Hình thức đánh giá

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá kết qủa học tập của học sinh lớp 11 theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn (Trang 31)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3.3.Hình thức đánh giá

Bảo đảm đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá.

- Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hướng tăng cường sử dụng trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra hoá học. Thông thường, tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra 45 phút chiếm từ 30% - 40% về thời lượng và điểm số. Ngoài ra cũng có đề 100% trắc nghiệm khách quan. - Kết hợp cả đánh giá của GV và tự đánh giá của HS tạo điều kiện HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

- Kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết: kết hợp các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 10, 15 phút, kiểm tra 45 phút với kiểm tra cuối học kì và cuối năm.

Chương 2. Thiết kế đề kiểm tra 2.1. Quy trình thiết kế đề kiểm tra

Bước 1: Xác định mục đích bài kiểm tra, đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức và kỹ năng thực hiện trong chương trình và SGK Hóa học.

Bước 2: Xác định các nội dung Hóa học cơ bản cần kiểm tra và mức độ nội dung theo ma trận đề.

Ma trận đề là một bảng gồm 3 cột chính và các hàng (số lượng hàng tùy theo số tiêu chí nội dung). Mỗi hàng cho biết nội dung cơ bản cần kiểm tra. Các cột cho biết mức độ biết, hiểu, vận dụng và loại câu hỏi TNKQ hay tự luận. Cột cuối cùng và hàng cuối cùng cho biết thông tin tổng hợp về đề kiểm tra.

Bảo đảm cân đối số câu hỏi, mức độ và điểm số cho mỗi nội dung theo mỗi hàng phù hợp với tỉ lệ phân phối thời gian tương ứng mà HS đã học. Đảm bảo mức độ nội dung theo cột sao cho: Mức độ biết từ 20 - 30%, mức độ hiểu từ 40 – 50%, mức độ vận dụng ( bao gồm cả mức độ vận dụng cao và thấp ) khoảng 30 – 40%.

Tỉ lệ TNKQ và TL khoảng 3:7 hoặc 4:6, thường thì nên theo tỉ lệ 4:6 về thời lượng và điểm số. Tuy nhiên hiện nay đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi TSĐH môn Hóa Học 100% TNKQ nên có thêm đề 100% TNKQ để học sinh luyện tập.

Thí dụ: Ma trận đề kiểm tra Hóa học, học kỳ 2 lớp 11. Mức độ Nội dung Biết TNKQ TL Hiểu TNKQ TL Vận dụng TNKQ TL Tổng Đại cương, 1(0,5) 9(1,0) 2(1,5)

ankan, anken Ankin 1(0,5) 10(1,0) 11(1,0) 2(2,5) Aren 1(0,5) 10(0,5) 2(1,0) Dẫn xuất halogen 1(0,5) 1(0,5) 11(1,0) 2(2,0) Ancol- Phenol 1(0,5) 1(0,5) 10(0,5) 2(1,5) Anđehit- Xeton 9(1,0) 1(0,5) 1(1,5) Tổng 3(2,0) 4(4,0) 4(4,0) 11(10)

Nếu đề chỉ gồm các câu TNKQ thì bỏ cột tự luận ( TL ) cho phù hợp Bước 3. Thiết kế câu hỏi theo ma trận.

Dựa vào ma trận, xác định cấu trúc khung đề kiểm tra: Đề kiểm tra học kỳ …. Môn : Hóa học

Thời gian làm bài :

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm ) Câu 1 ( điểm ) ……… Câu 8 ( điểm ) ……… Phần 2. Tự luận ( 6 điểm ) Câu 9 ( ….. điểm ) ……… Câu 11 ( ….. điểm ) ………

Nội dung câu TNKQ nên chủ yếu loại có 4 lưa chọn, trong đó chỉ có một phương án chọn đúng.

Nội dung câu hỏi cần rõ ràng, chính xác và nằm trong nội dung đẵ học. Có thể lựa chọn các câu hỏi đã có trong SGK, SBT Hóa học và các tài liệu tham khảo nhưng cần có biến đổi cho phù hợp với yêu cầu, mức độ nội dung. Câu hỏi và bài tập kiểm tra có nội dung gắn với hiện tượng thí nghiệm hóa học, nhận biết các chất, điều chế các chất, nội dung vận dụng, loại bài tập hóa học cơ bản, tổng hợp và gắn với thực tiến.

