Trái nghĩa với vai trò thể hiện hiện thực tâm trạng

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ chế lan viên (Trang 48 - 72)

9. Bố cục khóa luận

2.3.1.2 Trái nghĩa với vai trò thể hiện hiện thực tâm trạng

Đến với những vần thơ Chế Lan Viên, người đọc không khó để có thể nhận ra hình ảnh của một con người luôn đan xen nhiều tâm trạng, thoắt vui, thoắt buồn, khi đau khổ, khi hạnh phúc, vừa thất vọng lại vừa hi vọng.

- Tâm trạng của một “cái tôi” cô đơn, bế tắc, không tìm được sự đồng điệu ở thế giới thực tại.

Trước cách mạng tháng Tám, cũng như biết bao những thế hệ trẻ đương thời Chế Lan Viên chưa tìm được lối đi cho bản thân mình. Đau đớn và xót thương cho thực tại đen tối của đất nước, cho cuộc sống nô lệ, lầm than cả nhân dân nhưng thi nhân vẫn chưa tìm được con đường để thoát ra khỏi thực tại đen tối đó. Bất lực trước cuộc đời, ông đành trốn mình trong quá khứ,tìm về thời kì vàng son trước kia của vương quốc Đồ Bàn. Nhưng càng trốn tránh càng thấy cô đơn, “càng đi sâu càng thấy lạnh”. Chế Lan Viên bơ vơ trước cuộc đời và con người.Cô đơn trước cuộc đời, Chế Lan Viên thoát li thực tại để tìm sự giải thoát ở cõi siêu hình bất tận:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.

(Những sợi tơ lòng)

Trốn vào thế giới hư ảo, nhà thơ trình bày “cái tôi” mang màu sắc cô đơn triết học của mình. Cô đơn trước đồng loại, con người trốn vào mộng tưởng, vào quá khứ và vào ngay bản thể của mình:

Tạo hóa hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc! Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian! Muôn cảnh đời chỉ làm ta vướng mắt Muôn Vui Tươi nhắc mãi vẻ Điêu tàn

(Những sợi tơ lòng)

Hay

Ta vẫn thấy hồn ta buồn ủ rũ Và cõi lòng dày đặc bóng đêm mờ

Vì, bạn ơi, trong bao tia nắng rỡ Tia nào đau rơi tự nước Chàm ta?

(Nắng mai)

Đọc Điêu tàn ta thấy những đối cực luôn tồn tại trong con người Chế

Lan Viên như một phần máu thịt, không sao dứt bỏ được. “Cái tôi” trong

Điêu tàn luôn phân cực: mùa xuân về, đất trời khởi sắc nhưng Chế Lan Viên

vẫn loay hoay giữa hai tâm trạng buồn vui:

Ta những muốn vui cười, ta những muốn Dẹp sầu tư ca hát đón xuân tươi

Nhưng, than ôi, xuân về trong nắng sớm Mà lòng ta, đóng lạnh giá băng thôi.

( Xuân về)

Vui cười và sầu tư là hai từ trái nghĩa chỉ các trạng thái cảm xúc của con người. Đặt vui cười cạnh sầu tư ta thấy được sự đối lập trong tâm trạng

của thi nhân, giữa mong ước và hiện thực tâm trạng. Thi nhân những muốn vui cười, những muốn hòa mình cùng không khí vui tươi của đất trời khi vào xuân nhưng ước muốn vẫn chỉ là ước muốn, lòng thi nhân vẫn “đóng lạnh giá băng”. Thêm một lần nữa trái nghĩa ngữ cảnh lại được Chế Lan Viên sử dụng để thể hiện thế giới tâm trạng phức tạp, đầy mâu thuẫn của mình. Đó là sự đối

lập giữa cảnh và tình, giữa xuân về trong nắng sớm và lòng ta đóng lạnh giá băng. Cảnh thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng với xuân về trong nắng sớm

nhưng lòng người thì chẳng thể nào vui cùng xuân được. Cảnh vật càng rực rỡ, tươi sáng bao nhiêu thì lòng người lại càng chán nản, u buồn bấy nhiêu.

