Nhân vật Guynplên – tương phản giữa thân thế và cuộc đời

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tương phản của victo huygo trong tiểu thuyết thằng cười (Trang 36 - 47)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.1.Nhân vật Guynplên – tương phản giữa thân thế và cuộc đời

Thằng Cười cũng như các tiểu thuyết khác của Victo Huygo là thế giới

riêng của ông do ông sáng tạo, với hệ thống nhân vật được xây dựng theo kiểu riêng của ông, với một bút pháp độc đáo.

Tác phẩm được hoàn thành vào cuối thế kỉ XIX – được coi là một trong bốn bộ tiểu thuyết lớn nhất của Victo Huygo. Nhân vật chính của truyện là Guynplên – một thằng hề - một nguyên lão nghị viện. Ngòi bút đặc sắc của nhà văn đã sáng tạo Guynplên, một kiểu nhân vật phi thường. Tính chất phi thường được khắc họa bằng nghệ thuật tương phản. Tương phản trong nhân vật hay tương phản giữa nhân vật này với nhân vật khác. Người ta thường nói

“trông mặt mà bắt hình dong, người ngợm làm sao, ruột gan làm vậy”. Ở một số nhân vật Victo Huygo rõ ràng có cách nhìn nghệ thuật mới mẻ. Giống như Cadimôđô trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari mặt mũi Guynplên khủng khiếp bao nhiêu thì tâm hồn anh trong sáng bấy nhiêu. Diện mạo anh càng ghê rợn càng làm nổi bật tâm hồn cao đẹp phi thường.

Tuy nhiên, tác phẩm ra đời gần với cuộc sống hiện đại nên đời sống xã hội và tâm lý nhân vật trong truyện đã phức tạp hơn so với các tác phẩm trước đó. Guynplên vẫn được coi là loại nhân vật có tính cách phát triển. Nhưng do

- 37 -

sự chi phối của cuộc sống, tính cách nhân vật không phải thống nhất từ đầu đến cuối, mà có lúc biến đổi. Nhìn nhận tính cách của Guynplên ta có thể so sánh với Cadimôđô, đây không phải là việc so sánh nhân vật với nhau mà là để thấy rõ hơn sự phong phú đa dạng trong tính cách con người ở từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu ở Cadimôđô là sự tương phản từ đầu đến cuối giữa hình thức và nội dung, thì ở Guynplên vẫn có giai đoạn tương đồng; sự tương đồng trong hoàn cảnh nhất định không thuộc về bản chất con người, nó chỉ lí giải sự vận động tự nhiên của tâm lý con người. Trong một chốc “Tất cả những cái gì thiêng liêng đều bị coi thường và rốt cuộc, người ta buộc phải nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo”, (K. Max và F. Engels Toàn tập tác phẩm – tập 4, tr 106).

Trước hết ta hãy xem nhà văn khắc họa chân dung nhân vật của mình như thế nào? Guynplên quả là mẫu người có một không hai. Nhà văn đã dùng thủ pháp cường điệu để đẩy một vài khía cạnh nào đấy của nhân vật tới sát ranh giới của cái cực đoan. Hãy ngắm chân dung của Guynplên: Mồm bị rạch rộng hoác tới tận mang tai, môi phanh ra, phanh nào răng, nào lợi, mũi bị cắt xẻo hầu như không còn, hai tai căng bạnh, gò má rúm lại, lông mày nhăn nheo thật là ma chê quỷ hờn. Đã thế lại thêm cái cười không làm cho bộ mặt bớt ghê rợn đi mà trái lại càng kinh khủng hơn. Bộ mặt Guynplên đã gây tác động mạnh đối với quần chúng. Ai có thể tưởng tượng đó là bốn mặt của một con người. Khuôn mặt ấy là kết quả của một ý muốn, đấng chí tôn hoàng thượng đã biến một đứa bé đáng yêu, xinh xắn thành một cái mõm thú mua vui ở các chợ phiên. Mỗi lần Guynplên xuất hiện thì trên đời này không có gì đáng cười và ghê rợn hơn thế. Cadimôđô là do cha mẹ sinh ra đã vậy, còn Guynplên lại do người ta cố tình làm ra thế. Sự độc ác của lòng dạ con người và kỹ thuật phẫu thuật hiện đại đã thay đổi hoàn toàn số phận của Guynplên.

