MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy may TNG Thái Nguyên, trên địa bàn xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 77 - 84)

4.4.1. Thuận lợi

Nhìn chung việc triển khai thực hiện dự án đều được đại bộ phận nhân dân đồng tình ủng hộ và được các cấp ngành quan tâm nên cơ bản công tác bồi thường GPMB đã đảm bảo được đúng tiến độđề ra.

- Công tác bồi thường GPMB được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nên luôn được sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp, các ngành.

- Cơ chế chính sách của tỉnh Thái Nguyên ngày càng được ban hành thông thoáng, hợp lý hơn. Các văn bản, quy định, quyết định hướng dẫn thực hiện chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được ban hành kịp thời đảm bảo sát với thực tế giúp người dân dễ dàng chấp nhận hơn.

- Lực lượng chuyên môn thực thi công tác GPMB có năng lực, trình

độ do vậy công tác kiểm kê, thẩm định phương án bồi thường đất, tài sản, việc áp giá bồi thường được tiến hành một cách công khai, nhanh chóng và chính xác, đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà đầu tư, Nhà nước và người có đất bị thu hồi.

- Chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Nhà nước cũng như giải quyết các thắc mắc,

đề nghị của người dân trong suốt quá trình thực hiện dự án.

- Trình độ dân trí của người dân ở đây khá cao phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc thực hiện dự

án, nhờ vậy nhiều người dân và đoàn thanh niên tham gia góp sức.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên chủ động phối hợp với chủ dự án và cán bộ địa chính thị trấn, xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ & GPMB và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công khai quy hoạch đến người dân, kết hợp giới thiệu dự án để người dân hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc thực hiện dự án và nắm được chỉ giới quy hoạch, thu hồi đất.

- Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân nên 100% các hộ

dân nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng đều nghiêm túc thực hiện kê khai, kiểm kê, di chuyển theo kế hoạch chỉ đạo của Hội đồng bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư giúp cho công tác bồi thường GPMB được diễn ra thuận lợi,

đảm bảo đúng tiến độ.

4.4.2. Khó khăn

- Cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có sự thay đổi nhiều lần, chưa được đồng bộ, đặc biệt là thời điểm Nghị định số

69/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

- Do giá bồi thường đất nông nghiệp, đất ở còn thấp gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

- Một số hộ dân bị thu hồi đất hiểu sai về chính sách của Nhà nước, đề

nghị được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm với mức 5 lần giá

đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.

4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do các chính sách về bồi thường GPMB, chính sách hỗ trợ còn chưa được đồng bộ, ổn định bền vững. Khiến tâm lý của người dân bị thu hồi đất bất an, lo lắng. Hơn nữa đơn giá bồi thường lại thường thấp hơn so với giá trị thực tế

trên thị trường.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB cần:

- Đối với người dân

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các văn bản chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để

phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi người dân được biết, nhận thức

đầy đủ và chấp hành tốt những quy định đó.

- Đối với người quản lý

+ Làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất. Cần kiểm tra, điều chỉnh biến

động thường xuyên cho phù hợp với hiện trạng đất đai, giúp cho việc thu hồi

+ Khi ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhân dân, góp phần làm ổn định cuộc sống theo chương trình phát triển bền vững và chuyển dịch được cơ cấu lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.

+ Tổ chức công khai quy hoạch của dự án, chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, kế hoạch di chuyển.

+ Áp dụng kịp thời các chính sách, chếđộ của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất trên cơ sở các quy định của pháp luật như: chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; số lượng và đơn giá bồi thường, hỗ trợ

về đất, tài sản, cây cối và hoa mầu trên đất thu hồi; vị trí, địa điểm khu tái

định cư và giá đất tái định cư và các khoản hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

+ Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ năng lực, có phẩm chất

đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc

+ Tiếp thu, ghi nhận và giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị,

đề nghị của người dân liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. + Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất đạo đức cho các cán bộ quản lý. Đồng thời tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Từ sự vận hành hiệu quả của hệ thống chính trị cơ

sở, các chủ trương, chính sách của cấp trên mới có thể triển khai thuận lợi. + Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường GPMB các cấp.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Dự án xây dựng nhà máy may TNG Thái Nguyên là dự án có diện tích lớn, số hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng dự án nhiều nên khó khăn trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đồng loạt cùng lúc. Chính sách BTHT áp dụng tính toán BTHT cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng được đảm bảo công bằng cho các hộ trong giai đoạn của dự án. Hội đồng bồi thường đã hoàn thành việc chi trả tiền cho các hộ dân bị thiệt hại với tổng kinh phí bồi thường dự án là 17.792.430.844đồng (Mười bảy tỉ bảy trăm chín mười hai triệu bốn trăm ba mươi nghìn tám trăm bốn bốn đồng).Cụ thể:

+ Bồi thường đất: 4.178.236.300đồng.

+ Bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc: 1.727.103.821đồng. + Bồi thường về cây cối hoa màu: 264.794.589 đồng. + Khoản hỗ trợđất nông nghiệp là: 9.840.974.050 đồng.

Qua nghiên cứu tôi rút ra được một số kết luận về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng như sau:

- Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Khi tiến hành GPMB của dự án, hội đồng bồi thường đã xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định đối tượng và các điều kiện được bồi thường một cách cẩn thận, chính xác tỉ mỉ.

- Giá bồi thường: Đối với đất ở, giá bồi thường nói chung còn thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Việc xác định đất vườn, thời gian sử dụng và mức hỗ trợ gặp không ít khó khăn nhất là khi xác định đất vườn, đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư, đất nông nghiệp đơn thuần. Bên cạnh đó, giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc vẫn còn thấp.

- Chính sách hỗ trợ: Về cơ bản đảm bảo cho người bị thu hồi đất khôi phục lại mức sống như trước khi có dự án. Việc hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, có thể nói chưa thực sự hiệu quả bởi chính sách mới chỉ dừng lại ở phương án bồi thường bằng tiền mà không quan tâm tới “sinh kế” lâu dài của người nông dân.

- Công tác tổ chức và trình tự thực hiện của các cấp các ngành: Do hoạt

động của tổ chức tư vấn theo hình thức kiêm nhiệm, vừa làm nhiệm vụ

chuyên môn của phòng, vừa làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, các thành viên của tổ lại nằm rải rác ở các phòng ban do đó công tác điều hành công việc gặp khó khăn. Mặt khác, quy định giữa các văn bản luật không thống nhất với nhau, gây lúng túng trong việc xét duyệt của hội đồng bồi thường và các Sở, ngành liên quan. Đòi hỏi cần có sự hướng dẫn và ý kiến chỉđạo của Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như Bộ Tài chính.

Từ những kết luận trên, chúng ta có thể thấy dự án vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn chưa thể giải quyết cùng lúc được hết. Do đó, dự án vẫn chưa hoàn thành đúng tiến độ thi công đã đề ra và còn phải tiếp tục hoàn thành trong những giai đoạn tiếp theo.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, em có một số ý kiến đề xuất sau:

- Cần xây dựng lại khung giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và nhất là đối với tiền bồi thường đất nông nghiệp cần được nâng lên cho

đời sống của người nông dân đỡ gặp khó khăn, cũng như giá đất bồi thường đất ở

sát với giá thị trường hơn.

- Trong công tác GPMB việc đảm bảo đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất phải được đặt lên hàng đầu

- Số tiền hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân ở độ tuổi lao động cần được nâng cao hơn để họ có đủ kinh phí học nghề mới. Cần phối hợp với các ban ngành chức năng, các trung tâm đào tạo nghề tạo điều kiện cho người dân bị mất đất được

đi học nghề. Từđó, sớm có công ăn việc làm, nhanh chóng ổn định đời sống.

- Cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phải làm cho quần chúng hiểu, thông suốt chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách đất đai nói riêng, từđó họ tự giác, tự nguyện chấp hành mọi chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra.

- Thường xuyên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đểđáp ứng các yêu cầu đặt ra.

- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện quyết định thu hồi đất, lập phương án bồi thường GPMB cần

được thực hiện theo đúng trình tự, dân chủ công khai, đúng chếđộ chính sách.

Như vậy việc thực thi đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần làm tốt công tác GPMB, TĐC, từđó đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình dự án trên

TÀI LIU THAM KHO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009): Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009) Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử

dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007): Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng

đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009): Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sủ dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

7. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, (2003), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Dung (2009), Tạp chí cộng sản(42), số 42. 9. Nguyễn Đình Thi (2005), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất.

10. Phạm Bình An (2008), “Một số kinh nghiệm của Singapore trong quản lý thị trường bất động sản” ,

[http://thongtinphapluatdansu.word.com,accessed06/5/2012].

11. Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội – 2001.

12. Quốc hội, Luật Đất đai 1993, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội -1993.

13. Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh về

việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với

đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

14.Trúc Phong (2012), “ Xung đột đất đai ở Trung Quốc”,

[http://nongnghiep.vn/accessed06/5/2012].

15.Tuấn Sơn (2008), “ Những bài học kinh nghiệm từ singapore”,

[http://sggp.org.vn/accessed06/5/2012].

16. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010): Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

17. UBND tỉnh Thái Nguyên (2008): Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 11/04/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

18. UBND tỉnh Thái Nguyên (2008): Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 22/4/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá BT nhà ở và các công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy may TNG Thái Nguyên, trên địa bàn xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)