a) Giáo dục: Hệ thống trường học của xã cơ bản được kiên cố hóa tất cả các điểm trường.
- Toàn xã có 03 cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS các điểm trường các bản đã được kiên cố hóa.
- Phổ cập giáo dục trung học: Hiện tại xã chưa đạt phổ cập trung học. - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học 70%. - Tỷ lệ lao động đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động 39,2%.
b) Y tế: Trạm y tế xã vừa được xây dựng hoàn thiện năm 2010 có đầy đủ phòng khám trang thiết bị khám chữa bệnh, với 08 giường bệnh cho bệnh nhân điều trị nội trú. Trạm được biên chế 01 bác sĩ, 03 y sĩ, 01 kỹ thuật viên và 02 nữ hộ sinh.
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 1.841/5.581 người đạt 33%.
- Trạm y tế đã được đạt chuẩn quốc gia.
c) Thông tin, văn hóa:
- Đài phát thanh xã duy trì phát thanh thường xuyên với hệ thống loa truyền thanh tới từng thôn, 1/8 thôn được công nhận làng văn hóa theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch.
4.1.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội, dân cư và nhà ở. a) Hệ thống khu trung tâm:
+ Cấp xã: Phân bố đều trong khu trung tâm và có chức năng riêng biệt là, hành chính, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục thuận tiện trong sử dụng. Nhưng vẫn còn hạn chế trong việc tạo dựng bộ mặt cảnh quan khu trung tâm.
+ Cấp thôn: Phân bố đối tượng hợp lý, bán kính phục vụ tương đối đồng đều trong phạm vi 300 - 500m. Đã có 8/8 thôn có trung tâm với hạt nhân là nhà văn hóa thôn.
b) Hệ thống các công trình công cộng.
+ Cấp xã: Hệ thống công trình cấp xã đã hình thành tương đối đầy đủ, tuy nhiên còn thiếu Nhà văn hóa xã, chợ đã có nhưng chưa đạt tiêu chí nông thôn mới, một số công trình chưa đủ quy mô diện tích, hình thức công trình chưa tạo được bộ mặt khu trung tâm.
Nhà ở của các hộ dân cư nông thôn, diện tích khuôn viên từ 600 - 1000m2 trong đó đất thổ cư 400m2, nhà chính từ 60 - 80m2, công trình phụ diện tích 30 - 40 m2 diện tích còn lại là đất vườn trồng rau màu, cây ăn quả. Nhà ở của các hộ hoạt động dịch vụ: diện tích lô đất từ 80 - 100m2
bám theo các trục đường chính là đường quốc lộ và trục đường trung tâm xã rộng theo mặt đường 5 - 8m xây theo dạng nhà ống.
Hiện tại trên địa bàn xã còn 50 nhà tạm.
Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn bộ xây dựng 939/1515 đạt 62%.
d) Hiện trạng công trình chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp.
Hiện tại xã chưa có hợp tác xã, mô hình kinh tế trang trại, gia trại chưa phát triển rộng, toàn xã hiện có 02 trang trại tổng hợp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hoàn toàn là hộ cá thể.
Chăn nuôi: Kinh tế trang trại, gia trại chưa phát triển, chủ yểu chăn nuôi lợn, bò, lợn rừng, nhím và gia cầm tại các hộ dân.
4.1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật. a) Giao thông.
Xã Tiên Lãng có quốc lộ 18A nối với thành phố Hạ Long, Móng Cái và quốc lộ 4B ra cảng Mũi Chùa. Hệ thống đường giao thông xã gồm đường quốc lộ đã được nhựa hóa và đường liên thôn, xóm. Từ năm 2001 đến năm 2009 hiện trạng đường giao thông trong xã cơ bản đã được cứng hóa bằng nguồn vốn nhà nước và đóng góp của nhân dân trong xã. Trong đó:
Đường trục xã dài: 4,5km đã được bê tông hóa, nhựa hóa 3,5 km/4,5km = 77,78%, đổ bê tông lòng đường rộng 7,5m lề đường rộng 1,7m.
Đường trục thôn dài: 7,8km đã cứng hóa được 3,5 km đạt 44,87% bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xi măng nhân dân đóng góp vật liệu và ngày công. Hiện nay đã xuống cấp và không đảm bảo quy mô.
Do đặc điểm đất sản xuất nông nghiệp của xã nằm không tập trung, mặt khác đất nông nghiệp nằm gần đường trục xã, thôn nên không có đường trục nội đồng.
b) Thủy lợi.
Hệ thống tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của xã hoàn toàn là nguồn tự chảy từ các hồ đập, phục vụ tưới tiêu 173/310ha.