Giữa bước 2 và bước 3 cũng nên thực hiện linh hoạt, có những chỉnh sửa và hoàn thiện.

Ngoài ra có thể thiết câu hỏi kiểm tra 15 phút và 45 phút đều là các câu trắc nghiệm khách quan ( TNKQ ) theo ma trận đề cũng chỉ gồm các câu TNKQ. Đề 15 phút nên gồm 10 câu, đề 45 phút có thể gồm 20 – 30 câu có mức độ khác nhau.

Bước 4. Thiết kế đáp án và biểu điểm

Khung đáp án cần theo khung của đề và đảm bảo số điểm cho mỗi câu quy định trong đề kiểm tra Hóa học.

Nội dung đáp án cần thể hiện rõ, ngắn gọn, cách làm và kết quả chính xác, số điểm kèm theo.

Điểm số cho mỗi câu, mỗi ý nên là bội số của 0,25 để tiện việc chấm điểm. Thường thì đáp án và biểu điểm cũng tiến hành đồng thời với việc thiết kế câu hỏi.

Sau khi thiết kế đề, đáp án và biểu điểm cần xem xét lại bằng cách so sánh với ma trận đã được thiết lập để hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp thống nhất giữa đề và ma trận.

2.2. Các đề kiểm tra cụ thể.

đề kiểm tra ngắn

Bài 33. Ankan : Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp

Mục tiêu 1. Kiến thức:

Biết được: - Định nghĩa ankan.

- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Hiểu được: Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của phân tử ankan.

2. Kĩ năng: - Viết công thức cấu tạo

- Gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. Đề 1

Câu 1. Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai? A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan. C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan. Câu 2. Hai chất 2-metylpropan và butan khác nhau về điểm nào sau đây?

A. Công thức cấu tạo B. Công thức phân tử C. số nguyên tử cacbon D. Số liên kết cộng hóa trị Câu 3. Công thức cấu tạo thu gọn nào sau đây là của gốc isopropyl?

A. CH3- CH2- CH2- C. CH3- (CH2)2- CH2- B. - CH(CH3) - CH3 D. CH3- CH2-

Bài 34. Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí Mục tiêu

1. Kiến thức:

Biết được: - Định nghĩa, tính chất vật lí Hiểu được: - Đặc điểm cấu trúc phân tử.

2. Kĩ năng: Rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử.

Đề 3

Câu 1. Trong số các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. Butan C. Metan

B. Etan D. Propan Câu 2. Hãy chỉ ra ý sai.

Cấu trúc phân tử của các ankan đều tương tự nhau, cụ thể là A. Các nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp3.

B. Mỗi nguyên tử cacbon nằm ở tâm của hình tứ diện mà mỗi đỉnh đều là các nguyên tử C hoặc H.

C. Các liên kết giữa nguyên tử C với các nguyên tử nguyên tố khác đều là liên kết  .

D. Các góc liên kết đều gần bằng 1090

5’.

Câu 3. Không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì

A. Xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi lên trên và tiếp tục cháy.

B. Xăng, dầu tan trong nước và nhẹ hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy. C. Xăng, dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy. D. Xăng, dầu không tan trong nước, hơi nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.

Bài 35. Akan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng Mục tiêu

1. Kiến thức:

Biết được: Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của ankan

Hiểu được: - Tính chất hóa học của ankan: phản ứng thế, tách, oxi hóa. - Cơ chế phản ứng thế halogen vào phân tử ankan.

Đề 5

Câu 1. ở nhiệt độ thường, các ankan tương đối trơ về mặt hóa học vì trong phân tử gồm

A. Các liên kết xichma C- C và C- H bền vững.

B. Liên kết xichma tạo bởi sự xen phủ bên giữa các obitan lai hóa nên rất bền.

C. Liên kết C- C bền còn liên kết C- H kém bền.

D. Liên kết C- H bền còn liên kết C- C kém bền do tạo bởi sự xen phủ bên giữa 2 obitan p.

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ khí metan theo cách nào sau đây?

A. Nung natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút. B. Phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ.

