Nhân vật Uyêcxuyt – tương phản giữa cái tên và loài vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tương phản của victo huygo trong tiểu thuyết thằng cười (Trang 47 - 66)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Nhân vật Uyêcxuyt – tương phản giữa cái tên và loài vật

Mở đầu tiểu thuyết Victo Huygo đã giới thiệu về Uyêcxuyt và chú sói Ômô. Họ là một đôi bạn thân thiết, một tình bạn khác loài gắn bó bền chặt, cùng nhau đi hết ngả đường này tới ngả đường khác, đi hết ngã tư này đến ngã tư khác, hết quảng trường Yetbua, hết xứ này qua xứ nọ, hết lãnh địa này tới lãnh địa khác, hết phố phường lại tới thị trấn… Uyêcxuyt ở trong một cái chòi lưu động, ông biểu diễn mọi trò để kiếm sống qua ngày. Ông là một con người đa tài: múa rối, thầy thuốc, nói giọng bụng, bắt chước được giọng nói và cách phát âm của bất cứ ai khiến người nghe rất dễ lầm, một mình ông có thể làm được đủ tiếng rì rầm của cả một đám đông, ông bắt chước đủ mọi tiếng của các loài chim…; cho ta nghe một quảng trường đầy tiếng người xôn xao, hoặc một cánh đồng ồn ào tiếng súc vật, lúc thì náo nhiệt như một đám đông, lúc thì nhẹ nhàng yên tĩnh như giây phút bình minh. Bên cạnh đó ông còn là con người thâm trầm, khó hiểu và kỳ quặc. Ông có thể chữa bệnh, là một bậc học giả, một người sành sỏi, là một nhà thơ. Ông có thể sáng tác những vở kịch gia-to không kém phần thành công hơn Cha Bonua… Uyêcxuyt là con người bất bình của tạo hóa, ông sống thui thủi một mình, chỉ có con chó sói Ômô là bạn. Khi Guynplên – một đứa bé mười tuổi bị bỏ rơi ở nơi hoang vắng đã cứu được một em bé gái và chúng đã tìm tới được nơi ở

- 48 -

của ông. Trong khi những người khác dửng dưng trước hai đứa trẻ khốn khổ kia thì ông già khó tính Uyêcxuyt đã dang tay cứu chúng. Nhưng thử nhìn xem thái độ bên ngoài của ông đối với một thằng bé sẽ khiến nó sợ hãi như thế nào: Giọng của Uyêcxuyt nói với thằng bé từ trong lều hét lên giận giữ:

Ô hay, sao mày không vào?

Vào đi! – giọng nói tiếp tục – không biết ai dẫn đến cho ta một của nợ thế này, đã đói, đã rét lại không thèm vào!

Tao bảo mày vào, của nợ”.

Tuy bên ngoài Uyêcxuyt có tỏ ra hung dữ như vậy, nhưng ông không hề xấu như những kẻ vô tâm khác, ông không thờ ơ trước sự cầu cứu của đứa trẻ đáng thương và ông đã đón nhận nó, cho chúng vào căn lều nhỏ bé của mình. Trông nó ướt như chuột lại đói ret thật đáng thương nhưng ông không tỏ ra vẻ dịu dàng mà ngược lại dữ dằn cáu bẳn: “Ướt như chuột! Lạnh như ma! Thế này mà định vào nhà người ta đây! Nào, lột tuốt những của thối tha này ra, đồ bất lương!” [8. Tr 174].

