Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại Thị xã Sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46 - 54)

4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương

Đề cập đến tác hại do sán dây gây ra, Phạm Sỹ Lăng (2002) [10], Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [1] cho biết: Sán dây là một bệnh phổ biến ở chó, thể cấp tính nếu như không được chăm sóc điều trị kịp thời, tỷ lệ chết có thể lên tới 60 - 70 %.

Tuy nhiên, tác hại do sán dây gây ra ở chó không chỉ dừng lại ở giai đoạn sán trưởng thành. Về vai trò gây bệnh ấu trùng sán dây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và cho thấy tác hại nguy hiểm của ấu trùng sán dây chó.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6]: ấu trùng của sán dây Taenia

hydatigena ký sinh ở lợn, trâu, bò, dê, kể cả ở người, gây bệnh ấu sán cổ nhỏ, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị.

Để xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis tại 3 xã, phường của Thị xã Sông Công chúng tôi đã mổ khám 588 con lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương

Địa phương (xã/phường) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Mỏ Chè 194 18 9,28 1 – 9 Phố Cò 179 26 14,53 2 – 12 Bá Xuyên 215 35 16,28 1 – 18 Tính chung 588 79 13,43 1 – 18 9,28 14,53 16,28 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Mỏ Chè Phố Cò Bá Xuyên Địa phương Tỷ lệ (%)

Kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy: - Về tỷ lệ nhiễm:

Trong tổng số 588 lợn mổ khám ở 3 xã, phường: Mỏ Chè, Phố Cò, Bá Xuyên có 79 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 13,43%; biến động từ 9,28% - 16,28%. Phường Mỏ Chè mổ khám 194 lợn có 18 lợn nhiễm, phường Phố Cò mổ khám 179 lợn có 26 lợn nhiễm và xã Bá Xuyên mổ khám 215 lợn có 35 lợn nhiễm, tỷ lệ lần lượt là 9,28%; 14,53%; 16,28%.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [15], sự phân bố theo vùng của các loài giun, sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm bệnh giun, sán ở gia súc.

Đặc điểm kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm ấu trùng

Cysticercus tenuicollis ở lợn. Ở xã Bá Xuyên và phường Phố Cò hầu hết người dân chăn nuôi với quy mô nông hộ nhỏ, nuôi lợn với thời gian dài, vệ sinh chăm sóc chưa được chú trọng. Còn ở phường Mỏ Chè chăn nuôi lợn phần lớn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, người dân đã có ý thức tốt trong về vấn đề vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh ký sinh trùng nên làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh ở gia súc.

Trong vòng đời của sán dây Taenia hydatigena có giai đoạn ấu trùng

Cysticercus tenuicollis. Lợn bị bệnh do nuốt phải trứng sán dây Taenia

hydatigena. Điều này liên quan tới số lượng chó nuôi ở các địa phương. Qua khảo sát, chúng tôi thấy bà con ở xã Bá Xuyên nuôi nhiều chó hơn ở phường Mỏ Chè và Phố Cò. Đó là lí do giải thích tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis ở lợn tại xã Bá Xuyên cao hơn so với phường Mỏ Chè và phường Phố Cò.

Như vậy, điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của các loài giun, sán, trong đó có sán dây Taenia hydatigena và ấu trùng của nó.

- Về cường độ nhiễm:

Tính chung, lợn nhiễm từ 1 - 18 ấu trùng/con, trong đó lợn ở xã Bá Xuyên nhiễm ấu trùng Cystiecrcus tenuicollis với cường độ cao nhất (1 - 18 ấu trùng/ con), sau đó đến phường Phố Cò (2 - 12 ấu trùng/con), thấp nhất là phường Mỏ Chè (1 - 9 ấu trùng/con).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2012) [9]. Qua điều tra tại Phú Thọ, tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây biến động từ 10,28 - 37,66%, cường độ từ 1 – 56 ấu trùng/con. Theo chúng tôi, sự khác nhau này là do khác nhau về điều kiện tự nhiên và xã hội, đặc biệt là số lượng chó nuôi ở các địa phương.

Công tác vệ sinh thú y có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan, phát tán mầm bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh ấu trùng sán dây gây hại cho lợn nói riêng. Để làm tốt công tác vệ sinh thú y, người chăn nuôi cần quét dọn chuồng trại và khu vực xung quanh hàng ngày, phân và chất độn chuồng cần phải được tập trung ủ...để diệt trứng giun sán. Đặc biệt, phải xử lý phân chó để diệt trứng sán dây. Đó là phương pháp có hiệu quả tốt nhất trong phòng bệnh ấu trùng sán dây cho lợn.

4.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [15], tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh giun, sán. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm theo tuổi bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh do ấu trùng

Cysticercus tenuicollis nói riêng là một chỉ tiêu xác định lợn ở lứa tuổi nào dễ nhiễm bệnh nhất, từ đó có kế hoạch phòng trừ thích hợp.

