Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 21 đến 60 ngày tuổi tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn, TP Thái Nguyên và thử nghiệm hiệu lực của thuốc MD Nor 100 và Doxy-Tialin. (Trang 49)

2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Lợn con cai sữa từ 21- 60 ngày tuổi

- Thuốc nghiên cứu: MD NOR 100 và Doxy- tialin

2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm thực tập: Xã Lương Sơn – TP. Thái Nguyên. -Thời gian tiến hành: Từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014.

2.3.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tính biệt.

- Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo cá thể. - Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi.

- Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tình trạng vệ sinh. - Xác định tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con qua các tháng trong năm. - Xác định triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh tiêu chảy lợn con.

- Thử nghiệm hiệu lực của thuốc MD NOR 100 và Doxy-tialin trong

điều trị bệnh tiêu chảy lợn con.

2.3.4. Phương pháp nghiên cu

2.3.4.1. Phương pháp điều tra và theo dõi lợn con từ 21 – 60 ngày tuổi.

- Điều tra theo phương pháp chọn mẫu khi phân lô đảm bao nguyên tắc

đồng đều về tỉ lệđực cái khối lượng, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng...

- Đến một số lô trong chuồng quan sát triệu chứng lâm sàng của bệnh, ghi chép lại các kết quả thu được vào sổ theo dõi.

- Thường xuyên theo dõi tiến trình phát triển của bệnh tiêu chảy theo lô và sử dụng thuốc điều trị.

2.3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Để so sánh hiệu lực của 2 loại thuốc, chúng tôi tiến hành bố trí 2 lô thí nghiệm theo sơđồ sau:

Diễn giải ĐVT Lô 1

(ngoại)

Lô 2 (Ngoại)

Lợn con

-Loại lợn Loại Landrace Landrace

-Số lượng Con 106 106

-Tuổi Ngày 21- 60 21 – 60

Thuốc điều trị

-Tên thuốc MD NOR 100 Doxy – Tialin

-Liều sử dụng Ml 1ml/5-7kgTT 1ml/5-7kgTT -Cách dùng Lợn Tiêm bắp Tiêm bắp

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Cân khối lượng lợn con lúc 21 ngày, 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày và 60 ngày tuổi. Cân lợn vào buổi sáng sớm, sử dụng một loại cân.

- Đếm số lợn con mắc bệnh hàng ngày

* Công thức tính toán và phương pháp xử lý số liệu:

- Số liệu trong đề tài được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học (Nguyên Văn Thiện, 2000) [18] trên phần mềm Excel.

- Công thức tính toán: Sốđàn nhiễm bệnh + Tỷ lệ mắc bệnh theo đàn (%) = x 100 Sốđàn theo dõi Số con nhiễm bệnh + Tỷ lệ mắc bệnh theo cá thể (%) = x 100 Số con theo dõi

Số con khỏi

+ Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 Số con điều trị

Số con tái nhiễm

+ Tỷ lệ tái nhiễm (%) = x 100 Số con khỏi

Tổng thời gian điều trị của từng con + Thời gian điều trị (ngày) =

Số con điều trị

2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra bệnh tiêu chảy lợn con trong trại lợn Hùng Chi thuộc xã Lương sơn- TP Thái Nguyên. Và thử nghiệm hiệu lực của thuốc MD MD NOR 100 và Doxy-tialin trong điều trị bệnh tiêu chảy lợn con và thu được kết quả như sau:

2.4.1. T l mc bnh tiêu chy cá th

Chúng tôi tiến hành điều tra 630 con ở 3 lô. Kết quảđiều tra được trình bày ở bản 2.1

Bảng 2.1. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con theo cá thể Lô chuồng Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ

(con) (con) %

Lô 1 270 83 30,74

Lô 2 210 75 35,71

Lô 3 150 54 36,00

Tính chung 630 212 33,65

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của 3 lô thí nghiệm là rất cao. Trong 630 con theo dõi có 211 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ

33,65%. Ở lô 1 số con theo dõi là 270 con, số con mắc bệnh là 83 con tỷ lệ

mắc bệnh là 30,74%. Còn lô 2 thì trong 210 con theo dõi có 75 con mắc bệnh chiếm 35,71%. Và lô 3 số con theo dõi là 150 con, số con mắc bệnh là 54 con tỷ lệ mắc bệnh là 36,00% Như vậy trong tổng số 630 con được theo dõi ở 3 lô khác nhau có 212 con mắc bệnh, chiếm 33,65%.

Kết quả trên cho ta thấy tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy ở giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi là rất cao. Và không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm bệnh giữa 3 lô thí nghiệm có lẽ do cùng được nuôi dưỡng, chăm sóc trong những điều kiện như nhau… Do trong giai đoạn này nguồn thưc ăn của lợn con bị thay đổi đột ngột cho nên khi bị thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng. Mặt khác, cấu tạo hệ tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện cho nên lợn con dễ bị rối loạn tiêu hoá, từđó làm giảm sức đề kháng. Vi khuẩn E.

coli tăng cường hoạt động và gây bệnh tiêu chảy lợn con. Qua điều tra thì ở

những đàn này tỷ lệ mắc bệnh là rất cao, chiếm khoảng 36,00 – 35,7% trên tổng sốđàn điều tra.

