Cơ hội và thách thức khi chúng ta thực hiện đầy đủ nội dung các hiệp định của WTO.

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 56 - 60)

định của WTO.

III.1. Cơ hội

Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.

Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.

Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn ODA vẫn tiếp tục tăng đều. Số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép tại Việt Nam tính đến tháng 7-

2014 lên tới 17.000 với tổng vốn đăng ký là 240 tỷ USD (vốn FDI chỉ tính riêng trong tháng 9-2014 đã đạt 10 tỷ USD). Việt Nam đã và đang thu hút nhà đầu tư từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 16 nước và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký hơn một tỷ USD. Tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đều có dự án đầu tư FDI, trong đó 27 tỉnh thành có mức vốn đăng ký hơn một tỷ USD. Khu vực FDI hiện đóng góp trên 18% GDP, 46,3% giá trị sản lượng công nghiệp (ở mức giá hiện hành), và 66,2% giá trị xuất khẩu cả nước, tạo hơn 1,7 triệu việc làm.

Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta.

Mặc dù chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

III.2. Thách thức

Cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4%, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Tính đến thời điểm từ năm 2015, Việt Nam sẽ cắt giảm thêm 1.715 dòng thuế từ thuế suất hiện hành 5% xuống 0%, theo đó có khoảng 90% số dòng thuế của Biểu ATIGA (Hiệp định hàng hóa ASEAN (ATIGA) có mức thuế suất 0%, và 97% số dòng thuế 0% vào năm 2018. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài.

Hệ thống pháp lý trong nước chưa thích ứng với yêu cầu của WTO. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng được các văn bản luật phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như Luật Đầu tư (tổng hợp từ các quy định về đầu tư ở nhiều thể loại khác nhau), Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng Nhà nước mới, Luật Các tổ chức tín dụng mới… gồm khoảng 50 văn bản luật. Các quy định đã phù hợp với thực tiễn và tình hình, và đương nhiên là phù hợp với cam kết của Việt Nam với các thành viên của WTO. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn tình trạng luật phải “chờ đợi” văn bản dưới luật thì mới có thể thi hành. Thống kê của

Bộ Tư pháp cho thấy, các cấp quản lý còn loay hoay trong việc hướng dẫn thi hành một số luật, hoặc hướng dẫn chậm, hoặc có những văn bản hướng dẫn lại không phù hợp với tình hình thực tế. Cũng theo Bộ Tư pháp, ở cấp địa phương, tổng cộng có khoảng gần 1.300 văn bản liên quan trực tiếp đến cam kết của Việt Nam với WTO, trong đó có 60 văn bản phải bổ sung hoặc hủy bỏ. Nếu không có động thái hủy bỏ hoặc sửa đổi, những văn bản này sẽ có ảnh hưởng xấu tới chính tới môi trường đầu tư - kinh doanh của địa phương đó. Và mặc dù số văn bản không phù hợp này chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng rõ ràng, đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiêm khắc nhắc nhở các địa phương phải cố gắng hơn khi soạn thảo, xây dựng; nâng cao năng lực thẩm định để những văn bản không “vênh”, không trái với cam kết của cấp Trung ương khi gia nhập WTO.

Hạn chế về tính phổ cập những kiến thức về WTO.Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết cặn kẽ về pháp luật chống bán phá giá quốc tế. Hạn chế này có thể được lý giải từ sự non trẻ của thị trường Việt Nam với công cuộc chuyển đổi và có bước phát triển vỏn vẹn trên dưới hai thập niên. Trong khi Nhà nước hoàn thành việc xác lập các thành phần kinh tế cũng như cơ cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì kinh nghiệm của thế hệ các doanh nhân vẫn ảnh hưởng từ nền kinh tế tập trung bao cấp hoặc kinh nghiệm tự tích lũy của thế hệ những doanh nhân đầu tiên tham gia vào giao thương quốc tế. Các cơ hội phát triển trong hợp tác quốc tế phần lớn do định hướng, hợp tác của nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta thiếu hẳn đội ngũ đông đảo chuyên gia pháp lý, luật sư thực sự có kinh nghiệm, am hiểu tận tường về kinh tế quốc tế nói chung và pháp luật cạnh tranh quốc tế nói riêng. Mặt khác, thực tế các vụ kiện chống bán phá giá luôn đòi hỏi đội ngũ tư vấn pháp lý phải có tầm ảnh hưởng nhất định (xuất phát từ uy tín qua quá trình tư vấn, giải quyết tranh chấp) khi tham gia vào quá trình kháng kiện, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam chưa được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Rõ ràng điều này có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các vụ kiện hàng Việt Nam bán phá giá ở nước ngoài. Việc Việt Nam bị coi là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường làm cho các doanh nghiệp của chúng ta mất đi cơ hội được đối xử như các quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ kiện chống bán phá giá. Phải ý thức được rằng, việc một quốc gia nào đó kiện hàng Việt Nam bán phá giá trên thị trường của họ là theo pháp luật của họ, tuy nhiên pháp luật về chống bán phá giá của các quốc gia thành viên WTO về nguyên tắc phải phù hợp với Điều VI GATT 1994 và Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Hiệp định AD). Theo nguyên tắc, để xác định sản phẩm nhập khẩu có bán phá giá hay không cần phải so sánh giá của sản phẩm đó được bán ở nước nhập khẩu với giá trị thông thường của sản phẩm trong cùng điều kiện thương mại. Về vấn đề này pháp luật về chống bán phá giá của các nước được xây dựng trên cơ sở Điều 2 Hiệp định AD. Tuy nhiên các cách thức xác định giá trị thông

thường của sản phẩm bị cho là bán phá giá được quy định tại Điều 2 Hiệp định AD chỉ được áp dụng cho sản phẩm có xuất xứ từ các nước có nền kinh tế thị trường. Còn đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia không có nền kinh tế thị trường thì có thể không sử dụng các cách thức nói trên để xác định giá trị thông thường để xác định biên độ phá giá.

Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của những quan hệ mang tính tổng hợp, khu vực và toàn cầu. Hội nhập quốc tế đòi hỏi phải chấp nhận những “cơ hội” và “thách thức”, chúng ta phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế và chuẩn bị nguồn lực thật tốt để có thể vượt qua những thách thức và biến những thách thức thành cơ hội phát triển./.

Tài liệu tham khảo:

GS.TS Võ Thanh Thu “Quan hệ kinh tế quốc tế”. Nhà xuất bản Thống kê, 2008. http://www.trungtamwto.vn/wto/ http://www.trungtamwto.vn/an-pham/tro-cap-nong-nghiep http://www.nciec.gov.vn http://www.tinmoi.vn/gan-ket-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-voi-doi-moi-kinh-te- xa-hoi-011041710.html http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20070208/vong-dam-phan-uruguay/186247.html

Báo cáo tổng cục thống kê

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx? distribution=30537&print=true

http://vnmedia.vn/VN/kinh-doanh/tai-chinh/hang-nghin-mat-hang-giam-thue- suat-con-0-25-3330656.html

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w