Trái nghĩa với vai trò thể hiện hiện thực cuộc sống

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ chế lan viên (Trang 27 - 48)

9. Bố cục khóa luận

2.3.1.1 Trái nghĩa với vai trò thể hiện hiện thực cuộc sống

* Hiện thực về vương quốc Chàm trong quá khứ và hiện tại

Ra đời năm 1937, khi Chế Lan Viên mới 16, 17 tuổi và đang là học sinh trung học ở Quy Nhơn, giữa lúc phong trào thơ Mới đang cực thịnh thì

Điêu tàn “đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ như một niềm kinh dị” (Hoài

Thanh, Hoài Chân).Và cũng ngay từ tập thơ đầu tay này, tài năng của một hồn thơ cũng đã được thể hiện trên nhiều phương diện.

Ở tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã sử dụng một cách đậm đặc các từ

trái nghĩa: có tới 104 từ trái nghĩa được nhà thơ sử dụng. Trong đó, trái nghĩa tính từ được tác giả sử dụng nhiều nhất với 32 lần xuất hiện chiếm 30,8%, tiếp đó là trái nghĩa danh từ với 30 lần xuất hiện chiếm 28,8%, trái nghĩa động từ là 26 lần chiếm 25% và trái nghĩa ngữ cảnh là 16 lần chiếm 15,4%. Sở dĩ những từ trái nghĩa được sử dụng nhiều như vậy là do ở thời điểm này, Chế Lan Viên cũng như rất nhiều những thanh niên đương thời chưa tìm được con đường đi cho mình. Không tìm được sự đồng điệu ở hiện tại, thi nhân đắm mình trong quá khứ vàng son của kinh đô Đồ Bàn xưa. Và với việc sử dụng một cách dày đặc các từ trái nghĩa, Chế Lan Viên đã qua thơ mình phản ánh một cách chân thực, rõ nét hình ảnh vương quốc Chàm trong quá khứ và ở thời điểm hiện tại, qua đó làm nổi bật hiện thực đất nước trong những năm trước Cách mạng đồng thời thể hiện được tâm trạng đầy mâu thuẫn trong tâm hồn thi nhân.

Khắc họa hình ảnh vương quốc Chàm, Chế Lan Viên xây dựng nó ở nhiều khía cạnh khác nhau: thái bình – chiến tranh, thịnh trị - hủy diệt, khi thì hiện lên với những hình ảnh kì dị của cõi âm, khi thì nó hiện lên qua hình ảnh thơ hư ảo, lúc này là cảnh u buồn, ảm đạm nhưng ở trang khác cảnh vật lại tươi tốt, sáng trong…. Và cũng chính nhờ việc sử dụng thành công hệ thống các từ trái nghĩa cùng với năng lực cũng như vốn văn hóa sâu rộng mà với

Điêu tàn, Chế Lan Viên đã làm thức dậy hình ảnh cả vương quốc Chiêm

Thành xa xưa.

Với việc sử dụng hàng loạt những cụm từ miêu tả thuộc tính của đối tượng để tạo phép trái nghĩa, Chế Lan Viên đã đưa người đọc trong hành trình tâm tưởng về với Chiêm Thành xưa, một Chiêm Thành nguy nga, tráng lệ với điện đài, thành quách:

Đây, đài các huy hoàng trong nắng Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh Đây, chiến tuyến nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.

( Trên đường về )

Nhưng quá khứ càng huy hoàng, càng rực rỡ bao nhiêu thì thực tại lại hoang tàn, đổ nát bấy nhiêu:

Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi, Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

( Trên đường về )

Nếu như quá khứ của vương quốc Chàm là bức tranh với những gam màu sáng, với những hình ảnh tươi vui, đẹp đẽ thì hiện tại chỉ còn là bức tranh với gam màu u tối, tất cả đã bị chôn vùi bởi lớp bụi của thời gian, bởi biến cố của thời đại. Xuất hiện trong những dòng thơ của Chế Lan Viên sự

đối lập gay gắt của những hình ảnh: nếu như trước đây điện các huy hoàng trong nắng, đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh… thì giờ đây những hình ảnh đó đã bị xóa nhòa, thay vào đó là bức tranh của thời hiện tại: tháp gầy mòn vì mong đợi, đền xưa đổ nát, tượng Chàm lở lói… Đặt các biểu thức miêu tả

của cảnh vật ở thời điểm hiện tại đồng thời càng làm nổi bật hình ảnh đẹp đẽ của Chiêm Thành trong quá khứ, qua đó bộc lộ những tình cảm thầm kín trong tâm hồn nhà thơ.

