Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Lãng - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh - giai đoạn 2009-2013. (Trang 28)

đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai: Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai được chính quyền huyện quan tâm, nhưng thực tế kết quả mang lại còn nhiều vấn đề cần phải xem xét.

- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất: Chính quyền thị xã đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp đến từng địa bàn cơ sở, chỉ đạo triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai thông qua nhiều hình thức.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2009 đến 2013.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được quy định trong Luật Đất đai 2003.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Đề tài nghiên cứu tại UBND xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ 20/01/2014 đến 30/04/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu kin t nhiên và kinh tế xã hi ca xã Tiên Lãng, huyn Tiên Yên, tnh Qung Ninh. Yên, tnh Qung Ninh.

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; Địa hình, địa mạo; Thời tiết, khí hậu; Thuỷ văn, nguồn nước; Tài nguyên, khoáng sản. hậu; Thuỷ văn, nguồn nước; Tài nguyên, khoáng sản.

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Thực trạng đời sống kinh tế, dân số, lao động. - Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2013 - Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2013

+ Đất nông nghiệp + Đất phi nông nghiệp + Đất chưa sử dụng

3.3.2. Đánh giá công tác qun lý nhà nước v đất đai trên địa bàn xã Tiên Lãng, huyn Tiên Yên, Tnh Qung Ninh giai đon 2009-2013 theo 13 ni dung quy định trong Lut Đất đai 2003

1. Ban hành các văn bản vi phạm pháp luật để quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp GCNQSD đất.

7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai.

9. Quản lý, phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

10. Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

13. Quản lý dịch vụ công về đất đai.

3.3.3. Nhng thun li, khó khăn ca xã và đề xut mt s gii pháp nhm tăng cường công tác qun lý nhà nước vđất đai ca xã Tiên Lãng, huyn tăng cường công tác qun lý nhà nước vđất đai ca xã Tiên Lãng, huyn Tiên Yên, tnh Qung Ninh

3.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu số liệu sơ cấp thông qua tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế. Tổng hợp số liệu thông qua việc hoàn thiện lưu trữ hồ sơ tại kho lưu trữ của phòng Tài Nguyên và Môi Trường theo tiêu chuẩn. Thu thập tài liệu có liên quan như: Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSD Đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Từ những thông tin, số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích đánh giá trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và những quy định của địa phương cấp tỉnh. Đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế của công tác này. Từ đó nhận định, dự báo tình hình và đề xuất giải pháp khoa học nhằm tăng cường công tác quản lý về đất đai tại xã trong những năm tiếp theo.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản của xã Tiên Lãng - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tiên Lãng là một xã vùng thấp nằm ở phía đông nam của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Nằm cách trung tâm huyện Tiên Yên 1km và cách thành phố Hạ Long 90km, thành phố Móng Cái khoảng 100km. Xã nằm dọc theo quốc lộ 18A và quốc lộ 4B ra cảng Mũi Chùa, bao gồm 8 thôn, xã có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Tây Bắc giáp thị trấn Tiên Yên. - Phía Đông giáp xã Đông Ngũ.

- Phía Nam giáp xã Đồng Rui và huyện Vân Đồn. - Phía Tây giáp xã Hải Lạng.

- Diện tích tự nhiên của xã 4145,98 ha.

4.1.1.2. Địa hình

- Khu vực phía Bắc và Tây: Địa hình đồi núi cao.

- Khu vực phía Nam và Đông Nam giáp biển: Địa hình trũng thấp với diện tích chủ yếu là rừng ngập mặn.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông), trong đó mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu trái ngược nhau, mùa đông khô hanh và lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, đặc điểm như sau:

a) Nhiệt độ:

Lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4kcal/ cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 21ºC.

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất 35ºC - 39 ºC (tháng 6 - tháng 8), thường kèm theo mưa to.

+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất có năm xuống dưới 10ºC (tháng 12 - tháng 1), có khi kèm theo sương muối.

b) Gió, bão, mưa:

Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông, vận tốc trung bình 2m/s.

Xã Tiên lãng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu chịu ảnh hưởng gây mưa lớn sau bão, hàng năm thường có từ 5 - 7 cơn bão gây mưa lớn.

Lượng mưa trung bình năm từ 1700mm ÷ 1800mm. Mưa theo mùa, tập trung chủ yếu vào tháng 6 tháng 7, có đợt kéo dài 5 - 7 ngày, lượng mưa đo được 300mm ÷ 400mm. Do có mưa nhiều nên gây úng lụt cục bộ tại một số vùng trũng thấp, và lũ ống lũ quét tại một số khu vực có núi cao.

c) Độẩm không khí:

Độ ẩm không khí trung bình 80 ÷ 90 %

d) Nắng:

Số giờ nắng trung bình 1600 giờ ÷ 1800 giờ/ năm.

