Đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 99)

học Sài Gòn. Từ đó, khẳng định độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá cao; đồng thời, việc khảo sát là cơ sở để điều chỉnh nội dung chưa phù hợp của các giải pháp để có thể áp dụng có hiệu quả và thực tế công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự tại trường.

3.3.2. Nội dung

Thăm dò CBVC về các giải pháp đã đề xuất đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn trong điều kiện hiện tại.

3.3.3. Đối tượng khảo sát

CBVC Phòng Tổ chức – Cán bộ và các CBVC đã từng tham gia công tác quản lý nhân sự ở trường. Tổng cộng 23 người.

3.3.4. Phương pháp

Khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi với 05 mức độ đánh giá.

3.3.5. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

TT Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 1

Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBVC về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự

60.9 (14) 34.8 (08) 4.3 (01) 2

Xây dựng, thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự

52.2 (12) 34.8 (08) 4.3 (01) 8.7 (02) 3 Phát triển và hoàn thiện hạ tầng

kỹ thuật 52.2 (12) 34.8 (08) 8.7 (02) 4.3 (01)

TT Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 4 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về

CBVC 52.2 (12) 34.8 (08) 8.7 (02) 4.3 (01) 5 Ứng dụng phần mềm quản lý vào

công tác quản lý nhân sự

30.4 (07) 60.9 (14) 8.7 (02) 6

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự

34.8 (08) 52.2 (12) 4.3 (01) 8.7 (02) 7

Nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử, đẩy mạnh việc trao đổi thông tin dưới dạng điện tử

47.8 (11) 39.1 (09) 8.7 (02) 4.3 (01) Trung bình chung 47.2 41.6 6.8 1.9 2.5

Kết quả khảo sát cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất với số ý kiến đánh giá rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao (88.8%). Điều này cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự là cần thiết trong việc đem lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhân sự cũng như công tác ứng dụng công nghệ thông tin ở trường. Số ý kiến đánh giá không cần thiết chiếm tỉ lệ nhỏ (1.9%).

Như vậy, về cơ bản sự đánh giá của người được hỏi về mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất là thống nhất.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát về tính khả thi được thể hiện ở bảng 3.2.

TT

Các giải pháp Mức độ khả thi của các giải pháp (%)

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời 1

Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBVC về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự

39.1 (09) 47.8 (11) 8.7 (02) 4.3 (01) 2

Xây dựng, thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự

52.2 (12) 34.8 (08) 4.3 (01) 8.7 (02) 3 Phát triển và hoàn thiện hạ tầng

kỹ thuật 47.8 (11) 39.1 (09) 8.7 (02) 4.3 (01) 4 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về

CBVC 47.8 (11) 43.5 (10) 4.3 (01) 4.3 (01) 5 Ứng dụng phần mềm quản lý vào

công tác quản lý nhân sự

30.4 (07) 60.9 (14) 8.7 (02) 6

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự

26.1 (06) 56.5 (13) 4.3 (01) 8.7 (02) 4.3 (01) 7

Nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử, đẩy mạnh trao đổi thông tin dưới dạng điện tử

34.8 (08) 43.5 (10) 8.7 (02) 13.0 (03) Trung bình chung 39.8 46.6 6.8 3.1 3.7

Kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy:

- So với khảo sát đánh giá về sự cần thiết, kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của các giải pháp có thấp hơn với ý kiến đánh giá khả thi đạt 86.4% so với đánh giá sự cần thiết là 88.8%.

- Các giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao, thể hiện qua ý kiến đánh giá các giải pháp đều vượt trên mức 50%. Trong đó, các giải pháp “ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý nhân sự”, “chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về CBVC” có ý kiến đánh giá tính khả thi cao nhất với 91.3%.

- Các giải pháp còn lại còn một số ý kiến quan ngại về tính khả thi khi thực hiện nhưng chiếm tỉ lệ không cao.

Tóm lại, các giải pháp này có thể triển khai vào thực tiễn để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, tác giả đã tập trung vào việc đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn. Các giải pháp này là:

1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, CBVC về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhân sự.

2. Xây dựng, thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự.

3. Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. 4. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về CBVC.

5. Ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý nhân sự.

6. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự.

7. Nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử, đẩy mạnh trao đổi thông tin dưới dạng điện tử.

Kết quả khảo sát cho thấy, các giải pháp được đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi cao, có thể triển khai vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự nói riêng ở trường đại học cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược phát triển của đơn vị. Thực hiện tốt công tác này giúp cho đơn vị góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhân sự; giúp cho việc quản lý, kiểm tra, chỉ đạo được thực hiện thuận tiện, dễ dàng; góp phần thực hiện cải cách hành chính, xây dựng môi trường làm việc điện tử, hiện đại trong cơ quan nhà nước và bắt kịp với xu hướng phát triển, hội nhập trong thời đại mới.

- Các kết quả khảo sát thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn cho thấy: Trường Đại học Sài Gòn tuy mới thành lập nhưng đã có những cố gắng triển khai thực hiện công tác này, thể hiện qua các mặt đánh giá được. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thành công, công tác này ở trường còn gặp một số hạn chế, khó khăn như chưa có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện công tác này một đồng bộ, chưa đạt hiệu quả cao so với yêu cầu phát triển của trường; hệ thống văn bản chỉ đạo của cấp trên tuy đã có nhưng chưa cụ thể, còn mang tính tổng quát; việc đầu tư cho công tác này, nhất là đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, còn gặp nhiều khó khăn.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất 07 giải pháp nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn.