Nuối tiếc quá khứ, không tìm được sự đồng điệu ở hiện tại khiến Chế Lan Viên như lạc lõng giữa cuộc đời. Nhìn những cảnh rực rỡ của mùa xuân cuộc đời nhưng nhà thơ lại chỉ thấy đó là những hình ảnh gợi về những đau thương của nước Chàm xưa:

Đây tà áo chuối non bay phơ phất Phơi màu xanh lấp lánh dưới sương mai Đây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói Đây hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi.

( Xuân về )

Thế nhưng dưới cái nhìn của một tâm hồn “đa sầu đa cảm”, Chế Lan Viên chỉ thấy:

Hãy bảo ta : cánh hoa đào mơn mởn Không phải là khối máu của dân Chàm

Cành cây thăm nghiêng mình trong nắng sớm Không phải là hài cốt vạn quan Chiêm.

( Xuân về )

Với Chế Lan Viên, một thế giới rực rỡ, đầy vàng son đã chấm dứt và

thay vào đó là một thế giới mà con người ta sống chỉ thấy toàn U Buồn và Đau Khổ.

Vì U Buồn là những đóa hoa tươi Và Đau Khổ là chiến công rực rỡ

( Đừng quên lãng)

Những từ trái nghĩa trong câu thơ đã được Chế Lan Viên sử dụng để tạo ra các nghịch dụ hay nói khác đi là sự kết hợp của các từ biểu thị khái

niệm đối lập nhau. Nếu những đóa hoa tươi vẫn thường được nhắc đến như

một biểu tượng của sức sống, của niềm vui, hạnh phúc thì trong cảm nhận của

nhà thơ những đóa hoa tươi lại là tượng trưng cho sự U Buồn. Nếu những

chiến công mang lại cho con người ta niềm sung sướng thì với Chế Lan Viên

Đau Khổ mới là chiến công rực rỡ. Dùng cách nói ngược nghĩa, Chế Lan

Viên đã thể hiện một cách đậm nét thực tại u tối qua đó gián tiếp thể hiện sự nuối tiếc quá khứ vàng son. Phủ nhận thực tại, ngợi ca quá khứ là một cách để Chế Lan Viên thể hiện sự chối bỏ hiện thực cuộc sống của mình.

Xuất hiện trong tập thơ Điêu tàn với tần xuất lớn: 8 lần xuất hiện trong các bài thơ, cặp từ trái nghĩa động từ cười – khóc có một ý nghĩa đặc biệt

trong việc thể hiện hình tượng vương quốc Đồ Bàn.

Thôi vắng bặt từ đây bao giây phút Mà tiếng cười ghê rợn dậy vang mồ Mà hơi khóc rung dài giây gió lướt Mà thời gian náo động cõi Hư Vô

(Mồ không)

Hay như trong bài Xương vỡ máu trào cụm từ này cũng được lặp đi lặp

lại nhiều lần:

Hãy quay cuồng, múa may trong gió lốc Hãy cười những điệu cười như điệu khóc.

Hay như

Cũng quay cuồng, múa may và nghiêng ngả Cả cười thét, khóc gào vang núi cả

Cười – khóc cặp từ trái nghĩa chỉ hai trạng thái cảm xúc đối lập của con

người. Nếu như tiếng cười được cất lên khi con người có được những niệm vui, cảm nhận được sự hạnh phúc của cuộc đời thì tiếng khóc lại bật ra khi con người gặp chuyện không vui. Tiếng cười là biểu hiện của một tâm trạng

vui tươi thì tiếng khóc lại là sự vỡ òa của những nỗi khổ đau, những điều bất hạnh. Nhưng giường như với Chế Lan Viên lại không giản đơn như vậy. Thi sĩ cười nhưng không phải vì hạnh phúc mà đó là tiếng cười ra nước mắt, tiếng cười mà nghe như tiếng khóc não nề, một tiếng cười mà nước mắt chảy ngược

vào trong, một điệu cười mà như điệu khóc. Thông qua việc sử dụng cặp từ

trái nghĩa này ta thấy được sự phức tạp trong tâm hồn nhà thơ.

Như vậy, bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là sự có mặt của các từ trái nghĩa, hình tượng vương quốc Chàm của một thời quá khứ đã qua như hiện lên chân thực và rõ nét trước mắt người đọc. Khắc họa hình tượng vương quốc Chàm, ta còn thấy ở sau đó tâm trạng và tấm lòng của một người dân mất nước. Hình ảnh vương quốc Chàm hoang tàn, đổ nát ở thời hiện tại phải chăng chính là hiện thực đất nước ta trong những năm tháng chiến tranh, khi bị cày xới bởi bom đạn của kẻ thù. Chế Lan Viên đau nỗi đau của dân tộc bị đánh mất tiếng nói của mình nhưng thi nhân vẫn chưa tìm được cho mình con đường để giải thoát, ông đành trốn mình vào quá khứ, vào thời đại vàng son của vương quốc Đồ Bàn.