- 38 -

Guynplên biết mình xấu, vẻ mặt của mình là điều ghê rợn đối với mọi người, nhưng chính hình dạng quái dị đó giúp anh có được hạnh phúc, thành công trong vai trò của tên hát rong, được rất nhiều người biết đến. Cái tài của nhà văn là đã xây dựng tính chất cực đoan và tương phản của các mặt vừa đối lập vừa hỗ trợ cho nhau để làm nổi bật vẻ đẹp bên trong của nhân vật. Guynplên mang trong mình dòng máu của người cha trung thực, dân chủ, nên dù số phận có bị biến đổi, anh vẫn là người có phẩm chất đáng ca ngợi. Anh không chỉ cố gắng để cứu vớt cuộc đời mình, mà còn luôn nỗ lực phấn đấu vì cuộc sống và hạnh phúc của người khác.

Mới hai tuổi, Guynplên đã bị tước bỏ hoàn toàn thân phận dòng dõi và khuôn mặt của mình. Em lớn lên cùng bọn buôn người Comprasicôx. Bộ mặt em trông lúc nào cũng như đang nhăn nhở cười ngay cả lúc không cười, ngay cả lúc muốn khóc để dùng cho những gánh xiếc. Guynplên bị ném vào cuộc mưu sinh của người lớn khá sớm, chưa đầy mười tuổi em đã phải vật lộn với cuộc sống, bon chen trong xã hội vốn không dễ dãi gì. Đến một ngày kia em bị bỏ lại trên bờ biển Porlan, chủ tâm cho chết đói, chết rét và chết một mình. Chú lang thang suốt đêm trong gió lạnh, bão tuyết, một manh áo trên người gặp bao cảnh hãi hùng, chú bé mười tuổi ấy, tưởng chừng sẽ vùi thân trong gió tuyết. Thế nhưng em vẫn đi và “Thằng nhỏ bị bỏ rơi, đã nghe thấy tiếng cháu bé hấp hối. Nó đào được cháu bé lên. Nó ẵm cháu bé vào lòng. Nó cởi áo khoác của mình ra, quấn cho cháu rồi lại ẵm cháu lên. Bây giờ gần như trần trụi dưới những đợt tuyết do gió bấc thổi tới, ôm cháu bé vào lòng nó lại cất bước đi nữa” [8. Tr 184].

Quả là đường đời đau khổ nào cũng có thêm gánh nặng. Chú bé đã kiệt quệ vì mệt và đói, nhưng dường như Guynplên cảm nhận được hơi ấm của chú đối với cháu bé là một sự hồi sinh. Vì vậy, mà nó tiếp tục bước. Ngay từ lúc còn bé Guynplên đã biết thương xót, và cứu giúp kẻ khác. Tình thương đã

- 39 -

giúp chú nghe thấy tiếng khóc của cháu bé, cho chú thêm nghị lực để vượt qua đêm đen hãi hùng, không nản chí trước sự ghẻ lạnh của mọi nhà, ẵm em bé trên tay đi mãi và cuối cùng đến được căn lều của ông già Uyêcxuyt. Rõ ràng đến đoạn này ta vẫn chưa biết gì về khuôn mặt của Guynplên, nhưng hành động cao cả đó đã gieo vào lòng người đọc một niềm cảm xúc vô bờ. Một đứa bé khốn khổ đang bị cái chết đe dọa đã cứu giúp một kẻ khốn khổ khác sắp bị vùi dập trong bão tuyết. Hai khuôn mặt áp vào nhau, truyền hơi ấm cho nhau, và “đó là cái hôn đầu tiên của hai linh hồn trong tăm tối” [8. Tr 184].