C. Tổng hợp từ C và H.. D. Cracking n-hexan.

Câu 3. Khi có ánh sáng, propan phản ứng với các halogen nào sau đây tạo thành dẫn xuất halogen?

A. Cl2, F2 C. Cl2, I2 B. Cl2, Br2 D. F2, Br2.

Bài 36. Xicloankan Mục tiêu

1. Kiến thức:

Biết được: - Định nghĩa xicloankan.

- Đồng phân, danh pháp của 1 số monoxicloankan Hiểu được: Cấu trúc phân tử, và tính chất hóa học cua xicloankan.

2. Kĩ năng: - Viết công thức cấu tạo, gọi tên một số xicloankan. - Viết các phương trình phản ứng hóa học.

Đề 7

Câu 1. Tên gọi nào dưới đây ứng với công thức cấu tạo:

C2H5 H3C CH3 A. 1- etyl- 4,5- đimetylxiclohexan. B. 1- etyl- 3,4- đimetylxiclohexan. C. 1,2- đimetyl- 4- etylxiclohexan. D. 4- etyl-1,2- đimetylxiclohexan.

Câu 2. Chất hữu cơ X ở trạng thái khí, có phản ứng với hiđro, với dung dịch Br2, với axit. Tên của X là

A.Xiclobutan. C. Xiclopentan.

B.Xiclohexan. D. Xiclopropan.

Câu 3. Câu phát biểu nào sau đây sai?

A. Xicloankan là những hiđrocacbon no mạch vòng. B. Monoxicloankan có công thức chung là CnH2n (n3). C. Giống như ankan, các xicloankan khi cháy đều tỏa nhiệt.

D. Các xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.

Bài 37. Luyện tập ankan và xicloankan Mục tiêu

1. Kiến thức:

Biết được: Cấu trúc, danh pháp ankan và xicloankan Hiểu được:

- Sự tương tự và sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng giữa ankan với xicloankan.

- Viết các phương trình phản ứng hóa học. - Gọi tên ankan và xicloankan.

Đề 9

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả ankan và xicloankan đều không tham gia phản ứng cộng. B. Tất cả ankan và xicloankan đều có thể tham gia phản ứng cộng.

C. Tất cả ankan không tham gia phản ứng cộng nhưng một số xicloankan lại có thể tham gia phản ứng cộng.

D. Một số ankan tham gia phản ứng cộng vì tất cả xicloankan không thể tham gia phản ứng cộng.

Câu 2. So với ankan tương ứng, các xicloankan có nhiệt độ sôi như thế nào? A. Cao hơn

C. Bằng nhau

B. Thấp hơn D. Không xác định được.

Câu 3. Để đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon Y là chất khí ở đktc cần 6,5 thể tích khí O2 (đktc). Vậy Y là A. C4H8. C. C4H10. B. C3H8. D. C4H4. Bài 38. Thực hành Mục tiêu 1. Kiến thức:

Biết được: Phương pháp điều chế và thử một vài tính chất của metan. Hiểu được: Tính chất hóa học của ankan.

2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm - Viết các phương trình phản ứng hóa học.

Đề 11

Câu 1. Metan được điều chế từ phản ứng nào sau đây A. Na2CO3 + NaOH ở 200C.

B. Na2CO3 + NaOH ở nhiệt độ cao. C. Nung CH3COONa ở nhiệt độ cao.

D. Nung hỗn hợp CH3COONa với NaOH ở nhiệt độ cao.

Câu 2. Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây

A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra. B. Màu của dung dịch không thay đổi.

C. Màu của dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra.

D. Màu của dung dịch mất hẳn và không có khí thoát ra.

Câu 3. Cho khí clo và metan (theo tỉ lệ số mol 1:1) vào một ống nghiệm rồi chiếu sáng, ta có thể dùng cách nào sau đây để nhận biết phản ứng đã xảy ra?

A. Quỳ tím ẩm bị mất màu

B. Quỳ tím ẩm đổi thành màu đỏ C. Phenolphtalein

D. Không phải các cách trên

đề kiểm tra 15 phút

Mục tiêu 1. Kiến thức:

Biết được: - Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan và xicloankan. - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.

- Phương pháp điều chế, và ứng dụng của ankan và xicloankan. Hiểu được: - Đặc điểm cấu trúc phân tử hiđrocacbon no.

