Nhiễm độc không ổn định xenon

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN các đặc TÍNH (Trang 76 - 79)

18. CÁC QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ CỦA VẤN ĐỀ AN TOÀN

18.2.2. Nhiễm độc không ổn định xenon

Đối với РБМК-1000 có thể tính toán nhiễm độc tĩnh và nhiễm độc không ổn định theo chương trình POIS, vốn cho phép đánh giá sự thay đổi độ phản ứng ∆ρXe (t) khi thay đổi tùy ý công suất theo thời gian. Các biểu đồ nhiễm độc xenon được sử dụng để nhân viên NMĐHN giải quyết các nhiệm vụ thực tế. Trên hình 18.5 trình bày các thông số của hố iốt khi giảm công suất.

Đường cong ρи.я = f(N1↓0) cho phép xác định độ sâu cực đại của hố iốt tùy thuộc vào công suất lò phản ứng trước khi dừng. Như vậy, khi dừng lò ở công suất 50%, độ sâu hố iốt vào khoảng ~ 1,1%, ở công suất 100% Nном – ~ 1,9%. Khi đó cần nhớ rằng, trước khi dừng, lò phản ứng đã hoạt động không dưới 3 ngày ở mức công suất đã cho và đã có nhiễm độc tĩnh được thiết lập. Đường cong =

f(N

max

и.я

t

1↓0) tạo khả năng đánh giá thời gian đạt đến điểm cực đại nhiễm độc không ổn định. Như vậy, khi dừng lò với 50% Nном = 6,2 h, với 100 Nном – ~ 8 h.

Hình 18.6. Sự thay đổi dự trữ độ phản ứng khi giảm công suất Nном do nhiễm độc tĩnh xenon: 1, 2 – dưới 60 và dưới 50% Nном

Trên hình 18.6 đưa ra các đường cong nhiễm độc không ổn định khi giảm công suất từ định mức Nном xuống 60% (đường cong 1) và 50% Nном (đường cong 2) sau khi khởi động thiết bị bảo vệ khẩn cấp. Trên hình 18.6 thấy rằng, mất mát dự trữ độ phản ứng do nhiễm độc vào khoảng 0,5 và 0,62%, và thời gian để đạt đến điểm cực đại nhiễm độc không ổn định bằng 5 – 6 h.

Sự có mặt hố iốt làm tăng thêm những hạn chế sau đây cho chế độ vận hành РБМК-1000:

sau khi dừng lò với công suất trên 50% Nном,việc khởi động lò phản ứng được phép không trước 2 ngày;

sau khi dừng lò với công suất 50% Nном và thấp hơn, việc khởi động lò phản ứng được phép sau khi thoát khỏi hố iốt. Thời gian cần để thoát khỏi hố iốt được xác định theo chương trình POIS.

Trên hình 18.7 đưa ra sự phụ thuộc của thời gian cực đại cần để thoát khỏi hố iốt vào công suất mà lò phản ứng đã hoạt động trước khi dừng. Trong khi đó, lò phản ứng được xem là đã hoạt động ở mức công suất đã cho không dưới 3 ngày.

Hình 18.7. Sự phụ thuộc của thời gian thoát khỏi hố iốt vào công suất trước khi dừng lò (thời gian hoạt động của lò phản ứng ở công suất này không dưới 3 ngày)

Hình 18.8. Nhiễm độc РБМК-1000 135Xe trong quá trình nâng công suất sau sửa chữa: 1 – công suất nhiệt lò phản ứng; 2 – sự thay đổi hệ số tái sinh nơtron

Từ kết quả phân tích hình 18.8 có thể rút ra kết luận rằng, khi tăng một cách đều đặn công suất thì không thấy có đoạn tăng theo đà của độ phản ứng dương.

Các biểu đồ nhiễm độc xenon không ổn định là cần thiết cho nhân viên vận hành để đánh giá:

khả năng điều phối công suất lò phản ứng và loại trừ việc làm giảm dự trữ độ phản ứng xuống dưới 30 thanh PP;

tính toán vị trí tới hạn của các thanh СУЗ khi khởi động lò phản ứng; thời gian nghỉ cưỡng bức khi dừng lò với công suất 50% Nном và thấp hơn; thời gian hoạt động bổ sung ở mức công suất thấp.

Khi vận hành РБМК-1000 cần nhớ rằng, nhiễm độc xenon phụ thuộc vào phân bố tỏa năng lượng. Khi tăng công suất, ở những vùng nào đó thấy có sự suy giảm mạnh nồng độ xenon, sau đó đạt đến nhiễm độc không ổn định, công suất giảm đi. Xuất hiện các dao động xenon. Chu kỳ các dao động đó 6 – 10 h. Để loại trừ điều đó cần duy trì phân bố tỏa năng lượng trong những giới hạn cho trước và không để lệch nhiều cả theo chiều cao, cả theo chiều hướng tâm của lò phản ứng.

Các câu hỏi cho mục

“Nhiễm độc không ổn định xenon”

1. Tại sao sau khi dừng lò hoặc giảm công suất lại xảy ra tăng tạm thời nồng độ xenon?

2. Hãy xác định các thông số của hố iốt khi dừng lò ở công suất 70% Nном.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN các đặc TÍNH (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)