Rồi bằng một bàn tay run run phũ phàng, ông giật toang những manh áo của thằng bé ra, còn bàn tay kia ông gỡ ở đỉnh xuống một chiếc sơ mi đàn ông và một cái áo chun bó sát. Ông cho nó mặc và cho nó ăn, nếu không có tình thương của một con người thì làm sao thằng bé được ở trong căn lều tuy nhỏ hẹp nhưng với đứa trẻ là căn nhà ấm cúng lại có thức ăn đáp ứng cái đói. Ông không dịu dàng như những bà mẹ hiền nhưng qua những cử chỉ của ông ta thấy một tấm lòng nhân từ. Mặc dù lúc đó chính ông cũng đang đói vì phải làm việc mệt, dạ dày lúc đó trống rỗng, cổ họng thì rát, lá lách thì đau. Ông đã dành tất cả phần ăn cho nó, tưởng rằng còn một ít sữa để ông chống lại cơn đói, nhưng ông đã hết sức ngạc nhiên khi thằng bé không phải có một mình mà nó còn mang theo cả một đứa bé gái mà nó nhặt được trên đường đi. Khi biết có thêm đứa bé đó Uyêcxuyt đã phải thốt lên: “Chưa hết sao? Có ai đấy!

- 49 -

Cứu tôi với! Phải cẩn thận! Tai vạ thứ hai! Mày đưa đến cho tao cái gì thế này thằng kẻ cướp?” [8. Tr 176]. Tưởng rằng ông sẽ tống cổ cả hai đứa ra đường nhưng không, ông đã nói với thằng bé: “Mày cũng biết là nó khát chứ? Nào phải cho nó uống. Được bây giờ đến sữa ta cũng không còn nữa” [8. Tr 176]. Cũng như đối với thằng bé, ông chu đáo thay bộ đồ ướt sũng trên người con bé và cho nó uống sữa. Ông gọi chúng là đồ thuồng luồng, thằng đốn mạt, con ranh, con đĩ, con bé trơ tráo… Tất cả những hành động đó của Uyêcxuyt ta thấy ông quả là một ông già tốt bụng tuy rằng lời nói và thái độ của ông luôn tỏ ra là một người khó tính và hung dữ, bên trong con người ông không hề như vậy ông vẫn chăm sóc hai đứa trẻ và ông chỉ uống nước lã thay thức ăn.

Từ đó Uyêcxuyt có một gia đình, ông là cha, Ômô là chú và hai đứa trẻ là những đứa con của ông. Họ sống với nhau rất vui vẻ, cùng nhau sống trong căn lều lưu động nhỏ bé, cùng đi biểu diễn các nơi. Thời gian trôi đi hai đứa trẻ đã trưởng thành, chúng đã yêu nhau và Uyêcxuyt đã rất vui vẻ vì điều đó. Vẫn những câu nói không một chút gì hiền lành mà ngược lại là những lời nói cáu kỉnh và thô lỗ: “Đồ cục súc! Cứ yêu nhau đi”. Và ông cũng sợ nếu như chúng yêu nhau quá thì cũng sẽ có hại vì thế phải đề phòng hỏa hoạn, phải tiết chế những trái tim này bằng cách thọc gậy bánh xe. Ông đã khuyên Đêa không nên quấn quýt Guynplên quá, nhưng chúng lại càng yêu nhau hơn. Đối với ông hai đứa trẻ đó như là con ruột của mình, ông chăm sóc chúng chu đáo, dạy bảo chúng, lo lắng cho chúng và đặc biệt ông hạnh phúc khi chúng hạnh phúc. Ông đã để cho căn lều của mình được “nghỉ hưu” và thay vào đó là chiếc Hộp Xanh được sắp xếp gọn gàng hơn rộng hơn rất nhiều, cứ sau mỗi buổi biểu diễn nơi ở đó lại tràn ngập không khí ấm cúng.

Dù rất yêu thương Guynplên nhưng ông không hề tỏ ra trìu mến nhẹ nhàng mà ông dạy bảo bằng những lời cáu kỉnh, có những lúc thái độ của ông

- 50 -

thật hung dữ. Ông quát mắng: Thằng ngu! Tao thấy mày ra vẻ một nhà quan sát lắm? Cẩn thận đấy, cái đó không liên quan đến mày đâu. Mày có một việc phải làm, là yêu quý Đêa… mày là thằng len lỏi, mày là thằng ăn cắp hạnh phúc… Lúc nào ông cung quở trách, nổi giận, và cuối cùng ông đằng hắng, miễn cưỡng chấm dứt việc đó bằng một nụ cười. Những lời nói của ông không được dễ nghe nhưng ý nghĩa của những câu nói đó đều là ý tốt.