Victo Huygo đã tìm cho nhân vật của mình một điểm tựa, một gia đình. Ông chủ Uyêcxuyt đã mở rộng lòng thương đón nhận hai số phận bất hạnh và nuôi dưỡng chúng như con đẻ. Từ nay, Guynplên có một người bố, một cô em gái – Đêa, một người chú – sói Ômô. Đó là tất cả hạnh phúc của Guynplên là toàn bộ những gì anh yêu quý trong cuộc đời này. Chừng ấy con người gắn bó và chăm sóc nhau. Cuộc sống muôn vàn vật chất khó khăn nhưng cái gia đình nhỏ bé ấy vẫn ấm áp tình thương, hạnh phúc.

Mười lăm năm sau, Guynplên và Đêa đã lớn, lúc này Guynplên đã là một chàng trai 25 tuổi. “Loại trừ bộ mặt quái gở ra, Guynplên to cao, cân đối, nhanh nhẹn, chẳng dị dạng tí nào” [8. Tr 326]. Guynplên hiểu rằng suốt đời anh không thể cười, cái cười thực sự, nét hoan hỉ suốt đời trên mặt anh khiến anh cười ngay cả khi muốn khóc. Mặt anh cười nhưng tư tưởng anh không cười, và sau nét cười đó có một tâm hồn cũng biết mở rộng như tất cả chúng ta. Guynplên không biết mình là ai, mặc dù khi biết nhận thức thì khuôn mặt anh đã sẵn như vậy rồi, nhưng khi tự nhìn mình anh lại trông thấy một người xa lạ. “Người xa lạ ấy quái gở. Guynplên sống trong một trạng thái bị mất đầu, có một bộ mặt không phải là mình” [8. Tr 335]. Guynplên mơ hồ tự cảm thấy mình là đối tượng của sự đền tội. Dẫu vậy Guynplên vẫn sống tốt, đem

- 40 -

hết tài năng của mình để kiếm tiền nuôi sống cả Hộp Xanh không một lời oán thán, không một chút băn khoăn.

Đằng sau vẻ mặt quái gở, Guynplên sông với ý thức trách nhiệm và tình yêu thương vô bờ với những người thân. Anh chỉ khủng khiếp chứ không xấu, anh cũng không bị chột, điếc và khó nói như Cadimôđô. Guynplên hiểu được tất cả những gì đang diễn ra xung quanh, hiểu mình và hiểu cả người khác. Là một tên hát rong anh va chạm, tiếp xúc khá nhiều người trong xã hội, anh không lạ gì cảnh khổ của nhân dân, và cũng quá quen với lối sống xa hoa ích kỉ của tầng lớp quý tộc. Guynplên giờ đây đã trở nên nổi tiếng, đâu đâu người ta cũng hoan nghênh và đón chào, đón chào tên hề đệ nhất. Người ta tìm đến với Guynplên như đến với chén rượu, đến để quên lãng, nhưng tất cả đám dân chúng ấy không thể biết được rằng: Guynplên đang quan sát họ, xót xa thay cho cảnh nghèo khổ, hèn kém của họ.