- Kết quả khảo sát các giải pháp được đề xuất đã cho thấy sự cần thiết và tính khả thi cao khi thực hiện.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các cơ quan Trung ương

- Ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa nội dung thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Có giải pháp tháo gỡ các khó khăn trong việc thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay ở đơn vị sự nghiệp công lập như vấn đề sử dụng ngân sách cho công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật,…

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân TP.HCM

- Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là trường đại học.

- Tăng cường đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu thực hiện, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBVC phục vụ cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự nói riêng.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự, cho các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị các vấn đề có liên quan khi triển khai thực hiện công tác này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục – đào tạo, Hà Nội.

[2] Bộ Chính trị (khóa VIII) (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

[3] Bộ Bưu chính, Viễn thông (2007), Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 07 tháng 7 năm 2007 về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lược Cất cánh”).

[4] Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTT ngày 09 tháng 4 năm 2008 ban hành danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

[5] Võ Thiện Cang (2011), Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý nhân sự ngành giáo dục – đào tạo TP.HCM, TP.HCM.

[6] Chính phủ (1993), Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90.

[7] Chính phủ (2007), Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

[8] Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

[9] Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin 2012.

[10] Đại học Sài Gòn (2007), Định hướng chiến lược phát triển trường Đại học Sài gòn đến năm 2020 (lưu hành nội bộ).

[11] Đại học Sài Gòn (2011), Báo cáo tự đánh giá.

[12] Đại học Sài Gòn (2012), Báo cáo tự đánh giá.

[13] Lê Thanh Hà (chủ biên) (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực (trọn bộ 2 tập), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[14] Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các

trường Đại học và Cao đẳng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà

Nội.

[15] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[16] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Giáo dục đại học

(2012), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế.

[18] Đỗ Xuân Thọ (2007), Hướng dẫn áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [19] Mạc Thị Trang, Trần Thị Bạch Mai (1998), Quản lý nhân sự trong Giáo dục – Đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội.

[20] Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP.HCM (2010), Giáo trình nghiệp vụ trường phổ thông tập 3 (lưu hành nội bộ), TP.HCM.

[21] Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.

[22] Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị 15/2012/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

[23] Ủy ban nhân dân TP.HCM (2012), Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 về việc phê duyệt “Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 – 2015”.

Tiếng Anh

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

____________________________________

Thông tin về người tham dự:

Công việc hiện nay:

 Giảng viên  Sinh viên

Nội dung khảo sát

1. Anh/Chị tự đánh giá trình độ tin học của mình hiện nay đang ở mức:

 Chứng chỉ A  Chứng chỉ B  Kỹ thuật viên  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Sau đại học  Khác

2. Anh/Chị có trang bị máy vi tính cho việc học tập và nghiên cứu (máy để bàn hoặc xách tay)

 Có  Không

3. Anh/Chị vui lòng đánh dấu vào ô thích hợp theo các mức độ tương ứng với nội dung được hỏi

T T Nội dung Luôn luôn Thường sử dụng Đôi khi Ít khi Hiếm khi

1 Anh/Chị có sử dụng máy tính cho việc học tập và nghiên cứu?

2 Anh/Chị có thực hiện tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet 3

Anh/Chị có sử dụng các dịch vụ tại Trung tâm Học liệu của trường? (mượn sách, tra cứu sách…)

4

Anh/Chị có sử dụng các dịch vụ của trang thông tin đào tạo? (đăng kí môn học, xem lịch thi, điểm thi…)

T Nội dung Tốt Khá Bình Yếu khác

1 Hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giảng viên

2 Hiệu quả ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh – sinh viên

3

Hiệu quả hỗ trợ HS-SV của Trung tâm Học liệu trong việc tra cứu tài liệu học tập

4

Hiệu quả của việc quản lý đào tạo trực tuyến (đăng kí môn học, lịch

thi,...)

5 Hiệu quả của chứng chỉ CNTT đối với học sinh – sinh viên sau khi học Ý kiến khác: ………

……….….

……….….

……….…. Chân thành cám ơn sự hợp tác của Anh/Chị!

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

____________________________________

Thông tin về người tham dự:

Đơn vị công tác: ………

Nội dung khảo sát:

1. Thầy/Cô tự đánh giá trình độ tin học của mình hiện nay đang ở mức:

 Chứng chỉ A  Chứng chỉ B  Kỹ thuật viên  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Sau đại học  Khác 2. Thầy/Cô có trang bị máy vi tính tại nơi làm việc

 Có  Không

3. Thầy/Cô tự đánh giá mức độ sử dụng máy vi tính cho công việc có liên quan  Thường xuyên  Không nhiều  Thỉnh thoảng  Không sử dụng 4. Thầy/Cô sử dụng phần mềm nào sau đây để thực hiện công tác nói chung?

 MS Word  MS Excel  Phần mềm quản lý Không sử dụng 5. Thầy/Cô có sử dụng mạng Internet phục vụ cho công tác quản lý không?

 Có  Không

6. Thầy/Cô tự đánh giá mức độ truy cập vào trang thông tin điện tử trường

 Thường xuyên  Không nhiều  Thỉnh thoảng  Không sử dụng 7. Thầy/Cô tự đánh giá mức độ truy cập vào trang thông tin điện tử của đơn vị  Thường xuyên  Không nhiều  Thỉnh thoảng  Không sử dụng 8. Thầy/Cô tự đánh giá mức độ sử dụng hộp thư điện tử vào công việc

 Thường xuyên  Không nhiều  Thỉnh thoảng  Không sử dụng 9. Thầy/Cô đánh giá hiệu quả của trang thông tin điện tử trong công tác quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự ở trường Đại học Sài Gòn (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w