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tuổi lợn được trình bày ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi Tuổi lợn (tháng) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) ≤ 6 207 14 6,76 1 - 6 > 6 – 12 234 34 14,53 1 - 14 > 12 147 31 21,09 1 - 18 Tính chung 588 79 13,43 1 - 18 6,76 14,53 21,09 0 5 10 15 20 25 ≤ 6 > 6 - 12 > 12 Tháng Tỷ lệ nhiễm(%)

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua mổ khám lợn ở các lứa tuổi, đã xác định có 79 lợn nhiễm ấu trùng

Lợn ở các lứa tuổi đều nhiễm ấu trùng Cysicercus tenuicollis, tuy nhiên các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Lợn nhiễm ấu trùng từ sớm nhưng với số lượng ít (lợn ≤ 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 6,76%). Giai đoạn lợn > 6 - 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn (14,53%). Cao nhất là giai đoạn lợn từ > 12 tháng tuổi (21,09%).

Lợn dưới 6 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc với môi trường sống chưa nhiều nên tỷ lệ nhiễm thấp, và cường độ nhiễm nhẹ hơn. Lợn trên 12 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bị ô nhiễm trứng sán dây nên tỷ lệ nhiễm tăng cao. Biểu đồ hình 4.2 cho thấy rõ hơn kết quả ở bảng 4.2: các biểu đồ hình cột cao dần theo tuổi lợn, cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở giai đoạn trên 12 tháng tuổi là cao nhất.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3]: biến động nhiễm ấu trùng sán dây tăng dần theo tuổi lợn.

4.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt

Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 282 lợn đực và 306 lợn cái. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt Tính biệt Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Đực 282 35 12,41 1 - 15 Cái 306 44 14,38 1 - 18 Tính chung 588 79 13,43 1 - 18

12,41 14,38 11 11,5 12 12,5 13 13,5 14 14,5 Đực Cái Tính biệt Tỷ lệ (%)

Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt

Bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis ở lợn cái là 14,38% cao hơn so với lợn đực (12,41%). Cường độ nhiễm ấu trùng sán dây ở lợn đực là 1 – 15 ấu trùng/con, ở lợn cái là 1 – 18 ấu trùng/con. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do lợn cái có thời gian nuôi lâu hơn, nhiều lợn nuôi theo phương thức thả rông, ăn thức ăn sống (rau, bèo...), uống nước có nhiễm trứng sán dây Taenia hydatigena nên khả năng nhiễm ấu

trùng Cysticercus tenuicollis cao hơn so với lợn đực.

Ngoài ra, lợn cái trong thời kỳ sinh dục, mang thai và nuôi con thường giảm sức đề kháng và dễ cảm nhiễm bệnh. Đó là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn cái cao hơn lợn đực.

4.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo các tháng

Kết quả mổ khám lợn ở các tháng được trình bày qua bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo các tháng Tháng Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) 6 97 11 11,34 1 – 6 7 116 14 12,07 2 - 14 8 131 18 13,74 1 - 15 9 142 21 14,79 1 - 18 10 102 15 14,71 2 - 18 Tính chung 588 79 13,43 1 - 18 11,34 12,07 13,74 14,79 14,71 0 2 4 6 8 10 12 14 16 6 7 8 9 10 Tháng Tỷ lệ (%)

Hình 4.4. Biểu đồ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tháng

Kết quả bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.4 cho thấy:

Mổ khám 588 lợn có 79 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 13,43%, cường độ nhiễm từ 1 - 18 ấu trùng/con. Cụ thể như sau:

- Tháng 6, mổ khám 97 lợn có 11 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

- Tháng 7, mổ khám 116 lợn có 14 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis, chiếm 12,07%, cường độ 2 - 14 ấu trùng/con.

- Tháng 8, mổ khám 131 lợn có 18 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis, chiếm 13,74%, cường độ 1 - 15 ấu trùng/con.

- Tháng 9, mổ khám 142 lợn có 21 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis, chiếm 14,79%, cường độ 1 - 18 ấu trùng/con.

- Tháng 10, mổ khám 102 lợn có 15 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis, chiếm 14,71%, cường độ 2 - 18 ấu trùng/con.

Từ bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.4 chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ nhiễm ấu

trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn trong hai tháng 9 và 10 cao hơn các tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác, tiếp theo là tháng 7, 8 và thấp nhất là tháng 6. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giữa các tháng không chênh lệch nhiều. Theo chúng tôi trong tháng 9 và tháng 10, lợn nhiễm ấu trùng sán dây nhiều hơn các tháng khác là do: thực chất thì lợn đã nuốt phải trúng sán dây Taenia hydatigena từ tháng 5, 6, 7 (mùa hè nóng ẩm, đốt sán theo phân chó ra ngoài ngoại cảnh bị phân hủy giải phóng ra trứng sán). Trứng sán nở thành ấu trùng trong đường tiêu hóa của lợn, qua niêm mạc ruột vào trong máu, theo máu tới các khí quan trong xoang bụng, rồi xuyên qua các nhu mô, ra bề mặt các khí quan và phát triển thành ấu trùng Cysticercus tenuicollis. Thời gian này cần từ 2 – 2,5 tháng vì vậy khi mổ khám lợn thường thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở tháng 9, 10 sẽ cao hơn tháng 6, 7, 8.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46 - 54)