Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con theo tình trạng vệ sinh thú y

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 21 đến 60 ngày tuổi tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn, TP Thái Nguyên và thử nghiệm hiệu lực của thuốc MD Nor 100 và Doxy-Tialin. (Trang 56 - 57)

Quy định 3 mức độ vệ sinh: + Tình trạng vệ sinh tốt

Chuồng trại cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi chuồng. Thường xuyên dọn phân và cọ rửa máng ăn, máng uống. Không có hiện tượng lưu phân quá một ngày trong chuồng. Thức ăn, nước uống sạch sẽ.

+ Tình trạng vệ sinh ở mức độ trung bình

Không thường xuyên dọn phân và cọ rửa chuồng, có hiện tượng phân lưu phân.

+ Tình trạng vệ sinh kém

Chuồng trại ít dọn phân và cọ rửa, có hiện tượng lưu phân trong chuồng, máng ăn máng uống không được cọ rửa thường xuyên.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 630 lợn con được nuôi trong các điều kiện vệ sinh thú y khác nhau. Kết quảđiều tra được trình bày ở bảng 2.4

2.4.5. Kết qu điu tra t l ln con nhim bnh tiêu chy theo tình trng v sinh v sinh

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy lợn con theo tình trạng vệ sinh Diễn giải

Tình trạng

VSTY chuồng nuôi

Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tốt 230 17 7,39 Trung bình 370 140 37,83 Kém 130 55 42,30 Tính chung 630 212 33,65

Bảng 2.4 cho thấy, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy lợn con nuôi trong các

điều kiện vệ sinh thú y khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Lợn con được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh thú y kém có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các lợn con được nuôi trong điều kiện vệ sinh tốt (tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con ở môi trường nuôi có điều kiện vệ sinh kém chiếm 42,30% và ởđiều kiện vệ sinh tốt là 7,39%).

Theo điều tra của chúng tôi, sở dĩ lợn con nuôi trong môi trường điều kiện vệ sinh thú y kém có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là do các lô chăn nuôi chưa quan tâm nhiều đến công tác vệ sinh thú y, chuồng nuôi đều được xây dựng theo phương thức tận dụng nguồn phân và chất thải cho nông nghiệp. Chuồng nuôi thường chia làm hai hàng, một hàng để cho lợn tập con tập ăn và hàng còn lại cho lợn con ăn tự máng tựđộng, phần cho lợn con nằm được bỏ rơm, phân xanh cho lợn dẫm đạp để tận dụng làm nguồn phân chuồng. Chính vì vậy, đây làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E. coli tồn tại và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể lợn con để gây bệnh.

Ở môi trường lợn con được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh tốt, chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, nên việc tiếp xúc với nguồn bệnh của lợn con giảm, do vậy tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy cũng thấp nhất.

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi khuyến cáo trong chăn nuôi lợn trang trại nên chú ý tới điều kiện vệ sinh thú y. Đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo… để đề phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con.

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 21 đến 60 ngày tuổi tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn, TP Thái Nguyên và thử nghiệm hiệu lực của thuốc MD Nor 100 và Doxy-Tialin. (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)