18. CÁC QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ CỦA VẤN ĐỀ AN TOÀN
18.2.1. Nhiễm độc tĩnh xenon
Như đã biết trong mục 6, nhiễm độc tĩnh xenon phụ thuộc vào tiết diện hấp thụ nơtron, độ làm giàu nhiên liệu và mật độ dòng nơtron (công suất lò phản ứng). Mức giảm dự trữ độ phản ứng do nhiễm độc tĩnh xenon phụ thuộc vào mức công suất РБМК-1000 được trình bày trên hình 18.3.
Như được thấy trên hình 18.3, khi tăng công suất thì mức tăng tương đối của nhiễm độc tĩnh giảm đi. Như vậy, ở công suất 50% Nном, mức giảm dự trữ độ phản ứng do nhiễm độc tĩnh là ~ 2,5, hoặc 45 PP. Nâng công suất lên 50% nữa (đến 100% Nном) dẫn đến giảm dự trữ độ phản ứng tất cả là 10 thanh PP.
Hình 18.3. Nhiễm độc tĩnh 135Xe ở các mức công suất khác nhau
Hình 18.4. Sự phụ thuộc của nhiễm độc 135Xe vào thời gian khi lò phản ứng hoạt động ở công suất định mức
Từ hình 18.4 suy ra , công suất lò phản ứng càng cao thì dự trữ độ phản ứng giảm càng nhanh. Như vậy, khi lò phản ứng hoạt động ở công suất định mức Nном trong khoảng 10 giờ, dự trữ độ phản ứng giảm xuống 30 thanh PP, còn khi ở 25% Nном – chỉ 10 – 11 thanh PP.
Khi tăng độ làm giàu, nhiễm độc xenon tăng lên. Điều đó là do ở các điều kiện như nhau, trong hai lò phản ứng có độ làm giàu khác nhau, có lượng 235U như nhau, thì phần hấp thụ trong xenon ở lò nào chứa 238U nhiều hơn sẽ nhỏ hơn. 238U là chất hấp thụ đối với nơtron nhiệt. Như vậy, đối với urani làm giàu cao thì nhiễm độc tĩnh xenon tiến dần tới 5%, đối với urani tự nhiên ~ 2,5%. Các biểu đồ nhiễm độc tĩnh được sử dụng trong các trường hợp sau:
xác định vị trí tới hạn của các bộ phận СУЗ khi khởi động lò phản ứng; tính toán thời gian hoạt động bổ sung khi giảm công suất;
đánh giá tình trạng các bộ phận điều chỉnh sau khi đưa lò phản ứng vào trạng thái phát công suất.
Các câu hỏi cho mục “Nhiễm độc tĩnh xenon”
1. Nồng độ cân bằng xenon khi tăng công suất sẽ thay đổi như thế nào?
2. Có thể sử dụng dự trữđộ phản ứng nào cho quá trình cháy khi giảm công suất từ 100 xuống đến 70% Nном?