Trước sự dẫn dắt của Uyêcxuyt, chiếc Hộp Xanh đi đến nhiều nơi và trở nên nổi tiếng. Cuộc sống của họ tưởng chừng cứ diễn ra một cách bình yên như vậy, ông tưởng rằng các con của mình sẽ được hưởng niềm hạnh phúc trong tình yêu. Nhưng Guynplên không chỉ là một thằng hề, anh có một thân phận cao quý – một huân tước có quyền cao trong triều đình. Guynplên đã bị một đoàn người giải đi, điều này làm cho Uyêcxuyt rất lo lắng, Huygo đã miêu tả những bộ mặt khác nhau của Uyêcxuyt, từ đó càng cho chúng ta thấy rõ hơn về tấm lòng nhân hậu của nhân vật này.

Sau khi nhìn thấy Guynplên mất hút sau cánh cửa nhà ngục Xaothuak, Uyêcxuyt đã nhớn nhác tìm một cái xó để quan sát, ông đứng đó rất lâu để chờ đợi tin tức của anh, nhưng kết quả vẫn không thấy Guynplên xuất hiện, ông đang rất lo lắng nhưng vẫn thái độ lạnh lùng làm ra vẻ vô cảm. Ông làu bàu một mình: “Đáng đời lắm, hừ thằng ăn mày! Thằng kẻ cướp! Thằng bả gà! Thằng ăn hại! Thằng phản nghịch!... Ta đã nuôi một tên phản loạn trong nhà. Thế là thoát nợ. Thật may cho ta! Nó làm hại cả nhà. Tống cổ vào nhà lao! Hừ! Càng tốt! Pháp luật thật là tuyệt vời! A! Quân bạc ác! Thế mà ta đã nuôi nó! Cứ nai lưng ra mà làm!... Hừ! Guynplên bị giam! Nó bị khổ hình! Đúng thôi. Thật công bằng, tuyệt diệu, đáng đời và hợp pháp” [9. Tr 130].

Ông thấy sung sướng vì Guynplên bị bắt, biến mất, ông coi đó như là sự giải thoát chăng? “Khi nào con bé không nhìn thấy Guynplên nữa – con ngốc ấy, hiện nay nó vẫn thấy thằng kia – nó sẽ không còn lý do gì để sống

- 51 -

nữa, nó sẽ nói: ta làm gì trên đời này? Và thế là con bé cũng sẽ đi nốt. Thượng lộ bình an. Cút đi cả hai đứa. Xưa nay ta vẫn ghét cay ghét đắng cả hai đứa nó. Chết đi, Đêa. Ôi! Ta mãn nguyện chừng nào!” [9. Tr 130].

Đó là những lời nói, lời mắng chửi mà Uyêcxuyt đã thốt lên một cách thậm tệ. Nhưng tại sao lại như vậy, phải chăng đó là sự căm thù của ông với hai đứa con nuôi. Nếu chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài để đánh giá ông thì thật là sai lầm. Những câu nói đó chứa đựng sự phẫn uất bên trong, chứa đựng tình cảm yêu thương của ông đối với đứa con của mình.