- Tính chất hóa học

2. Kĩ năng:

- Gọi tên một số ankan, xicloankan. - Viết được các công thức cấu tạo.

- Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của ankan và xicloankan.

Đề 1.

Câu 1. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau

A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không có phản ứng cộng với hiđro. B. Xicloankan có phản ứng cộng với hiđro, nên là hiđrocacbon không no. C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đôi. Câu 2. Tên gọi theo danh pháp thay thế của hợp chất sau là:

CH3 CH CH CH3

CH2 CH2

CH3 CH3

A. 2- etyl-3- metylpentan. C. 2, 3- đietylbutan.

B. 3, 4- đimetylhexan. D. 3- metyl- 4- etylpentan.

Câu 3. Cần cho nước phản ứng với chất nào sau đây để thu được khí metan? A. Al2O3. C. Al4C3.

B. CH3COONa. D. CH3I. Câu 4. Cho các chất sau:

CH3- CH2- CH2- CH3 (I) CH3 CH CH CH3 (III) CH3 CH3 CH3- CH2- CH2- CH2- CH2- CH3 (II) CH3- CH- CH2- CH2- CH3 (IV) CH3 Thứ tự giảm dần nhiệt độ nóng chảy của các chất là A. I > II > III >IV. C. III > IV > II > I. B. II > IV > III > I. D. IV > II > III > I.

Câu 5. Khi thực hiện phản ứng clo hóa với isobutan theo tỉ lệ số mol 1:1 thì số lượng sản phẩm hữu cơ có thể tạo thành là

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 6. Dãy các phản ứng mà cả butan và xiclobutan cùng có thể tham gia được là

A. phản ứng cộng với HCl, phản ứng oxi hóa, phản ứng thế. B. phản ứng cộng clo, phản ứng oxi hóa.

C. phản ứng cộng brom, phản ứng phân cắt mạch cacbon. D. phản ứng thế clo, phản ứng tách, phản ứng oxi hóa.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon thu được 33g CO2 và 27g H2O. Giá trị của m là

A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon mạch hở X, Y liên tiếp

trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lit CO2 (đktc) và 12,6g H2O. CTPT của X và Y là

A. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. B. CH4và C2H6. D. C4H10 vàC5H12.

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon có số mol bằng nhau và phân tử khối hơn kém nhau 14 đvc thu được m g nước và 2m g CO2. CTPT của 2 hiđrocacbon là

A. C2H2 và C3H4. C. C3H8 và C4H10. B. C4H10 và C5H12. D. Kết quả khác.

Câu 10. Để phân biệt 2 lọ khí riêng biệt xiclopropan và xiclobutan, người ta A. đun nóng. C. sử dụng nước.

B. sử dụng Br2. D. sử dụng khí O2.

đề kiểm tra 45 phút Mục tiêu

1. Kiến thức:

Biết được:

- Khái niệm hiđrocacbon no, an kan, xicloankan.

- Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan và xicloankan. - Phương pháp điều chế, ứng dụng của ankan và xicloankan.

Hiểu được:

- Đặc điểm cấu trúc phân tử hiđrocacbon no. - Tính chất hóa học.

- Nguyên nhân tính tương đối trơ về mặt hóa học của các hiđrocacbon no.

2.Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất hóa học.

- Viết phương trình thể hiện tính chất hóa học của ankan và xicloankan. - Gọi tên 1 số ankan, xicloankan.

- Có phương pháp nghiên cứu chất hữu cơ theo dãy đồng đẳng. - Rèn luyện khả năng suy luận, khái quát hóa.

Đề 1 Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Ankan 1(0,5) 9(1,0) 8(0,5) 11(2,5) 3(0,5) 10(2,0) 5(7,0) Xicloankan 7(0,5) 1(0,5) Luyện tập 2(0,5) 5(0,5) 11(0,5) 6(0,5) 4(2,0) Thực hành 4(0,5) 1(0,5) Tổng 4(2,5) 4(4,5) 3(3,5) 11(10)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

A. neohexan. C. neobutan. B. isohexan. D. isobutan.

Câu 2. Đối với tất cả các hợp chất hiđrocacbon no, điều nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng theo

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá kết qủa học tập của học sinh lớp 11 theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn (Trang 31)