Ngoài ra, đây là một bệnh chưa có vaccine phòng bệnh mang lại hiệu quả cao, cho nên công tác phòng bệnh chủ yếu dựa vào kết quả công tác vệ

Khi điều tra tại 3 lô khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con cũng khác nhau. lô có tỷ lệ mắc cao nhất là lô 3 tỷ lệ là 36,00%, rồi đến lô 2 có tỷ lệ 35,71% và lô có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là lô 1 chiếm tỷ lệ

30,74%.

Lô 1 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con thấp hơn 2 lô trên là do chăn nuôi ở lô 1 có sự chăm sóc, giám sát trong công tác vệ sinh phòng và điều trị

bệnh cho lợn con nên tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất.

Lô 2 và lô 3 là hai lô tỷ lệ lợn con mắc bệnh cao hơn là do 2 lô chăn nuôi chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, chếđộ chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt. Chính vì vậy, lợn con dễ cảm nhiễm với bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất.

Qua đó, chúng tôi kết luận rằng, sự khác nhau về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn cai sũa không tôt sẽảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con.

2.4.2. T l ln con mc bnh tiêu chy theo tui

Chúng tôi tiến hành điều tra 630 lợn con ở 3 lô, có độ tuổi khác nhau kết quảđiều tra được trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi Giai đoạn (ngày tuổi) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 21 - 28 630 84 13,33 29 - 35 630 53 8,41 36 - 42 630 33 5,24 43 - 50 630 23 3,65 51 - 60 630 18 2,86 Tính chung 630 212 33,65

Từ bảng 2.2 cho thấy ở các độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy lợn con cũng khác nhau. Cụ thể ở tuần tuổi thứ nhất (từ 21-

28ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất 13,33%, bước sang tuần thứ hai (từ

29-35 ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh là 8,41% sau đó giảm dần (từ 36 - 42) ngày tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh là 5,24%, bước qua giai đoạn từ (43 - 50 ngày tuổi có tỉ lệ mắc bệnh là 3,65%, từ (50 - 60) ngày tuổi có tỷ lệ măc bệnh là thấp nhất là 2,86%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Trọng Đạt (1996) [2] bệnh tiến triển mạnh nhất ở 21-28 ngày tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 50 - 60 ngày tuổi.

Lợn ở tuần tuổi thứ 21 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con là cao nhất là do một số nguyên nhân sau:

Do ở ngày tuổi thứ 21 thành phần các chất dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều so với sữa mẹ ở tuần đầu. Lúc này lợn con không còn được cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể sữa mẹ nữa. Do đó cơ thể mất

đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụđộng do mẹ truyền sang. Mặt khác hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khả năng sinh ra kháng thểđể chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này làm cho sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, lợn con dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy lợn con ở giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi.

Cũng có thể ở giai đoạn này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng nhiều, do đó lợn con bắt

đầu liếm láp những thức ăn rơi vãi và thức ăn bổ sung… đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E. coli luôn tồn tại trong môi trường.

Sang tuần tuổi thứ tư tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn hẳn so với tuần tuần thứ

ba. Ở giai đoạn này lợn con đã dần thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề

kháng của cơ thể được củng cố và nâng cao. Mặt khác sang tuần tuổi thứ tư

lợn con bắt đầu thích nghi với thức ăn từ bên ngoài nhằm bù đắp lại sự thiếu hụt dinh dưỡng, hệ thần kinh cũng phát triển hơn. Chính vì vậy mà hạn chế được nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy lợn con ở tuần tuổi thứ tư và các

tuần tuổi tiếp theo cũng vậy.

Đối với tuần tuổi thứ tám lợn con có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất . Bởi vì

đây là giai đoạn lợn con hoàn toàn quen với thức ăn và môi trường, nên tác

động của vi sinh vật không phải là chủ yếu. Tác động chủ yếu của lợn con lúc này là khí hậu, thời tiết các điều kiện xung quanh, thức ăn. Tuy nhiên những bất thường của thời tiết tác động rất lớn tới cơ thể lợn con, nếu lợn con nuôi ở

những chỗ không được sưởi ấm hay thức ăn kém có thể dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con cao hơn.

Như vậy có thể thấy lợn con ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau. Điều này liên quan đến những biến đổi sinh lý xảy ra trong cơ thể lợn con và những tác động của môi trường ngoài. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ở mỗi độ tuổi là không giống nhau.