Hiện trạng kênh mương:
Mương cấp I: 6km kiên cố hóa 5,6km năng lực tưới tiêu 95,15ha. Mương cấp II: 4km kiên cố hóa 3,5km năng lực tưới tiêu 51,90ha. Mương cấp III: 4,5km kiên cố hóa 2,0km năng lực tưới tiêu 25,95ha. Tỷ lệ mương được kiên cố hóa 11,1/14,5km đạt 76,55%. Tuy nhiên, có một số hệ thông mương đã xuống cấp.
c) Cấp nước sinh hoạt.
Tiên Lãng chưa có hệ thống cấp nước sạch, nhân dân trong xã chủ yếu dung nước giếng khoan và giếng tự đào. Toàn xã có 853 giếng đào, 20 giếng khoan, số còn lại dùng bể chứa nước mưa.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 1.300/1.515 hộ đạt 85,80%.
d) Cấp điện.
Hệ thống điện của xã được xây dựng từ năm 1998 bằng vốn từ ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân. Số trạm biến áp 08 trong đó số trạm đạt yêu cầu 08 trạm. Số trạm cần xây mới 02 trạm. Số kilomet đường dây hạ thế 22,5 đạt chuẩn 22,5km cần xây dựng mới 2km. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
Số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn: 1,485/1515 = 98,01%. Mạng điện chiếu sáng hiện nay toàn xã chưa có hệ thống đèn chiếu sáng đường.
e) Thoát nước, sử lý chất thải và vệ sinh môi trường.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các hoạt động phát triển môi trường xanh sạch đẹp thường xuyên.
f) Nghĩa trang.
Việc mai táng, chôn cất người quá cố được tổ chức theo dòng tộc, từng thôn khác nhau theo phong tục tập quán địa phương, chưa có nghĩa trang chung cho toàn xã.
Hiện các nghĩa địa đang nằm rải rác tại các thôn trong xã và chưa được quy hoạch, một số mộ nằm rải rác ở các sườn đồi, gò, đống, ảnh hưởng tới việc khai thác đất vào mục đích xây dựng và thu hồi giải phóng mặt bằng.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển kinh tế
Xã Tiên Lãng xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có tính quyết định trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2013, huyện đã phê duyệt 5 đề án, dự án phát triển sản xuất; phân bổ trên 3 tỷ đồng, bằng 45% tổng nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới để triển khai các dự án quy mô nhỏ nhằm phát triển sản xuất. Đến nay, huyện đã có 16 trang trại, trong đó có 11 trang trại được cấp giấy chứng nhận, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, xã chỉ đạo các hộ sản xuất nông nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các giống cây con mới để đưa vào sản xuất như trồng nấm linh chi, nuôi cua thương phẩm, lúa tám thơm, lúa nếp cái hoa vàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng nhờ phát triển sản xuất, năm 2013 vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn chưa đầy 9%.
Các lĩnh vực như văn hoá - xã hội, môi trường, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn cũng được xã quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức, các hoạt động văn hoá thể thao, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các đoàn thể tích cực vào cuộc để vận động hội viên, đoàn viên tham gia công tác vệ sinh môi trường.
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Xã Tiên Lãng năm 2013
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Xã Tiên Lãng năm 2013
TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích tự nhiên 4145.98 100% 1 Đất nông nghiệp NNP 2423,98 58,47 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 159,53 3,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 68,20 1,64 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 51,40 1,24 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 30,40 0,73
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 9,53 0,23
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2196,64 52,98
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1796,64 43,33
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 400,00 9,65
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 67,81 1,64
2 Đất phi nông nghiệp PNN 289,14 6,97
2.1 Đất ở OTC 40,02 0,97
2.1.2 Đất ở tại nông thôn ONT 40,02 0,97
2.2 Đất chuyên dùng CDG 135,48 3,27 2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 2,15 0,05
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 12,95 0,31
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 3,95 0,10
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 116,43 2,81
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,80 0,12
2.4 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 108,84 2,63
3 Đất chưa sử dụng CSD 1432,86 34,56
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1191,37 28,74
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 241,49 5,82
4.1.3.1. Đất nông nghiệp
Có 2423,98 ha, chiến 58,47% diện tích tự nhiên. Trong đó bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 159,53 ha chiếm 6,58% diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp 2196,64 ha chiếm 90,62% diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản 67,81 ha chiếm 2,8 % diện tích đất nông nghiệp.
a) Đất sản xuất nông nghiệp
Diện tích 2423,98 ha, trong đó diện tích trồng cây hàng năm chiếm ưu thế và cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng như sau:
* Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây hàng năm có diện tích 68,20 ha, chiếm 2,81% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa có diện tích 51,40 ha (chiếm 2,12%), đất trồng cây hàng năm khác 30,40 ha (chiếm 1,25%).
- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa có tỷ lệ cao hơn đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm khác Với diện tích 51,40 ha.
