Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54 - 59)

hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

4.1.2.1. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương

Chó thường được nuôi theo phương thức thả rông, nếu chó bị nhiễm sán dây thì rất dễ phát tán mầm bệnh, làm cho người và các vật nuôi khác dễ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis.

Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó cao thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis ở lợn. Vì vậy, nghiên cứu về thành phần loài sán dây tại các địa phương và tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia

hydatigena ở chó là cần thiết.

Bảng 4.5. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên

STT Thành phần loài sán dây Phân bố (xã) Tỷ lệ thường gặp (%) Mỏ Chè Phố Cò Bá Xuyên 1 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758). + + + 100 2 Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) + + + 100 3 Taenia hydatigena (Pallas, 1766) + + + 100 4 Taenia pisiformis (Bloch, 1780) - + + 66,67 5 Multiceps multiceps (Leske, 1780) - + - 33,33 Ghi chú: (+): có phát hiện thấy (-): không phát hiện thấy

Kết quả bảng 4.5 cho thấy:

Đã phát hiện được 5 loài sán dây ký sinh ở chó trên địa bàn thị xã Sông Công, đó là các loài: Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758), Taenia hydatigena

(Pallas, 1766), Taenia pisiformis (Bloch, 1780), Multiceps multiceps (Leske, 1780),

Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819).

Các loài sán dây chúng tôi phát hiện đều nằm trong danh sách các loài mà Phan Thế Việt và cs (1977) [17], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [5] đã công bố. Đó là:

Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis, Multiceps multiceps

được tìm thấy trên chó Việt Nam.

Sự phân bố các loài sán dây ở các xã, phường nghiên cứu không giống nhau: Ở phường Phố Cò phát hiện thấy cả 5 loài sán dây, nhưng ở xã Bá Xuyên không phát hiện thấy loài Multiceps multiceps, phường Mỏ Chè không phát hiện thấy 2 loài Taenia pisiformis và Multiceps multiceps.

Từ kết quả bảng 4.5, chúng tôi có nhận xét: Chó nuôi tại 3 xã, phường thuộc thị xã Sông Công nhiễm sán dây tương đối phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, mức độ phổ biến các loài sán dây có sự sai khác nhau, tần xuất xuất hiện biến động từ 33,3 - 100%.

Mặc dù có sự khác nhau về chu kỳ sinh học, nhưng sự tồn tại và phát triển của các loài giun, sán đều chịu tác động của nhiệt độ và ẩm độ. Thị xã Sông Công thời tiết khí hậu nóng về mùa hè, giao mùa có sự thay đổi thất thường của mưa, nắng và gần như ẩm thường xuyên. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sán dây ký sinh ở chó. Vì vậy mà sán dây khá phổ biến ở địa phương nghiên cứu.

4.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các

địa phương

Kết quả xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó được trình bày ở bảng 4.6 và biểu đồ hình 4.5.

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương

Địa phương (xã/phường) Số chó mổ khám (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (sán dây/chó) Mỏ Chè 102 21 20,59 1 – 10 Phố Cò 109 29 26,61 2 – 13 Bá Xuyên 115 32 27,83 2 – 15 Tính chung 326 82 25,13 1 – 15

20,59 26,61 27,83 0 5 10 15 20 25 30 Mỏ Chè Phố Cò Bá Xuyên Địa phương Tỷ lệ (%)

Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương

Kết quả bảng 4.6 cho thấy:

Mổ khám 326 chó tại 3 xã, phường: Mỏ Chè, Phố Cò, Bá Xuyên thuộc thị xã Sông Công, có 82 chó nhiễm sán dây Taenia hydatigena, tỷ lệ nhiễm chung là 25,13%. Kết quả này cho thấy tình hình nhiễm sán dây Taenia

hydatigena ở chó tại Thị xã Sông Công là khá phổ biến. So sánh tỷ lệ nhiễm ở 3 xã chúng tôi thấy: Chó nuôi tại xã Bá Xuyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất (27,83%), sau đó đến phường Phố Cò (26,61%) và thấp nhất ở phường Mỏ Chè (20,59%).

Về cường độ nhiễm

Tính chung chó nhiễm từ 1 – 15 sán dây Taenia hydatigena/con, trong đó ở xã Bá Xuyên nhiễm sán dây Taenia hydatigena với số lượng nhiều nhất (2 – 15 sán dây/chó), tiếp đến phường Phố Cò (2 – 13 sán dây/chó) và thấp nhất là phường Mỏ Chè (1 – 10 sán dây/chó).

Ở phường Mỏ Chè người dân quan tâm thực hiện tốt công tác vệ sinh, tẩy sán phòng trừ bệnh cho chó nên đã hạn chế được tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó. Còn xã Bá Xuyên có địa bàn rộng, nuôi chó nhiều nhưng công tác phòng trừ bệnh chưa được chú trọng, người dân nuôi chó chủ yếu là thả rông, việc

kiểm soát giết mổ chưa được chặt chẽ, do vậy tỷ lệ nhiễm sán dây chó ở xã này cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.3. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở

chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn

Kết quả xác định tương quan được trình bày ở bảng 4.7 và đồ thị hình 4.6.

Bảng 4.7. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn Địa phương (xã) Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó (%) Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn (%) Đánh giá tương quan Mỏ Chè 20,59 9,28 Y = - 10,1 + 0,963 x (R = 0,996) Tương quan thuận, chặt

Phố Cò 26,61 14,53 Bá Xuyên 27,83 14,28 Tính chung 25,13 13,43 9,28 14,53 16,28 20.59 26,61 27.83 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 ấu trùng sán dây tỷ lệ (%) Mỏ Chè Phố Cò Bá Xuyên Mỏ Chè Phố Cò Bá Xuyên

Hình 4.6. Đồ thị về tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia

Bảng 4.7 và đồ thị hình 4.6 cho thấy:

Hệ số tương quan R= 0,996 biểu thị tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây

Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn là tương quan thuận theo phương trình hồi quy tuyến tính y = - 10,1 + 0,963x. Hệ số R tiến sát tới 1 chứng tỏ tương quan này rất chặt.

Phương trình hồi quy tuyến tính xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán

dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

ở lợn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ phương trình này, khi biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn ta có thể tính được giá trị tương ứng về tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và ngược lại, khi xác định được tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó thì sẽ tính được giá trị tương ứng về tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn.

4.2. Nghiên cứu bệnh học bệnh Cysticercus tenuicollis

Trạng thái bệnh lý do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra thể hiện bằng những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra phụ thuộc vào số lượng ấu trùng Cysticercus tenuicollis, tác động gây tổn thương khi di chuyển đến vị trí ký sinh thích hợp và độc tố do chúng sản sinh ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54 - 59)