2.4.3. Kết quđiu tra tình hình ln con mc bnh tiêu chy theo tính bit

Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn con mắc bênh tiêu chảy theo tính biệt

Lô chuồng Lợn đực Lợn cái Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ % Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ % Lô 1 135 36 26,66 135 35 26,92 Lô 2 105 34 32,38 105 32 30,47 Lô 3 75 36 38,00 87 39 44,82 Tính chung 315 106 33,65 315 106 33,65

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con thuộc các tính biệt khác nhau không có sự sai khác đáng kể. trong tổng số 630 con theo dõi, thì số lợn đực theo dõi là 315 con và mắc bệnh là 106 con chiếm tỷ

lệ 33,65%, số lợn cái theo dõi là 315 con và nhiễm bệnh là 106 con chiếm tỷ

lệ là 33,65%. Như vậy là tính biệt không ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con.

Chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu thống kê tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con qua các tháng khác nhau với điều kiện thời tiết khác. Kết quả được thế hiện ở bảng 2.4

2.4.4. T l mc bnh tiêu chy ln con theo tình trng v sinh thú y

Quy định 3 mức độ vệ sinh: + Tình trạng vệ sinh tốt

Chuồng trại cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi chuồng. Thường xuyên dọn phân và cọ rửa máng ăn, máng uống. Không có hiện tượng lưu phân quá một ngày trong chuồng. Thức ăn, nước uống sạch sẽ.

+ Tình trạng vệ sinh ở mức độ trung bình

Không thường xuyên dọn phân và cọ rửa chuồng, có hiện tượng phân lưu phân.

+ Tình trạng vệ sinh kém

Chuồng trại ít dọn phân và cọ rửa, có hiện tượng lưu phân trong chuồng, máng ăn máng uống không được cọ rửa thường xuyên.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 630 lợn con được nuôi trong các điều kiện vệ sinh thú y khác nhau. Kết quảđiều tra được trình bày ở bảng 2.4

2.4.5. Kết qu điu tra t l ln con nhim bnh tiêu chy theo tình trng v sinh v sinh

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy lợn con theo tình trạng vệ sinh Diễn giải

Tình trạng

VSTY chuồng nuôi

Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tốt 230 17 7,39 Trung bình 370 140 37,83 Kém 130 55 42,30 Tính chung 630 212 33,65

Bảng 2.4 cho thấy, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy lợn con nuôi trong các

điều kiện vệ sinh thú y khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Lợn con được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh thú y kém có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các lợn con được nuôi trong điều kiện vệ sinh tốt (tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con ở môi trường nuôi có điều kiện vệ sinh kém chiếm 42,30% và ởđiều kiện vệ sinh tốt là 7,39%).

Theo điều tra của chúng tôi, sở dĩ lợn con nuôi trong môi trường điều kiện vệ sinh thú y kém có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là do các lô chăn nuôi chưa quan tâm nhiều đến công tác vệ sinh thú y, chuồng nuôi đều được xây dựng theo phương thức tận dụng nguồn phân và chất thải cho nông nghiệp. Chuồng nuôi thường chia làm hai hàng, một hàng để cho lợn tập con tập ăn và hàng còn lại cho lợn con ăn tự máng tựđộng, phần cho lợn con nằm được bỏ rơm, phân xanh cho lợn dẫm đạp để tận dụng làm nguồn phân chuồng. Chính vì vậy, đây làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E. coli tồn tại và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể lợn con để gây bệnh.

Ở môi trường lợn con được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh tốt, chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, nên việc tiếp xúc với nguồn bệnh của lợn con giảm, do vậy tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy cũng thấp nhất.

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi khuyến cáo trong chăn nuôi lợn trang trại nên chú ý tới điều kiện vệ sinh thú y. Đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo… để đề phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con.

2.4.6. T l mc bnh tiêu chy ln con qua các tháng theo dõi

Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiêu chảy lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. Chính vì vậy, qua các tháng trong năm thì tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con có sự khác nhau. Kết quảđược thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy con qua các tháng Thời gian theo dõi (tháng) Tình hình mắc bệnh theo đàn Tình hình mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ (%) Số cá thể theo dõi (con) Số cá thể mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 7/2014 15 11 73,33 166 60 36,14 8/2014 15 12 80.0 161 45 27,95 9/2014 15 9 60,0 159 40 25,15 10/2014 15 13 86,66 144 61 42,36 Tính chung 60 45 75,0 630 212 33,65 80 27.95 73.33 25.15 60 36.14 86.66 42.36 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 7 8 9 10 Tỷ lệ mắc bệnh t heo đàn Tỷ lệ mắc bệnh t heo cá t hể

Hình 2.1. Biu đồ t l mc bnh tiêu chy ln con qua các tháng

Qua bảng 2.5 và hình 2.1 cho biết tình hình cảm nhiễm bệnh tiêu chảy lợn con nuôi tại các lô chuồng qua các tháng trong năm. Số liệu trên cho thấy tỷ lệ

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 21 đến 60 ngày tuổi tại trại lợn Hùng Chi xã Lương Sơn, TP Thái Nguyên và thử nghiệm hiệu lực của thuốc MD Nor 100 và Doxy-Tialin. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)