PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy may TNG Thái Nguyên, trên địa bàn xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 36 - 59)

3.4.1. Điều tra số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) để thu thập thông tin trong quá trình điều tra. (Thông qua phiếu điều tra, mẫu 1)

+ Vùng điều tra 1: gồm 9 phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân thuộc xóm

Đồng Danh

+ Vùng điều tra 2: gồm 10 phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân thuộc xóm Đồng Xe

+ Vùng điều tra 3: gồm 13 phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân thuộc xóm Sơn Cẩm

- Điều tra cán bộ của tổ công tác bồi thường và GPMB thông qua bộ

phiếu điều tra gồm 8 phiếu tương ứng với 8 chức vụ. (Thông qua phiếu điều tra, mẫu 2):

+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Cẩm

+ Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện + Cán bộđịa chính cấp xã

+ Trưởng xóm nơi có đất thuộc phạm vi dự án

+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án + Đại diện chủđầu tư.

3.4.2. Điều tra các số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu từ cơ sở, thường trực Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, các Phòng, Ban có liên quan đến công tác bồi thường GPMB.

- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng. - Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn thực hiện công tác GPMB.

3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết về từng loại đất và mức

ảnh hưởng của dự án.

- Phương pháp so sánh: Từ số liệu về diện tích và tổng số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra trong phạm vi của dự án so sánh với giá thị

trường, khung giá của Chính phủ và quyết định bảng giá của tỉnh.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ SƠN CẨM 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. V trí địa lý

Xã Sơn Cẩm là xã trung du miền núi nằm ở phía Nam huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện 15 km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố 6 km về phía Nam. Xã có 19 xóm với dân số 12.490 người với tổng diện tích đất tự nhiên là: 1.682,36 ha. Xã Sơn Cẩm có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Vô Tranh huyện Phú Lương

+ Phía Nam giáp phường Tân Long thành phố Thái Nguyên + Phía Đông giáp xã Cao Ngạn Thành phố Thái Nguyên + Phía Tây giáp xã Cố Lũng huyện Phú Lương

Với vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên, có tuyến quốc lộ

3 chạy qua, xã được xác định là vùng động lực trung tâm có tiềm năng thế

mạnh phát triển kinh tế.

4.1.1.2.Địa hình, địa mo

Xã Sơn Cẩm có địa hình bán sơn địa, đồi núi và ruộng đồng xen kẽ, địa hình trong xã có đặc điểm cao dần về phía Tây thấp dần về phía Đông mang

đặc thù của xã trung du miền núi Bắc Bộ.

+ Phía Tây có địa hình cao và chủ yếu là đồi núi thuận lợi cho phát triển trồng rừng sản xuất.

+ Phía Đông có địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh

đồng rộng, hệ thống kênh mương hàng năm được nạo vét và tu bổ tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

+ Phía Bắc có địa hình đồi núi xen kẽ những cánh đồng, có sông Cầu chảy qua, hệ thống mương được tu bổ thường xuyên và đang dần được cứng hoá, tạo nên vùng trồng lúa, trồng màu, vùng trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi phát triển.

+ Phía Nam có địa hình đồi núi xen kẽ, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện cho phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

4.1.1.3. Khí hu thy văn

Sơn Cẩm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

Theo số liệu quan trắc cho thấy: Lượng mưa trung bình năm là 2.020mm, trong đó riêng lượng mưa trung bình trong tháng 7 là 2.214,6 mm, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm.

Nhiệt độ bình quân năm là 23,30C, tháng giêng có nhiệt độ 150C - 170C, tháng 7 có nhiệt độ bình quân 260C; nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 390C; nhiệt độ thấp nhất là 70C.

4.1.1.4. Các ngun tài nguyên

* Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã Sơn Cẩm có 5 loại đất chính là:

- Đất phù sa không được bồi (P) phân bố ở Đông nam có diện tích là 150 ha, chiếm 8,92% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt thích hợp trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày.

- Đất thung lũng dốc tụ (D) phân bố ở phía Nam của xã, có diện tích là 199.3 ha, chiếm 11,85 % tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất được hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống, do đó đất

có độ phì tương đối khá , thích hợp cho việc trồng lúa và cây ngắn ngày - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fb) phân bố ở phía Đông xã, có diện tích là

597,94 ha, độ dốc 30 - 80, chiếm 35,5% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất toàn xã, rất thích hợp với trồng mầu, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, ...)

