự thật về kết quả, ưu - khuyết điểm và nguyên nhân; những khó khăn, thuận lợi của cơ quan, đơn vị và các biện pháp giải quyết; những kiến nghị với cấp trên. Người chịu trách nhiệm đối với báo cáo là người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, địa phương. Nếu vì bệnh thành tích mà báo cáo sai sự thật thì người đứng đầu phải bị xử lý nghiêm về việc thiếu tinh thần trách nhiệm. Chúng ta còn thái độ dễ dãi đối với việc làm báo cáo, không xử lý nghiêm những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương về những khuyết điểm trong việc làm báo cáo. Đây cũng là vấn đề đang rất phổ biến không những cơ quan hành chính, đó là căn bệnh thành tích, chạy theo thành tích để tạo thanh thế, tiếng tăm cho cơ quan, đơn vị mình.

Sáu là, xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với

CBCC.

Đây là biện pháp rất quan trọng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCC trong thực thi nhiệm vụ. Về điều này, lâu nay chúng ta đã nói nhiều mà chưa làm hoặc làm chưa có hiệu quả, chưa thể chế hóa nó thành luật pháp với những quy định cụ thể và có tính khả thi. Chúng ta cần quy định rõ các vấn đề sau:

 CBCC làm nhiệm vụ trực tiếp với nhân dân đều phải có phù hiệu ghi rõ họ tên, chức vụ để nhân dân biết và kiểm tra;

 Giải thích công khai, rõ ràng những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về những nghĩa vụ mà nhân dân phải thực hiện, cũng như những quyền lợi mà họ được hưởng;

 Có văn hóa ứng xử đối với nhân dân: thái độ tôn trọng, niềm nở, lịch sự đối với nhân dân; việc gì nhân dân chưa hiểu thì phải vui vẻ, kiên trì giải thích cặn kẽ để họ hiểu, tuyệt đối không được có thái độ cửa quyền, sách nhiễu nhân dân;

 Nếu nhân dân làm chưa đúng những thủ tục cần thiết thì phải hướng dẫn cụ thể để họ làm lại cho đúng. Khi đã có đầy đủ thủ tục thì phải giải quyết dứt điểm cho nhân dân theo đúng thời gian quy định, không để dây dưa, gây khó dễ cho họ;

 Khi nhân dân thấy CBCC có những thiếu sót, khuyết điểm không thể chấp nhận thì họ có quyền kiến nghị với cơ quan lãnh đạo trực tiếp của CBCC đó;

 Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc tiếp thu, xử lý những kiến nghị của nhân dân: phải tiếp thu, xử lý kịp thời và thông báo công khai cho nhân dân biết. Nếu cơ quan, đơn vị không giải quyết, nhân dân có quyền đưa những kiến nghị của mình lên các phương tiện thông tin đại chúng, buộc người đứng đầu cơ quan,

đơn vị phải trả lời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải bị xử lý về thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân nếu cơ quan cấp trên kiểm tra thấy những kiến nghị của họ là đúng. Nếu những kiến nghị của nhân dân không đúng thì phải thông báo công khai cho họ rõ. Có như vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCC và của nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng ý thức rõ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cán bộ công chức trong tiến trình cải cách hành chính (Trang 63)