- Đất trồng cây hàng năm khác: có diện tích 30,40 ha, chủ yếu là những diện tích đất trồng rau màu của các hộ gia đình.
* Đất trồng cây lâu năm
Có diện tích 9,53 ha, chiếm 0,39% diện tích đất nông nghiệp, trong đó toàn bộ là đất trồng cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là đất vườn trong các hộ gia đình.
b) Đất lâm nghiệp
Hiện tại đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn xã với số lượng lớn, với diện tích là 2196,64 ha, chiếm 52,98% diện tích đất tự nhiên và 90,62% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp này là đất có rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
c) Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là diện tích đất ao trong các hộ gia đình và một số khu vực nuôi trồng thuỷ sản khác, với diện tích là 67,81 ha, chiếm 1,64% tổng diện tích tự nhiên của xã và chiếm 2,8 % diện tích đất nông nghiệp.
4.1.3.2. Đất phi nông nghiệp
Diện tích 289,14ha, chiếm 6,97% diện tích tự nhiên, Trong đó bao gồm đất ở 40,02 ha chiếm 13,84% diện tích đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng 135,48 ha chiếm 46,85% diện tích đất phi nông nghiệp, đất nghĩa trang nghĩa
địa 4,80 ha chiếm 1,66% diện tích đất phi nông nghiệp, đất sông suối mặt nước chuyên dùng 108,84 ha chiếm 37,64% diện tích đất phi nông nghiệp.
a) Đất ở
Do xã Tiên lãng là một xã vùng thấp nằm ở phía đông nam của huyện Tiên Yên, nên đất ở là 40,02ha, chiếm 13,84% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,97 diện tích đất tự nhiên.
b) Đất chuyên dùng
Trong đó diện tích đất chuyên dùng là 135,48 ha chiếm 3,27% diện tích tự nhiên. Trong đó đất có mục đích công cộng có diện tích lớn nhất 116.43 ha so với đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
- Đất có mục đích công cộng 116,43 ha. Chiếm 40,27% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,95 ha. Chiếm 1,36% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất quốc phòng 12,95 ha. Chiếm 4,48% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp có diện tích nhỏ nhất 2,15 ha. Chiếm 0,74% diện tích đất phi nông nghiệp.
c) Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn xã là 4,80 ha chiếm 1,66% diện tích đất phi nông nghiệp của xã.
d) Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
Diện tích đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng của xã là 108,84 ha chiếm 37,64.% diện tích đất phi nông nghiệp.
4.1.3.3. Đất chưa sử dụng
Theo số liệu thống kê và kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính 2013 thì diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã là 1432,86 ha chiếm 34,56% tổng diện tích đất tự nhiên của xã và chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng chiếm 1191,37 ha chiếm 83,15% diện tích đất chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng là 241,49 ha. Chiếm 16,85% diện tích đất chưa sử dụng.
4.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013 Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013
4.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai đã được Đảng uỷ, HĐND, UBND xã quan tâm. Hệ thống văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công tác điều hành quản lý Nhà nước nói chung và công tác quản lý sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn xã Tiên Lãng.
Trên cơ sở nội dung quy định của luật đất đai; các nghị định; thông tư hướng dẫn thi hành, các chương trình nghị quyết và các văn bản pháp quy của UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu và ban hành các văn bản thể chế hóa, đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2009-2013, UBND huyện đã ban hành 20 quyết định, 35 kế hoạch và 209 công văn triển khai các công việc liên quan đến lĩnh vực đất đai.
4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. chính, lập bản đồ hành chính.
Để xây dựng hồ sơ địa giới hành chính và cơ sở dữ liệu đất đai là việc thiết lập ban đầu và cập nhập biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình hình phân bổ nguồn lực đất đai, tình hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về người sử dụng đất nhằm mục đích phục vụ công tác tra cứu quản lý, hoạch định chính sách.
Hồ sơ địa giới hành chính được lập ra để phục vụ cho việc quản lý Nhà nước đối với địa giới hành chính.
Tiên Lãng là một xã vùng thấp nằm ở phía đông nam của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Nằm cách trung tâm huyện Tiên Yên 1km và cách thành phố Hạ Long 90km, thành phố Móng Cái khoảng 100km. Xã nằm dọc theo quốc lộ 18A và quốc lộ 4B ra cảng Mũi Chùa, bao gồm 8 thôn, xã có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Đông Ngũ.
- Phía Nam giáp xã Đồng Rui và huyện Vân Đồn. - Phía Tây giáp xã Hải Lạng.
Đến nay địa giới hành chính của huyện bao gồm 10 xã, tổng diện tích tự nhiên xã Tiên Lãng là 4145,98 ha. UBND xã quản lý 07 mốc địa giới.