Khi ông trở về quán Tacaxtơ, ông đã ngắm nhìn Đêa và nói: “Con bé sẽ đau khổ lắm. Nó sẽ như ngọn đèn bị thổi tắt” [9. Tr 131]. Không có tình yêu thương của một người cha dành cho đứa con thân yêu thì làm sao ông có thể thốt ra câu nói đó. Để cho Đêa có thể sống vui vẻ, cho cô một nguồn ánh sáng (khi không có Guynplên) ông đã dùng tài năng của mình giả làm Guynplên. Ông giả tiếng nói, giả tiếng ầm ĩ hò reo… tạo ra không khí như mọi ngày. Giờ biểu diễn cứ như đang diễn ra bình thường như mọi ngày. Lúc này Uyêcxuyt bỗng trở nên phi thường lạ lùng, ông không còn là bản thân mình nữa mà ông là tất cả, những việc mà ông đang làm chỉ nhằm mục đích giấu Đêa về chuyện của Guynplên đã mất tích. Ông làm như Guynplên vẫn đang ở đó vẫn làm công việc của mình. Vì sao ông lại làm như vậy, vì ông hiểu rằng đối với Đêa thì Guynplên là ánh sáng, là sự sống.

Uyêcxuyt đã nguyền rủa Guynplên, coi việc biến mất của anh là sự giải thoát cho mình, nhưng thực ra không phải như vậy. Ông không hề bỏ ngoài tai những gì liên quan đến tung tích của Guynplên, ông đã dùng hết sức của đôi chân tàn chạy về hướng viên quan thiết trượng dẫn Guynplên đi . Ông lại tiếp tục đứng đó để quan sát, bỗng đâu xuất hiện một toán người khiêng chiếc qua tài đi ra. Ông đã tưởng rằng Guynplên đã chết. Uyêcxuyt thét lên: Nó chết rồi, và ông đã khóc nức nở. Một Uyêcxuyt vẫn luôn tự hào là không bao giờ

- 52 -

khóc, vậy mà ông đã rơi lệ, ông khóc vì tình thương của một người cha mất con, khóc như một đứa trẻ, khóc như một người già. Ông khóc vì tất cả những gì ông chê cười.

Một con người trái ngược hoàn toàn từ lời nói tới hành động, luôn cáu gắt giờ đây đã thay vào đó là khuôn mặt tái nhợt vì sự ra đi của đứa con yêu quý. Uyêcxuyt xanh nhợt, lờ mờ, bước thất thểu giống hệt như một bóng người trong mộng. Ông vẫn hi vọng nhưng khi nghe thấy một người nói Guynplên chết rồi thì lúc đó ông cảm thấy lạnh cả người như có rắn bò trên lưng. Niềm hi vọng cuối cùng cũng đã tan biến. Còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau của một người cha mất con, ông đau đớn và suy nghĩ cho cả Đêa rằng cô sẽ ra sao khi biết được sự thật đó. Ở ông đã có sự biến đổi, giọng của ông không còn cứng cỏi quát mắng như xưa, giờ đây nó trầm trầm không rõ và sau một câu nói lại là tiếng thở dài. Nó giống giọng của một con người mất đi niềm hạnh phúc, giọng nói có thể trở thành bóng tối.

Uyêcxuyt đã làm tất cả để giấu Đêa không cho cô biết về chuyện Guynplên đã ra đi khỏi Hộp Xanh, nhưng kết quả không được như ý muốn, Đêa bằng sự cảm nhận của trái tim cô đã biết được điều đó. Đêa đã đau buồn vô cùng, và Uyêcxuyt dành cho cô những lời khuyên bảo với giọng nói đầy lo âu, dịu dàng của người cha: “Con ơi, con có thương bố thì con đừng cựa quậy, đừng làm cho nó phát sốt. Già như bố mà cũng không chịu nổi được cái bệnh của con đâu. Con thương bố, con đừng ốm” [8. Tr 359]. Khi thì ông lên giọng, khi thì ông nài nỉ, khi giọng lại run run, có lúc lại ấp úng. Tất cả những điều đó cho thấy một tình yêu thương hết mực của người cha già giờ mới được bộc lộ rõ. Hình ảnh ông già Uyêcxuyt khó tính nay không còn xuất hiện mà thay vào đó là một người cha hiền từ.