Sống trong lao khổ bất hạnh, nhiều phen vật lộn với sự sống và cái chết, Guynplên hiểu được nỗi khổ không chỉ riêng mình chịu, cái đói cái rét còn giày vò cả một lớp người trong xã hội. Nhà văn càng lúc càng khai thác đậm hơn sự tương phản giữa ngoại hình và tính cách nhân vật. Lúc Guynplên thành công, là lúc anh băn khoăn về con người mình, anh nhận ra sự cùng khổ của bao nhiêu người khác, và anh nghiêng xuống họ. Anh đã từng mơ màng “Ôi giá mà ta có thế lực, ta giúp đỡ kẻ nghèo khổ như thế nào. Nhưng ta là gì? Chỉ như cát bụi. Ta có thể làm gì? Chẳng làm được gì cả”. Từ trên sân khấu, Guynplên nhìn lướt qua đám dân chúng tối tăm đau khổ bất tận. Diện mạo con người là do lương tâm và cuộc đời hợp thành và là kết quả của một loạt những đục khoét bí mật. “Không một đau khổ nào, không một bộ phận nào, không một ô nhục nào. Không một thất vọng nào mà Guynplên không nhìn thấy nếp nhăn. Những cái mồm trẻ con kia không được ăn. Anh kia là một người cha, chị kia đang gặp nguy khốn. Bộ mặt này vừa từ thói hư, tật

- 41 -

xấu đi ra và sắp bước vào con đường tội lỗi, và người ta hiểu được lí do vì đâu: Ngu dốt và đói nghèo. Bộ mặt kia mang một dấu vết nhân hậu buổi đầu đã bị thất vọng , xã hội gạch bỏ nay trở thành căm hờn. Trên vầng trán bà lão này thấy khó sự đói khát, trên vầng trán cô gái kia thấy rõ sự trụy lạc. Vẫn một sự việc mà ở cô gái là nguồn sống, ở chỗ kia lại bi đát hơn. Trong đám ô hợp đó có nhiều cánh tay nhưng không có dụng cụ, lớp người lao động kia không đòi hỏi gì hơn, nhưng thiếu công ăn việc làm” [9. Tr 368]. Sự tinh tường hay chính lòng cảm thông sâu sắc của Guynplên đã giúp đám dân chúng rất nhiều. Phải chăng trước đây nó đã cứu vớt một đứa bé cho nên nó lại có ý định muốn cứu giúp người đời. Guynplên là ân nhân để người nghèo khổ có được những giây phút lãng quên khỏi nhăn nhó cho hoàn cảnh của mình. Rõ ràng địa ngục dân nghèo làm nên thiên đường cho kẻ giàu sang.

Sống cùng những kẻ nghèo khổ, Guynplên mơ ước có quyền lực để giúp đỡ họ. Khi thân phận anh được làm sáng tỏ, mặc dù không được giới quý tộc chấp nhận. Guynplên vẫn lớn tiếng bênh vực tố khổ cho nhân dân: “Tôi đến đây để tố giác hạnh phúc của các ngài. Nó dựa trên tai họa của người khác. Các ngài có tất cả cái mà tất cả đó lại do cái chẳng có gì của những người khác hợp thành” [9. Tr 303]. “Tôi đến đây để làm gì à? Tôi đến để gieo rắc hãi hùng. Các ngài bảo tôi là con quái vật ư? Không tôi là quần chúng nhân dân. Tôi cười có nghĩa là: Tôi khóc” [9. Tr 314].

Anh cảm thấy xấu hổ thay cho tầng lớp mà anh phải bước chân vào nó tàn nhẫn, xấu xa độc ác quá. Thân phận anh là huân tước, dòng dõi anh cao sang nhưng anh vẫn là Guynplên. Mấy chục năm qua anh đã quen với tên gọi ấy rồi, sự đột biến này quá lớn và bất ngờ đối với anh, Guynplên tưởng chừng mình ngày càng lún sâu vào vực thẳm.

