Trái nghĩa với vai trò thể hiện tính hiện thực

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ chế lan viên (Trang 27)

9. Bố cục khóa luận

2.3.1 Trái nghĩa với vai trò thể hiện tính hiện thực

Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra cách hiểu về tính hiện thực. Theo đó, tính hiện thực trong các tác phẩm văn chương có thể được hiểu theo hai nghĩa.

Với nghĩa rộng, thuật ngữ này biểu hiện một thuộc tính của văn học trong mối liên hệ với hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học vào hiện thực khách quan.

Thuật ngữ tính hiện thực còn được các nhà nghiên cứu sử dụng với ý nghĩa hẹp hơn, chỉ mối tương quan phù hợp như thật giữa phản ánh của văn học với cái hiện thực đời sống được miêu tả. Ở trường hợp này, tính hiện thực sẽ trái nghĩa với khái niệm ước lệ.

Tính hiện thực là một đặc tính quan trọng của các tác phẩm văn chương nghệ thuật, một tác phẩm có giá trị thì tác phẩm ấy trước hết phải mang tính hiện thực sâu sắc.

Là một người nghệ sĩ đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của dân tộc, Chế Lan Viên cũng đã làm tốt vai trò của một người “thư kí trung thành của thời đại”. Đọc thơ Chế Lan Viên, người đọc như được chứng kiến, được tận mắt thấy bức tranh hiện thực đời sống đương thời được tác giả phản ánh trong thơ. Cuộc sống đi vào thơ Chế Lan Viên vô cùng phong phú, sống động, tuy nhiên trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đi sâu phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong việc thể hiện hiện thực cuộc sống và hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong việc thể hiện hiện thực tâm trạng của thi nhân.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng từ trái nghĩa trong thơ chế lan viên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)