Các chủng vi sinh vật thử nghiệm

Một phần của tài liệu Tạo các hạt nanochitosan tripolyphosphate có kích thước khác nhau bằng phương pháp liên kết ion và đánh giá hoạt tính đối kháng vi sinh vật của chúng (Trang 27 - 30)

1.3.1. Bacillus subtilis

Bacillus subtilis đƣợc phát hiện lần đầu tiên trong phân ngựa (1941) bởi Tổ chức y học Nazi của Đức.

Theo khóa phân loại của Bergey, vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc Bộ:

Eubacteriales, Họ: Bacillaceae, chi:

Bacillus, Loài: Bacillus subtilis.

Hình 1.8: Hình thái của

Bacillus subtilis, còn đƣợc gọi là trực khuẩn cỏ khô hoặc trực khuẩn cỏ, là một loài vi khuẩn Gram dƣơng, catalase dƣơng tính. Bacillus subtilis có dạng hình que, tròn hai đầu, kích thƣớc 0,5 - 0,8 x 1,5 - 3μm., có khả năng tạo bào tử, có khả năng chịu đựng đƣợc các điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt. Mặc dù loài này thƣờng đƣợc tìm thấy trong đất, tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy Bacillus subtilis cũng tồn tại trong ruột ngƣời, động vật [34].

Phát triển bằng cách nảy mầm do sự nứt bào tử, không kháng acid, có khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm, tia tử ngoại, tia phóng xạ... (Tô Minh Châu, 2000).

1.3.2. Bacillus cereus

Bacillus cereus là trực khuẩn Gram dƣơng, theo phân loại quốc tế thuộc giới bacteria, ngành fimicutes, lớp Bacilli, bộ Bacillales, họ Bacillaceaem, chi Bacillus, loài

Cereus.

Bacillus cereus là loài vi khuẩn hiếu khí, bào tử dạng hình ovan, có khả năng sinh nha bào, đƣợc phát hiện đầu tiên trong một ca

nhiễm độc thực phẩm vào năm 1995. Bacillus cereus có khả năng tạo nội bào tử, kích thƣớc 0,5-1,5 x 2-4 μm. Vi khuẩn không tạo giáp mô, không có khả năng di động. Vi khuẩn Bacillus cereus thƣờng tồn tại trên nhiều loại thực phẩm nhƣ rau quả, thịt và các loại thực phẩm đã và chƣa qua chế biến. Vi khuẩn này có khả năng tổng hợp ngoại độc tố và độc tố gây nôn mửa (emetic toxin), là nguyên nhân của các bệnh nhƣ nôn mửa, tiêu chảy [40].

1.3.3. Micrococcus luteus

Micrococcus luteus là vi khuẩn Gram dƣơng, có dạng hình cầu. Theo hệ thống phân loại nó thuộc ngành Actinobacteria, bộ Micrococcales, họ Micrococcaceae, chị

Micrococcus, loài M. luteus. Nó đƣợc tìm thấy

Hình 1.9: Hình thái của

Bacillus cereus

Hình 1.10: Hình thái của

trong đất, bụi, nƣớc, và không khí, trên da động vật có vú. Micrococcus luteus đƣợc phát hiện bởi Sir Alexander Fleming trƣớc khi ông tìm ra Penicillin vào năm 1928 [37].

1.3.4. Listonella damsela

Listonella damsela còn có tên gọi khác là Photobacterium damselae (trƣớc đây gọi là Vibrio damsela) đƣợc phát

hiện bởi Smith và cs năm 1991.

Theo hệ phống phân loại nó thuộc giới Proteobacteria, ngành

Gammaproteobacteria, bộ Vibrionales, họ Vibrionaceae, chi Vibrio, loài

Photobacterium damselae [42].

Là vi khuẩn gram âm, kích thƣớc 1,5 x 1,0 mm, không di động, không có

lông roi. Là một loại vi khuẩn gây bệnh cho động vật biển và con ngƣời.

1.3.5. Nấm men Candida albicans

Theo hệ thống phân loại Candida albicans thuộc giới Fungi, ngành Ascomycota, lớp Saccharomycetes, bộ Saccharomycetales, họ Saccharomycetaceae, chi Candida, loài C. albicans. [35]

C. albicans là một loại nấm men sinh sản bằng đơn bào nảy chồi. Tế bào có dạng hình tròn đơn lẻ, kích thƣớc 2-4μ, thành tế bào mỏng. Bên cạnh có một số tế bào nảy chồi. Cạnh đó có tế bào dài, ngắn, gắn vào nhau bằng điểm yếu dễ gẫy. Ký sinh trên bề mặt của da và niêm mạc, bệnh nấm candida không chỉ biểu hiện ngoài da mà còn tạo nên các vết loét hoặc giả mạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong thực quản, dạ dày, ruột hay bộ phận sinh dục nam nữ. Tuy không gây tử vong nhƣng bệnh thƣờng tái nhiễm dai dẳng, gây khó chịu và ảnh hƣởng lớn đến sức

Hình 1.11. Hình thái của

Photobacterium damselae

Hình 1.12. Hình thái của Candida albicans

khỏe con ngƣời.

1.3.6. Nấm mốc Fusarium oxysporum

Nấm Fusarium oxysporum thuộc giới Fungi, nhóm Ascomycota, lớp Sordariomycetes, bộ Hypocreales, họ Nectriaceae, chi Fusarium, loài F. Oxysporum [36]. Nấm có sợi đa bào, màu sắc tản nấm màu trắng phớt hồng, sinh sản vô tính tạo ra hai loại bào tử lớn và bào tử nhỏ. Bào tử lớn cong nhẹ một đầu thon nhọn, một đầu thon gãy khúc dạng hình bàn chân nhỏ, thƣờng có 3 ngăn ngang. Bào tử nhỏ đơn bào hình trứng, bầu dục dài hoặc hình quả thận đƣợc hình thành trong bọc giả trên cành bào tử không phân nhánh, trong khi đó bào tử lớn hình thành từ cành bào tử phân nhánh nhiều, xếp thành tầng. Nấm còn sinh ra bào tử hậu hình cầu, màng dày màu nâu nhạt, kích thƣớc bào tử lớn 35-50 x 3,5-5,5 µm và bào tử hậu từ 9-10 µm.

Nấm Fusarium oxysporum là loại nấm sống trong đất và phân bố rộng rãi trong các loại đất trồng trọt và đất cỏ, loài nấm này bao gồm hơn 100 dạng chuyên hoá và chủng nấm gây bệnh héo đối với nhiều loại rau,chuối, tiêu, cà chua, khoai tây, cây họ Bầu Bí Dƣa và nhiều cây cảnh khác.

Một phần của tài liệu Tạo các hạt nanochitosan tripolyphosphate có kích thước khác nhau bằng phương pháp liên kết ion và đánh giá hoạt tính đối kháng vi sinh vật của chúng (Trang 27 - 30)