Sau khi tưởng rằng Guynplên đã chết và bị buộc phải rời khỏi Luân Đôn, Uyêcxuyt đã đem theo Ômô và Đêa ra đi. Nhưng bỗng nhiên Guynplên

- 53 -

xuất hiện khi anh tìm được họ trên một chiếc thuyền. Lúc đó Uyêcxuyt vui sướng hét lên: “Sống rồi!”. Niềm vui sướng không thể tả hết, càng hạnh phúc hơn khi ông nhìn thấy hai đứa con lại ở bên cạnh nhau, ông coi đó chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình. Nhìn chúng bên nhau ông đã sững sờ, hớn hở, tươi cười, đầm đìa nước mắt nhìn đôi trẻ và nói một mình: “Ta chẳng hiểu gì hết. Ta là một thằng ngu ngốc u mê. Guynplên còn sống!” [9. Tr 367]. Chính ông đã phải khẳng định rằng: “Ta yêu quý cả hai đứa chúng nó”. Hạnh phúc chẳng được bao lâu khi ông chợt nhận ra Đêa đang dần thiếu đi sự sống, ông lo lắng và thốt lên “Chết rồi”, con người ông rã rời gục mái đầu xuống và vùi gương mặt nức nở vào những nếp áo dưới chân Đêa, ông ngồi đó ngất lịm đi.

Như vậy có thể thấy rằng Victo Huygo không chỉ thành công khi xây dựng nhân vật Guynplên thông qua bút pháp tương phản độc đáo mà ta còn thấy ở nhân vật Uyêcxuyt – một ông già có vẻ ngoài khó gần nhưng bản chất của ông là một con người hiền lành và phúc hậu.

2.1.3. Nhân vật Đêa – cô gái mù nhưng ẩn chứa một tình yêu rực sáng

Đêa là một cô bé có số phận bất hạnh, một đêm đông giá lạnh đã quật ngã người đàn bà đang đói rét cùng đứa con gái bé bỏng ngã xuống tuyế lạnh. Người mẹ đã chết còn đứa con bị mù. Trước hoàn cảnh nguy nan đó tưởng rằng đứa bé gái kia sẽ chết vì lạnh, nhưng định mệnh đã an bài. Chính lúc đó cậu bé Guynplên đã đi tới nơi đó, bằng lòng tốt của mình chú bé đó đã tìm thấy đứa bé gái đang bị vùi trong tuyết lạnh trên một người mẹ đã chết. Và Guynplên là người đã mang lại nguồn sống cho Đêa.

Đêa đã được Guynplên che chở, cùng tìm tới căn lều của ông già Uyêcxuyt. Tại đây cô bé đã được ông già đó chăm sóc rất chu đáo. Cô lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp với mái tóc nâu, gầy gò mảnh khảnh, cô xinh đẹp tuyệt vời, đôi mắt đầy ánh sáng nhưng đã bị mù. Cuộc sống thường

- 54 -

không được hoàn hảo, Đêa đã mất đi khả năng nhìn, đây chính là một nỗi đau của số phận. Đôi mắt to và sáng, có cái nét kì lạ, đối với cô thì nó đã tắt nhưng đối với mọi người thì nó lại long lanh. Đó là những ngọn đuốc sáng bí mật chỉ soi chiếu bên ngoài. Cô ban phát ánh sáng mà bản thân lại không có ánh sáng. Đôi mắt đã biến mất ấy luôn luôn chói ngời. Cô bé tù nhân của bóng tối kia làm bừng sáng cái nơi tối tăm mà cô đang sống. Từ tận cõi u minh nan trị của cô, từ sau bức tường đen gọi là mù lòa, cô phát tỏa ra một thứ hào quang. Cô không trông thấy mặt trời bên ngoài, nhưng mọi người lại nhìn thấy trong cô có một tâm hồn luôn tỏa sáng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tương phản của victo huygo trong tiểu thuyết thằng cười (Trang 47 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)