4.1.1.4. Địa chất công trình.

Hiện chưa có tài liệu khảo sát địa chất toàn xã, nhưng qua khảo sát thực tế và nghiên cứu tài liệu một số công trình đã xây dựng trên địa bàn xã, có thể mô tả như sau:

- Lớp đất trồng cát lẫn sét ở độ sâu khoảng 0 - 3m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cát kết, bột kết có thể đạt tới độ sâu 3 - 10m. Cát kết, bột kết xen kẹp sạn kết phong hóa nứt nẻ mạnh ở độ sâu dao động khoảng 10 - 15 m đến 30 - 45m. Có chỗ có thể có đá vôi xen kẹp cát kết dạng quaczit nứt nẻ ở độ sâu tương tự. Đây là khu vực địa tầng, địa chất thay đổi thường xuyên. Mặc dù vậy, với giải pháp kiến trúc, kết cấu cụ thể từng công trình thì việc xây dựng công trình là đủ cơ sở để thiết kế các hạng mục công trình.

4.1.2. Điu kin kinh tế xã hi

4.1.2.1. Dân số và nguồn lao động

a) Dân số: Dân số toàn xã: 5696 nhân khẩu, 1426 hộ, bình quân 4 nhân khẩu/hộ.

- Số điểm dân cư: 8 thôn, gồm các thôn sau: Thôn Thác Bưởi 1, thôn Thác Bưởi 2, thồn Đồng Mạ, thôn Đồng Châu, thôn Xóm Nương, thôn Thủy Cơ, thôn Cái Mắt và thôn Cống To.

- Mật độ dân số 137 người/km2 .

Bảng 4.1: Bảng thống kê hiện trạng dân số theo điểm dân cư của xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

TT Tên Thôn Hiện trạng năm 2010

Số người Số hộ 1 Thôn Thác Bưởi 1 1288 322 2 Thôn Thác Bưởi 2 808 202 3 Thôn Đồng Mạ 588 147 4 Thôn Đồng Châu 876 219 5 Thôn Xóm Nương 1312 328

6 Thôn Thủy Cơ 400 100

7 Thôn Cái Mắt 124 31

8 Thôn Cống To 300 77

Tổng Cộng 5.696 1.426

(Nguồn: UBND xã Tiên Lãng năm 2010)

b) Lao động: Lao động trong độ tuổi: 3.324 người chiếm 58,35% dân số toàn xã. Trong đó lao động qua trình độ đào tạo:

+ Đại học: 200 người. + Cao đẳng: 350 người. + Trung cấp: 650 người.

- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 35% (1164 người). - Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 25% (831 người).

- Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 40% (1329 người).

4.1.2.2. Tình hình văn hóa xã hội

a) Giáo dục: Hệ thống trường học của xã cơ bản được kiên cố hóa tất cả các điểm trường.

- Toàn xã có 03 cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS các điểm trường các bản đã được kiên cố hóa.

- Phổ cập giáo dục trung học: Hiện tại xã chưa đạt phổ cập trung học. - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học 70%. - Tỷ lệ lao động đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động 39,2%.

b) Y tế: Trạm y tế xã vừa được xây dựng hoàn thiện năm 2010 có đầy đủ phòng khám trang thiết bị khám chữa bệnh, với 08 giường bệnh cho bệnh nhân điều trị nội trú. Trạm được biên chế 01 bác sĩ, 03 y sĩ, 01 kỹ thuật viên và 02 nữ hộ sinh.

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 1.841/5.581 người đạt 33%.

- Trạm y tế đã được đạt chuẩn quốc gia.

c) Thông tin, văn hóa:

- Đài phát thanh xã duy trì phát thanh thường xuyên với hệ thống loa truyền thanh tới từng thôn, 1/8 thôn được công nhận làng văn hóa theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch.

4.1.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội, dân cư và nhà ở. a) Hệ thống khu trung tâm:

+ Cấp xã: Phân bố đều trong khu trung tâm và có chức năng riêng biệt là, hành chính, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục thuận tiện trong sử dụng. Nhưng vẫn còn hạn chế trong việc tạo dựng bộ mặt cảnh quan khu trung tâm.

+ Cấp thôn: Phân bố đối tượng hợp lý, bán kính phục vụ tương đối đồng đều trong phạm vi 300 - 500m. Đã có 8/8 thôn có trung tâm với hạt nhân là nhà văn hóa thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Hệ thống các công trình công cộng.

