5. Cấu trúc đề tài
1.2.2. Sự tương phản giữa thời gian xác định và thời gian không xác định
Không gian và thời gian là yếu tố hiện thực gắn liền với cuộc sống. Trong tác phẩm văn chương qua thao tác của người nghệ sĩ nó trở thành yếu tố nghệ thuật. Nhà lí luận văn học người Nga D. X. Likhachôp đã viết: “Hơn mọi loại hình nghệ thuật văn học thực sự trở thành nghệ thuật thời gian. Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể đồng thời là công cụ phản ánh của văn học, rằng văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong các hình thức hết sức đa dạng của thời gian” (D. X. Likhachôp – Sđd).
Nghiên cứu vấn đề thời gian trong nghệ thuật ở đây là trong văn học , là khám phá một yếu tố thi pháp giúp ta cảm nhận tác phẩm văn học trong cái cụ thể, sáng tạo của nó đồng thời định hình được quan điểm nghệ thuật và phong cách nhà văn.
Tìm hiểu về sự tương phản giữa thời gian xác định và thời gian không xác định trong tác phẩm Thằng Cười là để xác định xem câu chuyện có được xác định bằng thời gian lịch sử hay không.
Trước hết khảo sát thời gian xác định được thể hiện rất nhiều qua các sự kiện
Thời gian lịch sử của truyện, tác giả mượn nước Anh để nói nước Pháp. Ông mượn thời đại cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII để nói về thế kỉ thứ XIX mà ông đang sống. Ở đó những mốc thời gian được xác định khá cụ thể.
Khảo sát tác phẩm thời gian xác định được nêu ra nhằm làm cho câu chuyện đúng như những gì diễn ra tại thời điểm đó, khiến các sự kiện được kể đúng như thật:
- 26 -
Huân tước Linơx Clăngsacli, nam tước Clăngsacli và Hâncơvin, kiêm hầu tướcCorlêon của Xixin, có lâu đài Clăngsali do Êđua Lão vương xây dựng năm 914 để chống quân Đan Mạch [8. Tr 30].
Thế kỉ mười bảy, thế kỉ vĩ đại là một trong những thời kì ấy[ 8. Tr 32]. Từ năm 1834 đến năm 1876 [8. Tr 40].
Vào thế kỉ mười bảy [8. Tr 41].
Đám dân Hung này là bọn li giáo đến mức tổ chức lễ Đức Bà lên trời vào ngày 27 tháng 8 [8. Tr 46].
Năm 1688 ở nước Anh có sự thay đổi triều đại [8. Tr 49].
Suốt tháng chạp năm 1689 và suốt tháng giêng năm 1690 [8. Tr 51]. Cái năm gian khổ 1690 còn khắc nghiệt hơn cả những mùa đông nổi tiếng đầu thế kỉ mười bảy [8. Tr 51].
Vào lúc xẩm tối một ngày rét buốt của tháng giêng năm 1690 [8. Tr 51]. Năm 1822 người ta còn trông thấy trước lâu đài Đuvrơba người treo cổ được quét dầu bóng [8. Tr 70].
Gion Pentơ, tên đốt kho hàng Brxmớt, bị treo cổ và quét nhựa đường năm 1776 [8. Tr 70].
Tu viện trưởng Coiơ, gọi là Giăng Họa sĩ năm 1777 (tr. 70, t1).
Năm 1788 nó vẫn còn tốt. Tuy vậy năm 1790 người ta đành phải thay nó [8. Tr 71].
Đó là hiên tượng mở đầu của trận bão tuyết ngày 17 tháng 3 năm 1867 [8. Tr 80].
Năm 1866 hoạt động của đường dây cáp xuyên Đại Tây Dương thường xuyên bị rối loạn mỗi ngày hai tiếng, từ giữa trưa đến hai giờ, bởi một thứ sốt cách quãng [8. Tr 80].
Cái đập bảo hộ xây dựng ở Croazi năm 1760 [8. Tr 85]. Một thứ tháp chuông ngoài biển, đã bị bỏ đi năm 1802 [8. Tr 101].
- 27 -
Thế kỉ mười hai việc bổ khuyết duy nhất cho ngọn hải đăng đó là một cái bễ lò rèn vận hành bằng một thứ dây móc sắt có tạ bằng đá, lắp thêm vào cái lồng lửa năm 1610 [8. Tr 113].
Trong trận phong ba đáng ghi nhớ hôm 27 tháng 7 năm 1867, ở Giecxê, sau 14 tiếng đồng hồ lồng lộn, gió bỗng lặng hẳn [8. Tr 130].