* Hiện thực đất nước trong và sau chiến tranh

Suốt đời mình, Chế Lan Viên đã sống cho đất nước và cho thơ. Suy nghĩ, trăn trở về Tổ Quốc là một niềm say mê lớn của Chế Lan Viên và ông đã gửi gắm một phần không nhỏ những suy nghĩ, trăn trở ấy trong những vần thơ để rồi cũng từ đây, Chế lan Viên đã để lại cho chúng ta một di sản lớn: những bài thơ viết về Tổ Quốc, quê hương.

Chế Lan Viên là một người suy tưởng nhiều về đất nước: đất nước trong quá khứ, hiện tại, tương lai; đất nước với lịch sử, tư thế, vận mệnh luôn là điều khiến Chế Lan Viên băn khoăn, trăn trở. Trải qua quá trình trưởng thành của nhà thơ, đất nước trong cái nhìn luôn mới mẻ cũng có nhiều biến đổi.

Trước Cách mạng tháng Tám, đất nước trong thơ Chế Lan Viên chưa được nhận thức một cách rõ ràng. Chế Lan Viên biết phải đi tìm một điều gì đó nhưng chưa tìm ra được. Ông vẫn ẩn mình trong “thung lũng đau thương”. Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công thì cũng là lúc Chế Lan Viên từ bỏ “thung lũng đau thương” ra “cánh đồng vui” với những định hướng mới, suy tưởng mới. Chế Lan Viên đã thay đổi. Ông thực sự đã trở về “gặp lại nhân dân”. Thơ ông bắt đầu viết về “cái chung” và trong những vần thơ viết về “cái chung” đó, hình ảnh đất nước chiếm vị trí trung tâm. Trải qua các giai đoạn của đời mình cũng như của lịch sử dân tộc, Chế Lan Viên đã phản ánh đất nước vào thơ mình trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Và cũng ở thời điểm này, những vần thơ hay nhất của Chế Lan Viên về đề tài đất nước cũng lần lượt xuất hiện. Trong đó tiêu biểu phải kể đến các bài thơ: “Tiếng hát con tàu”, “Giữa tết trồng cây”, “ Bay qua mặt trời”, “Ý nghĩ mùa xuân”, “Người đi tìm Hình của Nước”, “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”, “Đừng quên”, “Đế quốc Mĩ kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta”, “Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa”…

- Hiện thực đất nước sau kháng chiến chống Pháp

Với hai tập thơ viết trong thời kì kháng chiến Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, chim báo bão đã có tới 320 từ trái nghĩa được nhà thơ sử dụng để thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình. Trong đó Ánh sáng và phù sa là tập

thơ có số lần xuất hiện của các từ trái nghĩa nhiều hơn với 196 từ trái nghĩa: trái nghĩa danh từ có 80 từ được sử dụng chiếm 40,8%, trái nghĩa động từ là 32 từ chiếm16,3%, trái nghĩa tính từ là 56 từ chiếm 28,6% và trái nghĩa ngữ cảnh là 28 từ chiếm 14,3%. Việc sử dụng rất nhiều những từ trái nghĩa, đặc biệt là trái nghĩa danh từ là một điều dễ hiểu và hoàn toàn có thể giải thích được. Ra đời vào giai đoạn 1955 - 1960 - thời điểm mà đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh chống Pháp, miền Bắc bước vào thời kì hòa bình và đi

lên chủ nghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh ấy, đất nước ta có biết bao thay đổi và để thể hiện sự đổi thay đến kì diệu đó thì không một biện pháp nghệ thuật nào mang lại hiệu quả bằng việc sử dụng những cặp từ trái nghĩa.

Viết về đất nước sau những năm kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên dành nhiều bài thơ để nói về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh. Ta thấy trong thơ ông hình ảnh một đất nước đang vươn mình trỗi dậy với một sức mạnh không gì có thể ngăn cản được.

Đêm qua xuân nói những gì?

Mà sáng nay hoa hồng đều chớm nở Những cành đào mở môi trong gió Cúc ngã tròn bên lối nhỏ xuân đi.