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs) phân bốở trung tâm xã có diện tích là 248,7 ha, độ dốc từ 80 - 200, có tầng đất dầy trên 70 cm, chiếm 14,7% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả và trồng rừng.

- Đất vàng nhạt trên đất cát (Fq) phân bố ở phía Đông Bắc và phía Tây Nam của xã có diện tích là 396,6 ha, có độ dốc từ 80- 150 chiếm 27,6% tổng

diện tích tự nhiên. Loại đất này chua thích hợp sản xuất nông - lâm kết hợp. Tài nguyên đất xã Sơn Cẩm khá đa dạng, đất tương đối bằng phẳng, có

độ dốc < 80 thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Diện tích đất tự nhiên: 1682,36 ha, mật độ dân số: 742 người/km2

* Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt:

Xã Sơn Cẩm có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Trên địa bàn xã có hai con sông chảy qua là Sông Cầu và sông Đu. Sông Cầu chảy xung quanh phía Đông xã và sông Đu chảy ngang qua giữa xã nối sông Giang Tiên với Sông Cầu. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn xã. Ngoài ra với lượng mưa trung bình năm khoảng 2020 mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các con sông, suối, kênh mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt càng phong phú.

- Nguồn nước ngầm:

Kết quả khảo sát nghiên cứu cho biết ở đây có trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.

* Tài nguyên rừng

Trên địa bàn xã diện tích có rừng trồng chiếm 270,21 ha do người dân sử

dụng để sản xuất, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ

của xã, tăng thêm thu nhập cho người dân.

* Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn xã Sơn Cẩm khu vực xóm Cao Sơn 3,4,5 có trữ lượng than khá lớn, Công ty than Khánh Hoà đã và đang tiến hành khai thác nguồn nguyên liệu này.

Ngoài ra xã có tiềm năng về sản xuất vật liệu xây dựng như cát, sỏi,

gạch... có thể khai thác với quy mô vừa và nhỏđể phục vụ nhu cầu tại chỗ.

* Tài nguyên nhân văn

Nhân dân xã Sơn Cẩm cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, có tinh thần yêu nước. Trên địa bàn xã có các dân tộc anh em cùng chung sống như: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu… Mỗi dân tộc có những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt. Nhân dân trong xã đều có tinh thần đoàn

kết xây dựng xã vững mạnh, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển ổn định và ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Đội ngũ cán bộ có trình độ, trẻ, năng động nhiệt tình, đủ năng lực để

lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế - xã hội. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội; là thuận lợi đểĐảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã vững bước đi lên trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng xã giàu đẹp, văn minh.

Tóm li:

Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của xã nhưđược nêu ở

trên, về quy hoạch sử dụng đất của xã cần chú ý giải quyết một số vấn về sau

đây nhằm khai thác những thuận lợi và khắc phục những hạn chế vềđiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên của xã.

- Với nguồn thổ nhưỡng nêu trên, cần có những biện pháp sử dụng và cải tạo đất hợp lý nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, đa dạng hoá cây trồng,

ổn định, bền vững và hợp lý.

- Chếđộ nhiệt phong phú, độẩm tương đối khá, quy hoạch sử dụng đất cần tận dụng ưu thế này để bố trí đa dạng hoá cây trồng nâng cao hiệu quả sử

dụng đất. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều, về mùa mưa lượng mưa lớn thường gây ra lũ lụt. Do vậy cần cố biện pháp bố trí hệ thống cây trồng phù hợp, tránh được lũ ở vùng thấp và hạn chế được rửa trôi xói mòn ở

vùng đồi núi có độ dốc.

- Tỷ lệ che phủ thảm thực vật hiện nay trong xã tương đối khá nhưng vẫn còn nhiều đồi núi trọc, cần tổ chức giao đất giao rừng cho hộ gia đình, tổ

chức trồng, khoanh nuôi bảo vệđể tăng độ che phủ.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Sơn Cẩm

4.1.2.1. Thc trng đời sng kinh tế

* Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, trong bối cảnh tình hình kinh tế còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; những biến động chính trị, xã hội còn diễn biến phức tạp, khó lường đã có tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội. Giá cả các mặt hàng phục vụ nông nghiệp tăng cao, một số mặt hàng thiết yếu tăng theo giá thị trường; lãi suất vay ngân hàng cao làm cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân bị trì trệ và đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉđạo của Đảng uỷ - HĐND - UBND và sự hỗ trợ kịp thời của các phòng ban chuyên môn huyện, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp và nhân dân trong xã đã khắc phục khó khăn, đưa kinh tế xã nhà tiếp tục phát triển. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đạt được như sau:

* Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đã đạt được trong năm 2013 như sau: 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 13 %

2. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 2986 tấn, đạt 106 % KH

3. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 15 tỷđồng tăng 25% so với năm 2010

4. Thu cân đối ngân sách tăng 109% so với thực hiện KH

5. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,6% = 15% tổng số hộ nghèo (Toàn xã còn 2,5%) 6. Thu nhập GDP đạt 11,9tr/người/năm.

Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng giảm chậm.

Năm 2013: Nông nghiệp 22,7%; CN-TTCN-XD 47,3 % Thương mại, dịch vụ 30%. Năm 2012: Nông nghiệp 20,7 %; CN-TTCN-XD 47,8 %; Thương mại, dịch vụ: 31,5%.

Để đạt được thành tựu trên là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã được Đảng uỷ và UBND xã Sơn Cẩm áp dụng triệt để, đổi mới theo cơ cấu thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kết quả về phát triển kinh tế trong những năm qua cho thấy: số hộ khá và giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm, năm 2013 là 97 hộ, chiếm 2,5%.

Thực trạng ngành nông nghiệp của xã bao gồm: Ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi

- Ngành trồng trọt: Cây trồng chính vẫn là cây lúa, theo thống kê năm 2013, tổng diện tích gieo trồng là 577 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 470 ha, chiếm 81.46% tổng diện tích gieo trồng, diện tích trồng ngô là 89 ha, chiếm 15.42% tổng diện tích gieo trồng, diện tích trồng khoai lang là 18 ha,

chiếm 3.12% tổng diện tích gieo trồng.

Năm 2013, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 2.883,5 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 198,59 kg/người/năm.

- Về chăn nuôi: Một vài năm gần đây, tình hình chăn nuôi có sự thay

đổi đáng kể do dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh ở lợn, hàng năm Phòng Nông nghiệp huyện đã chỉ đạo tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên toàn xã, năm 2013 số lượng vật nuôi tăng lên đáng kể.

* Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

TTCN-DV ở Sơn Cẩm đang từng bước phát triển. Tỷ trọng ngành TTCN-DV năm 2013 là 47,8%. Thu nhập TTCN-DV năm 2013 đạt 15 tỷ đồng. Các ngành nghề TTCN-DV chủ yếu ở Sơn Cẩm là: Xây dựng, nghề sắt, chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ gia dụng; sản xuất nhôm kính, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch nung, khai thác cát sỏi...

Lao động thu hút vào các ngành TTCN và DV năm 2013 là 2052 người, chiếm 21 % tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế.

4.1.2.2. Dân s, lao động, vic làm

Năm 2013 dân số toàn xã có 12.490 người gồm 8 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu là: Kinh, Sán Dìu, Tày, Nùng, Cao Lan ... Số người là dân tộc thiểu số trên địa bàn xã là 4997 người chiếm khoảng 40 % tổng số dân. Dân số chủ yếu là nông nghiệp: 11.079 khẩu, chiếm 88,7% tổng số nhân khẩu cả

xã, số khẩu phi nông nghiệp là 1411 khẩu, chiếm 11,3% tổng số nhân khẩu trong cả xã.

Thu nhập của người dân tuy đã tăng nhưng chưa cao, tính đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người là 11,9 triệu/người/năm.

Toàn xã có 3728 hộ gia đình, gồm 1335 hộ nông nghiệp; 2393 hộ phi nông nghiệp.

Số người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

là 7525 người, nữ: 3987 người. Trong đó: nông nghiệp 2696 người (chiếm: 35,8%); CN-TTCN có 2052 người (27%); Thương mại, dịch vụ, du lịch có 2777 người (chiếm 36,9%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 38% tổng số

4.1.2.3.Thc trng phát trin khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư của xã được hình thành và tập trung ở 19 xóm. Khu dân cư khá tập trung bên cạnh các tuyến đường nên có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong công tác tổ chức sản xuất và đời sống người dân, giao thông đi lại giữa các cụm dân cư tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, để thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tương lai cần chú ý bố trí các điểm dân cư ở gần nhau và ở khu vực gần đường giao thông, gần khu có cơ sở hạ tầng thuận lợi để thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.2.4. Thc trng phát trin cơ s h tng - xã hi

Được sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ và nhân dân trong xã Sơn Cẩm đã

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy may TNG Thái Nguyên, trên địa bàn xã Sơn Cẩm - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 36 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)