Eo đất Porlan cách đây 200 năm [8. Tr 180].
Chưa bao giờ lại quyết liệt rõ ràng như năm 1660 [8. Tr 210]. Ngày mồng 10 tháng 8 năm 1653 [8. Tr 210].
Năm 1650 nghị viện có ban bố một văn bản [8. Tr 212].
Năm 1660 ông lấy làm tiếc là người ta đã hạn chế chỉ treo cổ có 10 tên giết vua. Ở thế kỉ mười tám, nữ công tước Bary, con gái của một viên nhiếp chính là hình ảnh thu gọn của tất cả những nhân vật ấy trong một điển hình tục tĩu và vương giả [8. Tr 214].
Từ thế kỉ mười sáu đó là một điểm duyên dáng của phụ nữ [8. Tr 239]. Năm 1824 Oowgien Đêvêrya lần đầu tiên dám để râu [8. Tr 241].
Năm 1702 Praixơ Đêvêrơ là người thứ nhất dám đi giữa công chúng với bộ tóc tự nhiên uốn rất khéo của mình [8. Tr 241].
Năm 1680 đã xuất hiện đầu trần với bộ tóc màu hung đỏ, rắc phấn và lởm chởm mới mọc [8. Tr 241].
Tháng 3 năm 1694 phần nào đã làm giảm thể thống bộ tóc giả khi bỏ nó ra khỏi đầu các vị giám mục, linh mục và lệnh cho các chức sắc trong giáo hội phải để tóc tự nhiên [8. Tr 242].
Hội Lady Guinea vẫn tồn tại ở Pall Mall đến năm 1792 [8. Tr 243]. Ngày 30 tháng giêng năm 1649 ([8. Tr 243].
Năm 1700, một người Pháp tên là Fortơrôs muốn xây dựng ở Pari một “rạp xiếc Hoàng gia” [8. Tr 249].
- 28 - Anh sinh năm 1664 [8. Tr 249].
Cuộc cách mạng năm 1688 [8. Tr 250].
Nước Anh có năm 1642, nước Pháp có năm 1789; nhiều khi nó còn nuốt sống cả kị sĩ, thế là nước Anh có năm 1649, nước Pháp có năm 1793 [8. Tr 251].
Anna xuất hiện năm 1702, khi mà Luy XIV suy tàn [8. Tr 253].
Năm 1589, một cái chai gắn nhựa đường nhờ một người đánh trạch biển trong vòng cát nổi Epiđiom Prômongtôrium tìm thấy [8. Tr 261].
Tháng 6 năm 1596, rằng tại nước này người ta bị gấu ăn thịt [8. Tr 263]. Tám ngày sau [8. Tr 262].
Năm 1615 có đến năm mươi hai bầu rượu [8. Tr 264]. Theo biên niên sử năm 1649 [8. Tr 309].
Năm ấy là năm 1705, Guynplên sắp hai mươi tuổi [8. Tr 321].
Từ năm 1689 đến năm 1704 đã có một sự thay đổi hình dạng [8. Tr 354]. Vào năm 1704 ấy [8. Tr 354].
Đêm 29 tháng giêng năm 1690, trên bờ biển Porlan, từ một em bé trở thành người lớn, và ngày nay được gọi là Thằng Cười [8. Tr 384].
Ở nước Anh có từ năm 1678 [8. Tr 386]. Năm 1666 đã chứng minh điều ấy [9. Tr 5]. Cuối đông năm 1704 – 1705 [9. Tr 7]. Cách đây ba năm, năm 1702[ 9. Tr 9]. Ngày 23 tháng chạp năm 1868 [9. Tr 11].
Nước Anh không phải ở vào năm 1199 [9. Tr 45].
Năm 1867 người ta xử phạt một người đàn ông chặt làm bốn mảnh để dâng cho người đàn bà, là nữ hoàng [9. Tr 65].
Hôm nay, ngày thứ 29 tháng 1 năm 1690 của Đức Chúa chúng ta [9. Tr 95].
- 29 -
Nghị viện được hỏi ý kiến năm 1782 về nam tước Xitnây do Elizabet Peri khiếu nại; năm 1798 về nam tước Cômông do Tômax Xtêpântơn khiếu nại; năm 1803 về nam tước Săngđô do cha Timoen Brigiơ khiếu nại; năm 1831 về nguyên lão Banbiun do trung tướng Noulix khiếu nại [9. Tr 100].
Ngày mồng 4 tháng 10 năm 1867 [9. Tr 102]. Dưới bầu trời sang của đêm tháng 4 [9. Tr 115].