( Ý nghĩa mùa xuân)

Không còn là hình ảnh của những “bom tấn”, của “máy chém”, của “thuốc độc”…mà thay vào đó là hình ảnh của những sắc hoa. Sự xuất hiện của hình ảnh “cánh đào mở môi trong gió”, “hoa hồng chớm nở” phải chăng rằng chính là hình ảnh của đất nước Việt Nam đang vươn mình hồi sinh sau những tháng năm quằn quại dưới gót chân giày xéo của quân thù.

Để làm nổi bật sự bừng sáng, sự vươn mình sống dậy sau buổi bình minh lịch sử đó của Tổ Quốc, quê hương thì có lẽ không một biện pháp nào mang lại hiệu quả to lớn bằng việc sử dụng những cặp từ trái nghĩa. Với việc

sử dụng những cặp từ có nghĩa tương phản chỉ thời gian: đêm – ngày, bóng đêm – ban ngày…. Chế Lan Viên đã thể hiện được sự hồi sinh mãnh liệt và

nhanh chóng của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Một sự hồi sinh đi

từ “bóng tối” ra “ ánh sáng”

Bóng tối qua rồi ánh sáng hừng đông

Hay

Nếu như bóng tối, bóng đêm là những hình ảnh tượng trưng cho những

năm tháng đất nước còn ngập chìm trong cảnh nô lệ, vất vả và gian lao thì

ánh sáng, bình minh, mặt trời … lại là những hình ảnh tượng trưng cho cuộc

sống mới của đất nước, nhân dân, một cuộc sống quang đãng, sáng sủa. Có được sự đổi thay đến kì diệu đó là nhờ công sức, máu xương của lớp lớp

những người dân Việt Nam. Chính nhờ sức mạnh toàn dân đó mà những bóng đêm, bóng tối, những mùa đông dài đằng đẵng, những trời mây xám xịt….biểu thị những tháng ngày đất nước còn gian nan, vất vả, nhân dân còn sống cuộc đời ô nhục, nô lệ đã đi qua nay chỉ còn lại ánh sáng, bình minh, ban ngày…với ý nghĩa cuộc sống mới, ngày mới tự do.

Có hề gì! Mùa đông dù dài đằng đẵng Nhưng đã chờ hoa thì hoa phải thắng

Không dừng lại ở đó, Chế Lan Viên còn như đưa người đọc trở về quá khứ để chứng kiến tận mắt những sự đổi thay kì diệu đó.

Hà Nội – Nam quan dây đàn vĩ đại Đường đi Nam bánh sắt tiến lên dần Ga chết rồi, tàu kêu ga sống lại

Cầu trỗi mình theo nhịp búa trăm cân.

( Cờ đỏ mọc trên quê mẹ)

Sự sống đã trở lại và mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Mỗi ngày ta rót hàng nghìn tấn than vào nhà máy trên biên giới Thì mỗi đêm, mắt đất vỉa than lại đẻ ra hàng nghìn sinh lực mới Rừng cũ vơi than

Rừng mới lại sinh thành.

( Tàu đi)

đặc biệt thành công khi sử dụng những nghịch dụ để nói về sự hồi sinh mạnh mẽ đó.

Bãi tha ma. Đất ấm hơi người Cỏ mùa xuân lên tươi tốt quá.

( Cỏ nghĩa trang)

Bãi tha ma - cái địa danh mà chỉ mới nói đến thôi người ta đã không muốn nghĩ tới. Nhắc đến bãi tha ma, người ta nghĩ ngay tới sự lạnh lẽo,

hoang vu, sự chết chóc. Ấy vậy mà trong cảm nhận của Chế Lan Viên tác giả thấy tha ma vui, tha ma ấm hơi người. Để rồi nhà thơ phải thốt lên

Tha ma vui như nằm giữa nông trường

Chính ánh sáng và sức nóng của lí tưởng cách mạng đã soi rọi tâm hồn nhà thơ khiến tâm hồn ấy bừng sáng ngay cả trong những ngày u tối nhất của lịch sử dân tộc.

- Hiện thực đất nước trong những năm kháng chiến chống Mĩ

Đắm mình trong những trang thơ của Chế Lan Viên trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ta thấy hiện lên qua những trang viết hình ảnh đất nước Việt Nam sau những năm tăm tối, đau thương nay đã thực sự bừng sáng, vươn mình sống dậy sau buổi bình minh của lịch sử. Chế Lan Viên không giấu nổi niềm tự hào của mình khi đứng trước Tổ Quốc tươi đẹp đang hồi sinh từng ngày. Có thể nói âm hưởng chủ đạo của thơ Chế Lan Viên viết về đất nước giai đoạn này là giọng điệu trữ tình ngợi ca. Nhưng khi cả đất nước

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ chế lan viên (Trang 27 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)