Ta còn bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên tâm trạng đau đớn của một “cái tôi” bế tắc và tuyệt vọng:

Ta nhắm mắt mặc cho yên Hiện Tại Biến dần ra Dĩ Vãng ở trên mi

Thay đổi rồi vẫn còn thay đổi mãi Không gian kia còn lúc chuyển thiên đi

(Tạo lập)

Hay

Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận

Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành Và Hiện Tại biết cùng chăng hỡi bạn, Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh

(Những nấm mồ)

Sử dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần các cặp từ trái nghĩa chỉ thời gian Dĩ vãng – Hiện tại – Tương lai, Chế Lan Viên muốn nói với chúng ta nhiều

điều. Nếu như con người ta sống luôn sống với hiện tại và đặt một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng thì thi sĩ họ Chế ngược lại. Thi nhân không tin vào hiện tại, thi sĩ chối bỏ cả tương lai để thu mình trở về với quá khứ. Bắt gặp trong thơ ông, sự bế tắc đến tột cùng của người thi sĩ trẻ trước thời đại đảo điên.

Như vậy nổi bật nhất của tâm trạng nhà thơ qua Điêu tàn không phải là

cái yêu thương mơ màng hay là cái buồn man mác mà là nỗi đau xót giận hờn

chua chát một cách say mê. Dường như trong Điêu tàn, đau thương, u buồn là

một cái gì đó cố hữu, bản chất. Có sự đối lập giữa u buồn, đau thương, âu lo với một chút vui tươi nhưng vui tươi chỉ là thứ để biểu hiện nỗi buồn. Nhà thơ lấy cái vui tươi để làm phương tiện nghệ thuật nâng cao cái buồn đau.

- Tâm trạng vui tươi, phấn khởi khi tìm được hướng đi cho đời mình, thơ mình.

Trong lúc Chế Lan Viên đang lạc vào cõi siêu hình, hư vô và ngày càng bi quan, bế tắc vì chưa tìm được hướng đi cho đời mình, cho thơ mình thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Chính Cách mạng đã làm “thay đổi đời tôi,

thay đổi thơ tôi” như lời nhà thơ đã từng nói. Từ một người trốn thoát thực tại, suy tưởng về thế giới huyền ảo, ông trở thành một con người hành động.

Tập Ánh sáng và phù sa ra đời 1960 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong

sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên. Ánh sáng của Đảng và phù sa của cuộc đời đã giúp ông chiến thắng nỗi đau riêng để vươn tới niềm vui chung của dân tộc. Và từ đây những vần thơ hay nhất của ông lần lượt xuất hiện.

Có thể nói, sự đổi thay trong tư tưởng, trong nhận thức của Chế Lan

Viên đã dẫn tới những thay đổi trong thơ. Ánh sáng và phù sa là một tập thơ gần như đối lập với Điêu tàn dưới nhiều góc độ. Nếu Điêu tàn là cực âm,

chuộng gam màu u tối, dựng nên một thế giới ma quái, đầy xương khô, sọ

người, thế giới của những nỗi buồn, sự mất mát thì Ánh sáng và phù sa là

một cực dương với gam màu tươi sáng, là hành trình về với sự sống, niềm vui, về với thế giới rộng lớn của con người.

Không còn là tâm trạng của cái tôi cô đơn, bế tắc, Chế Lan Viên khát khao thoát khỏi “phòng nhỏ bé” để hòa nhập với tất cả.

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

(Tiếng hát con tàu)

Sự đối lập mạnh mẽ giữa cặp từ trái nghĩa tính từ chỉ tính chất mênh mông – nhỏ hẹp đã cho ta thấy nhận thức mới mẻ của thi nhân trong hành

trình về với Tổ quốc, về với nhân dân. Hơn lúc nào hết thi nhân thấy rõ ý nghĩa cuộc hành trình thay đổi của mình

Ngày đau khổ khép tay trong khổ cực Nay mở tay ra bến rộng sông dài

Bằng việc sử dụng cặp từ trái nghĩa động từ: khép tay – cuộc sống đóng kín, không giao tiếp với bên ngoài, mở tay – cuộc sống hòa hợp, giao

hòa với tất cả, Chế Lan Viên đã thể hiện được ý nghĩa lớn lao của cuộc hành trình trong tâm tưởng của mình. Nếu như cuộc sống thu mình khiến thi nhân đắm chìm trong những chuỗi ngày đen tối, khổ cực thì cuộc sống mở lòng mình để hòa nhập với cuộc sống của nhân dân, với cuộc chiến đấu của dân tộc lại mang đến sự rộng mở cho tâm hồn thi nhân, thi nhân đã tìm lại được giá trị tâm hồn mình đã mất.