+ Cấp xã: Hệ thống công trình cấp xã đã hình thành tương đối đầy đủ, tuy nhiên còn thiếu Nhà văn hóa xã, chợ đã có nhưng chưa đạt tiêu chí nông thôn mới, một số công trình chưa đủ quy mô diện tích, hình thức công trình chưa tạo được bộ mặt khu trung tâm.

Nhà ở của các hộ dân cư nông thôn, diện tích khuôn viên từ 600 - 1000m2 trong đó đất thổ cư 400m2, nhà chính từ 60 - 80m2, công trình phụ diện tích 30 - 40 m2 diện tích còn lại là đất vườn trồng rau màu, cây ăn quả. Nhà ở của các hộ hoạt động dịch vụ: diện tích lô đất từ 80 - 100m2

bám theo các trục đường chính là đường quốc lộ và trục đường trung tâm xã rộng theo mặt đường 5 - 8m xây theo dạng nhà ống.

Hiện tại trên địa bàn xã còn 50 nhà tạm.

Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn bộ xây dựng 939/1515 đạt 62%.

d) Hiện trạng công trình chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp.

Hiện tại xã chưa có hợp tác xã, mô hình kinh tế trang trại, gia trại chưa phát triển rộng, toàn xã hiện có 02 trang trại tổng hợp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hoàn toàn là hộ cá thể.

Chăn nuôi: Kinh tế trang trại, gia trại chưa phát triển, chủ yểu chăn nuôi lợn, bò, lợn rừng, nhím và gia cầm tại các hộ dân.

4.1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật. a) Giao thông.

Xã Tiên Lãng có quốc lộ 18A nối với thành phố Hạ Long, Móng Cái và quốc lộ 4B ra cảng Mũi Chùa. Hệ thống đường giao thông xã gồm đường quốc lộ đã được nhựa hóa và đường liên thôn, xóm. Từ năm 2001 đến năm 2009 hiện trạng đường giao thông trong xã cơ bản đã được cứng hóa bằng nguồn vốn nhà nước và đóng góp của nhân dân trong xã. Trong đó:

Đường trục xã dài: 4,5km đã được bê tông hóa, nhựa hóa 3,5 km/4,5km = 77,78%, đổ bê tông lòng đường rộng 7,5m lề đường rộng 1,7m.

Đường trục thôn dài: 7,8km đã cứng hóa được 3,5 km đạt 44,87% bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xi măng nhân dân đóng góp vật liệu và ngày công. Hiện nay đã xuống cấp và không đảm bảo quy mô.

Do đặc điểm đất sản xuất nông nghiệp của xã nằm không tập trung, mặt khác đất nông nghiệp nằm gần đường trục xã, thôn nên không có đường trục nội đồng.

b) Thủy lợi.

Hệ thống tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của xã hoàn toàn là nguồn tự chảy từ các hồ đập, phục vụ tưới tiêu 173/310ha.

Hiện trạng kênh mương:

Mương cấp I: 6km kiên cố hóa 5,6km năng lực tưới tiêu 95,15ha. Mương cấp II: 4km kiên cố hóa 3,5km năng lực tưới tiêu 51,90ha. Mương cấp III: 4,5km kiên cố hóa 2,0km năng lực tưới tiêu 25,95ha. Tỷ lệ mương được kiên cố hóa 11,1/14,5km đạt 76,55%. Tuy nhiên, có một số hệ thông mương đã xuống cấp.

c) Cấp nước sinh hoạt.

Tiên Lãng chưa có hệ thống cấp nước sạch, nhân dân trong xã chủ yếu dung nước giếng khoan và giếng tự đào. Toàn xã có 853 giếng đào, 20 giếng khoan, số còn lại dùng bể chứa nước mưa.

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 1.300/1.515 hộ đạt 85,80%.

d) Cấp điện.

Hệ thống điện của xã được xây dựng từ năm 1998 bằng vốn từ ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân. Số trạm biến áp 08 trong đó số trạm đạt yêu cầu 08 trạm. Số trạm cần xây mới 02 trạm. Số kilomet đường dây hạ thế 22,5 đạt chuẩn 22,5km cần xây dựng mới 2km. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

Số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn: 1,485/1515 = 98,01%. Mạng điện chiếu sáng hiện nay toàn xã chưa có hệ thống đèn chiếu sáng đường.

e) Thoát nước, sử lý chất thải và vệ sinh môi trường.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các hoạt động phát triển môi trường xanh sạch đẹp thường xuyên.

f) Nghĩa trang.

Việc mai táng, chôn cất người quá cố được tổ chức theo dòng tộc, từng thôn khác nhau theo phong tục tập quán địa phương, chưa có nghĩa trang chung cho toàn xã.

Hiện các nghĩa địa đang nằm rải rác tại các thôn trong xã và chưa được

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Lãng - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh - giai đoạn 2009-2013. (Trang 28)