Dân chúng khắp thành phố hoan nghênh Hộp Xanh, ròn rã với “Hồng hoang chiến bại”. Guynplên đang là sự vui chơi hấp dẫn đối với tầng lớp dân

- 42 -

thường. Cuộc sống của gia đình Guynplên nhờ vậy mà đỡ khốn khó. Bao năm qua kể từ ngày bước chân vào lều của bố Uyêcxuyt, Guynplên đã gắn chặt đời mình với những người mà anh yêu quý nhất. Làm việc gì anh cũng nghĩ đến bố và Đêa, nghe lời Uyêcxuyt và chăm sóc Đêa. Guynplên làm sao quên được đêm bão tuyết của mười lăm năm trước. Trước sự ghẻ lạnh của mọi nhà, có người đã mở rộng cửa đón chú vào, nhường bánh của mình cho chú ăn, và nhường phần sữa ít ỏi cho cháu bé (bây giờ là Đêa) mà chú nhặt được. Con người ấy cũng đang rét, đói nhưng khô làm ngơ trước nỗi cơ cực của trẻ nhỏ. Đối với Uyêcxuyt, Guynplên chỉ có một lòng tôn kính và biết ơn. Tấm lòng của Guynplên với cha nuôi cũng giống như sự tôn thờ mà Cadimôđô dành cho phó chủ giáo. Trong trái tim anh phần nhiều cũng thuộc về vị ân nhân này, Guynplên đặt cha nuôi của mình và luôn làm theo những gì ông mong muốn. Guynplên đặt cha nuôi của mình cao hơn hàng vua chúa, anh đã từng quát tháo vào mặt đầy đủ các tước vị trong Nghị viện “Một tên vua đã bán ta, một dân nghèo đã đón nhận ta. Ai đã cắt xẻo ta? Một tên vua. Ai đã chạy chữa và nuôi nấng ta, một người chết đuối”. Anh chỉ chấp nhận tước vị và của cải nếu được sống cùng Uyêcxuyt và Đêa. Cầm tiền trong tay, anh cũng chưa nghĩ đến mình mà “Cái này dành cho bố Uyêcxuyt của tôi”. Thái độ tình cảm của Guynplên dành cho cha nuôi không phải là việc đáp đền ơn nghĩa mà cao hơn nó thể hiện phẩm chất cao quý, lòng nhân ái của anh.

Tuổi thơ Guynplên bất hạnh, cơ cực, anh lại đón nhận một tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khác. Đó là Đêa, cô gái mù mồ côi gặp chàng trai côi cút, họ gắn chặt nương tựa vào nhau. Họ yêu nhau, tình yêu trong sáng cao thượng tới mức thánh thiện. Không có gì có thể đến gần cô, không một phút nào Guynplên sao nhãng tôn thờ Đêa. Hai bản năng một bên là lý tưởng, một bên giới tính đang tranh giành nhau trong người anh. Cuối cùng thần ác bị xô ngã, trong Guynplên chỉ còn trái tim, bếp lò là tình yêu và ngọn lửa, vẻ mù lòa của

- 43 -

Đêa không phải là trở ngại đối với Guynplên, trái lại đó là hạnh phúc, bởi có mù Đêa mới không nhìn thấy khuôn mặt của anh xấu như thế nào. Guynplên dành cho cô cả sự sống, tình yêu và thiên đường. Guynplên cực xấu nhưng anh lại cực tốt. Đó là sự tương phản đối lập độc đáo của nhân vật này.

Tiếp theo ta thấy được ở Guynplên một con người đáng quý, khi nhận được bức thư của nữ công tước Giôzian điều đó đã làm anh cảm thấy một thèm muốn cực kì phức tạp, không thỏa mãn được. Cuối cùng lương tâm người đang yêu đã chiến thắng, Guynplên đã tự tay mình đốt bức thư của vị nữ công tước đó đi. Vì ai? Đó là vì Đêa, Đêa luôn tỏa sáng và Guynplên trở về đúng nghĩa trái tim mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau lần đó anh lại càng yêu Đêa hơn nữa, ảo vọng phù phiếm, ham muốn đời thường không thể xô ngã anh, lôi anh khỏi Đêa. Diều đó lí giải tại sao khi ở Nghị viện về,không tìm thấy bố và người yêu, anh đã có ý định tự

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tương phản của victo huygo trong tiểu thuyết thằng cười (Trang 36 - 47)