Xưa ở sông Ngô ta đã đánh mất vàng Đánh mất tâm hồn ta. Nhưng hiện tại Như sông Tương đã trả lại vàng ta

( Vàng của lòng tin)

Cặp từ trái nghĩa danh từ chỉ thời gian: Xưa – Hiện tại là sự chuyển

biến của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên, nó không diễn ra một sớm

một chiều mà đó là cả một hành trình gian lao khổ cực. Vàng là cái có giá trị,

quý giá cũng như tâm hồn nhà thơ. Xưa thì hồn thơ ấy thoát li hiện thực song giờ đây hồn thơ ấy đã hòa nhập vào với cuộc sống, đến với nhân dân và có ích cho đất nước, cho dân tộc. Chế Lan Viên đã hòa “cái tôi” vào “cái ta”, hòa một vào muôn, hòa cái cô đơn, lẻ loi vào với trăm người. Và khi đã tìm lại được tâm hồn, ông có khát vọng lên đường để đến những vùng xa xôi của Tổ quốc, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Mở lòng mình để hòa nhập vào không khí chung của thời đại, Chế Lan Viên đã hòa “cái tôi” cùng “cái ta” chung của dân tộc để nói lên tiếng nói của quần chúng nhân dân.

Đó trước hết là tiếng nói căm thù đối với giặc ngoại xâm – những kẻ đã gieo trên đất nước ta bao mất mát, đau thương.

Xé thân thể ta thành máu thịt đôi miền Xé nhân dân ta thành hai dòng trong đục Để tâm hồn ta thanh khi nhớ, khi quên.

Đó còn là tiếng nói thể hiện ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, là lời tự hứa của bản thân tác giả trước nhân dân, đất nước: chiến đấu tới hơi thở cuối cùng để mang lại hòa bình cho Tổ quốc thân yêu.

Ở đâu? Ở đâu? Ở đất anh hùng

Người ngã xuống tựa máu mình đứng dậy Người sống khiêng người chết để xung phong Người chết cũng thành vũ khí tiến công

(Ở đâu ở đâu, ở đất anh hùng) Các cặp từ trái nghĩa động từ ngã xuống – đứng dậy, hình ảnh người sống khiêng người chết để xung phong như dựng lên trước mắt chúng ta

hình ảnh một đất nước, một dân tộc bất khuất, kiên cường và gan góc. Phải chịu biết bao những đau thương cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng nhân dân, đất nước ấy vẫn sôi sục một ý chí tiến công, một niềm tin bất diệt vào tương lai.

Ở đâu? Ở đâu? Có sự tuyệt vời Chiến đấu chống Tây

ba nghìn ngày không nghỉ

Lại chiến đấu ba nghìn ngày chống Mĩ Mà hoa trên đầu súng lại càng tươi

(Ở đâu ở đâu, ở đất anh hùng)

Lại thêm một lần nữa Chế Lan Viên đã thực sự thành công khi sử dụng những từ trái nghĩa ngữ cảnh để tạo ra ý nghĩa tu từ lớn lao cho những hình

ảnh thơ. Súng là biểu tượng của chiến tranh, của sự hủy diệt. Còn hoa là biểu

đấu kiên cường của nhân dân. Họng súng của kẻ thù đã lia đến mọi ngõ ngách của đất nước ta, chúng gây cho dân tộc ta những nỗi đau không thể bù đắp nhưng không vì thế mà nhân dân ta chịu khuất phục, mà lung lạc ý chí. Liên tục phải đối mặt với những trận chiến đầy gian lao “Chiến đấu chống Tây ba nghìn ngày không nghỉ/ Lại chiến đấu ba nghìn ngày chống Mĩ”, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn luôn tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. “Hoa trên đầu súng lại càng tươi” - ẩn sau những câu thơ niềm tự hào về tinh thần chiến đấu của nhân dân.

Cùng dân tộc trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì, Chế Lan Viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nhà thơ chiến sĩ: dùng ngòi bút của mình, dùng tiếng thơ của mình để cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, góp phần to lớn vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Và qua những vần thơ hào hùng ấy, ta thấy được tâm trạng, tấm lòng của một thi sĩ yêu quê hương, đất nước mình tha thiết.

- Tâm trạng buồn của Chế Lan Viên trong những năm cuối đời

Nhưng khi những trận đánh hào hùng của lịch sử đã qua đi, Chế Lan

Viên quay trở lại những suy nghĩ về “cái tôi” của mình. Do vậy trong Di cảo thơ ta bắt gặp một Chế Lan Viên trầm lắng hơn, ông đã chuyển giọng:

Giọng cao bao năm, giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn với im lìm của đất.