Năm 1086 họ đặt nền tảng cho chế độ phong kiến [9. Tr 251].
Giáo hoàng can thiệp hộ nhà vua và rút phép thông công các huân tước năm ấy là năm 1215 [9. Tr 251].
Năm 1248 là năm của các “Tạm ước Ôcxphơc” [9. Tr 251].
Năm 1293 vua nước Anh vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của pháp đình nguyên lão nước Pháp [9. Tr 252].
Vào thế kỉ mười ba họ đã có chiến thắng Livơ [9. Tr 252]. Cho đến thế kỉ mười lăm [9. Tr 252].
Năm 1534 Luân Đôn trục xuất La Mã, giới nguyên lão tán thành cuộc cải cách và các huân tước thừa nhận Lute đòn trả đũa việc rút phép công năm 1215 [9. Tr 253].
Tước thế tập đã tắt năm 1471, và của một Buôcsiê, huân tước Rôbơxa, mà tước thế tập đã tắt năm 1429 [9. Tr 254].
Vào cuối thế kỉ mười bảy, bằng văn kiện thứ mười, năm 1694 [9. Tr 254]. Năm 1694, năm đáng lưu ý [9. Tr 255].
Tranh luận xem công tước Menơ có đứng trong hang nguyên lão như bá tước từ năm 1458 không [9. Tr 255].
Hội nghị kéo dài bắt đầu từ ngày mồng 3 tháng 11 năm 1640 [9. Tr 258].
Một bức tượng trưng chiến thắng Câtvôn đánh vào quân Brơtan năm 574 [9. Tr 258].
- 30 -
Trong cái gia đình tàn tạ năm 1347 của dòng họ Cunin ngày xưa [9. Tr 261].
Năm 1705, số huân tước trẻ tuổi này không kém mười hai người ([9. Tr 282].
Quinxbơry, Mônrô và Rôxbuôc mãi năm 1707 mới được gia nhập [9. Tr 282].
Vị em út nghị viện thời kì ấy là huân tước Gion Hecvê, được phong nam tước và nguyên lão năm 1703 [9. Tr 296].
Tước thế khanh không tương lai của ông này sẽ tắt vào năm 1709 [9. Tr 297].
Hàng loạt ngày, năm, tháng được xác định cụ thể trong tác phẩm, bên cạnh đó tác giả cũng đã xây dựng những khoảng thời gian không xác định:
Khảo sát tác phẩm thời gian không xác định có số lượng ít hơn so với thời gian xác định. Nhờ sự đối lập rõ rệt này làm cho tác phẩm có độ chân thực rất cao. Cụ thể về thời gian không xác định chỉ có một số ít như:
Vào thời kì thơ ngây và độc ác, điều đó làm nảy sinh ra một nghề đặc biệt [8. Tr 33].
Ngày xưa, trong cung vua nước Anh [8. Tr 35]. Cách đây gần 100 năm [8. Tr 39].
Ngày nay [8. Tr 39].
Qua tất cả các thời kì lịch sử [8. Tr 42]. Quãng giữa thế kỉ [8. Tr 43].
Thời ấy phương Bắc [8. Tr 43].
Suốt thời gian chiếc thuyền con trong vịnh [8. Tr 84]. Thuở ấy [8. Tr 160].
Cách đây mấy tiếng [8. Tr 169].
- 31 - Hồi ấy ở đây [8. Tr 176].
Từ thời trùng hưng của Saclơ đệ Nhị [8. Tr 243].
Lúc ấy đang thời kì giữa Hootxtet và Ramidi [8. Tr 252].
Thời ấy, Luân Đôn chỉ có một cái cầu là cầu Luân Đôn [9. Tr 5]. Vào thời kì rất xa về sau nữa [9. Tr 30].
Ngày nay đã bị phá hủy [9. Tr 38]. Ngày xưa còn là ghết [9. Tr 38].
Lúc này ngài đang ở cách Luân Đôn hai mươi ba dặm [9. Tr 118]. Lúc ấy giá có ai nhìn từ phía bên kia nhà tù [9. Tr 200].
Ngày hôm nay gặp anh [9. Tr 211]. Từ trước đến nay [9. Tr 230]. Vả lại thời ấy [9. Tr 235].
Thời ấy nghĩ đến cảnh mình sẽ bị đọa đầy [9. Tr 200].
Thông qua việc khảo sát thời gian xác định và thời gian không xác định trong tác phẩm từ đó có thể thấy rằng mật độ sử dụng hoàn toàn khác nhau và sự đối lập tương phản được thể hiện rất rõ.