(Giọng trầm)

Trầm giọng hơn nhưng cũng sâu sắc hơn, Chế Lan Viên lùi lại phía sau để suy tư về cuộc đời và sự nghiệp, “cái tôi” lúc này hướng nội để chiêm nghiệm, triết lí những vấn đề có liên quan đến con người. Và trái với giọng thơ hào sảng của những năm kháng chiến, thơ Chế Lan Viên thời kì này nói nhiều hơn tới những nỗi buồn. Đó trước hết là nỗi buồn của con người có

niềm khát khao, có hoài bão lớn nhưng cái mà con người ấy thu được chỉ là “con tép con”

Cười mình vung lưới rộng Thu về con tép con

(Tuổi già làm thơ tứ tuyệt)

Vung lưới rộng và con tép con là những từ trái nghĩa ngữ cảnh. Nếu như vung lưới rộng là hình ảnh ẩn dụ để chỉ hoài bão, những mong muốn lớn lao của người nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình thì con tép con là những

kết quả mà người nghệ sĩ ấy đạt được song những cái đạt được ấy lại vô cùng nhỏ bé. Đây chính là sự đối lập giữa ước mơ và kết quả thu được của người nghệ sĩ. Và cũng thông qua sự đối lập này ta thấy rõ nỗi lòng, tâm trạng của thi nhân. Câu thơ như một sự tự nhận thức nghiêm khắc của Chế Lan Viên về thơ mình. Thi nhân cười nhưng đó là tiếng cười đầy chua xót trước sự bất lực của bản thân. Tuy nhiên, sự tự nhận thức ấy không khiến cho nhà thơ trở nên nhỏ bé mà ngược lại nó càng nâng cao hơn tầm vóc của một người nghệ sĩ luôn cố gắng nỗ lực để cống hiến hết mình.

Ta còn thấy trong nhưng câu thơ sự đau đớn của nhà thơ khi tác giả nhận ra những điều mình làm trước nay hóa ra chỉ là “ảo tưởng”:

Anh dựng những câu thơ cầu vồng ngũ sắc Ra khỏi đó, người ta rơi tõm vào đống rác Anh dựng những câu thơ hoa quỳnh

hoa huệ đầm hương Ra khỏi đó, chạm vào điều thối hoắc

(Ảo tưởng)

Xuất hiện liên tiếp trong bốn câu thơ những cặp từ trái nghĩa ngữ cảnh.

Đó là sự đối lập giữa cầu vồng ngũ sắc và đống rác, giữa hoa quỳnh, hoa huệ với điều thối hoắc. Nếu như cầu vồng ngũ sắc là hình ảnh biểu tượng

cho cái đẹp, cho sự sáng trong, tinh khiết thì đống rác lại khiến người ta liên

tưởng tới những cái đã không còn giá trị, những cái đã bị vứt bỏ. Nếu như

nhắc đến hoa quỳnh, hoa huệ người ta vẫn thường nghĩ ngay đến sự đẹp đẽ

cũng như mùi thơm quyến rũ của những bông hoa nhưng với Chế Lan Viên,

thi nhân chỉ thấy nó thối hoắc. Phải chăng rằng mượn hình ảnh cầu vồng ngũ sắc, hoa quỳnh, hoa huệ Chế Lan Viên muốn nói tới những nội dung phản

ánh trong thơ mình. Chế Lan Viên hay viết về cái đẹp, ông dựng lên trong những thi phẩm của mình bao hình tượng thơ đẹp đẽ nhưng thời gian trôi qua, khi nhìn lại những câu thơ của mình, thi nhân nhận thấy điều ấy không phải, còn một khoảng cách rất xa giữa nội dung phản ánh và hiện thực cuộc sống đang diễn ra. Hóa ra hiện thực ấy không lung linh, không đẹp như trong những câu thơ mà hiện thực ấy còn có biết bao điều đáng phải bàn, đáng để suy nghĩ.

Không chỉ là nỗi buồn khi Chế Lan Viên tự nhìn nhận lại hành trình

sáng tạo nghệ thuật mình, đến với Di cảo thơ ta còn bắt gặp nỗi buồn của một

người nghệ sĩ có trách nhiệm trước thời đại. Xã hội đổi thay, con người cũng thay đổi, hoàn cảnh mới của thời đại khiến họ không còn là chính mình.

Mỗi ngày anh đạo diễn vở kịch đời anh không thứ lớp Đoạn đằng sau có khi diễn trước

Đoạn đầu tiên lại để sau cùng

Trăm vai phản diện, chính diện ư, cho đến màn phông Đều anh cả

Không màn phông chỉ có trái tim nhức buốt Lại phải đóng vai hề cười cợt

Đóng quan tòa ư? Để xử tội phạm lại là chính mình

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ chế lan viên (Trang 48 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)