Về các biện pháp phi thuế quan:

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 27 - 30)

- Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định lượng khác như quản lý hạn ngạch. Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũng nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do thương mại. Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc chấm dứt.

- Ðể có thể thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam được yêu cầu phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minh bạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình. Ðồng thời, WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại.

II. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ:

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ được nêu tại 03 nhóm văn bản sau đây:

 Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam (cam kết cụ thể trong từng ngành dịch vụ có cam kết)

 Cam kết về minh bạch hoá và không phân biệt đối xử trong Phần về dịch vụ trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO

 Hiệp định GATS (về các vấn đề chung).

 Hiệp định GATS quy định những nghĩa vụ chung về dịch vụ mà tất cả các nước thành viên WTO đều phải tuân thủ. Là thành viên WTO, Việt Nam cũng có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ này, bao gồm:

- Nghĩa vụ về Đối xử tối huệ quốc (MFN): Việt Nam phải đối xử bình đẳng (về chính sách, pháp luật, thủ tục…) giữa các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước khác nhau (nếu các nước này đều là thành viên WTO).

- Nghĩa vụ Minh bạch hóa: Việt Nam phải công bố tất cả các quy định, yêu cầu, thủ tục có ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ cho các nước Thành viên WTO; công khai các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định…) để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan trong ít nhất 60 ngày.

II.1. Các dịch vụ kinh doanh:

a) Dịch vụ pháp lý:

b) Dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế:

c) Dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ, dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị:

d) Dịch vụ máy tính: e) Dịch vụ quảng cáo:

f) Dịch vụ nghiên cứu phát triển, dịch vụ nghiên cứu thị trường, dịch vụ tư vấn quản lý:

g) Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý: h) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật:

i) Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp, dịch vụ thú y: j) Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ, dịch vụ liên quan tư vấn khoa học kỹ thuật:

k) Dịch vụ liên quan đến sản xuất, dịch vụ sửa chữa thiết bị

II.2. Dịch vụ viễn thông:

Đối tượng đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông trong WTO gồm: dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng (FBO) và dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng (SBO).

 Dịch vụ viễn thông cơ bản:

 Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng:

II.3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan:

Theo cam kết của Việt Nam với WTO, các dịch vụ này bao gồm:  Thi công xây dựng nhà cao tầng;

 Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng;

 Lắp đặt;

 Hoàn thiện công trình nhà cao tầng;  Các dịch vụ thi công khác.

Đối với các dịch vụ này, nhà đầu tư nước ngoài được phép tự do lựa chọn hình thức đầu tư. Sau 3 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập chi nhánh với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam. Trong vòng 2 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO,

doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài ở Việt Nam.

II.4. Các dịch vụ phân phối:

- Các dịch vụ phân phối được cam kết mở cửa gồm dịch vụ bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại, nhưng không bao gồm việc phân phối các mặt hàng: thuốc lá và xì gà, sách, báo, tạp chí, băng video, kim loại và đá qúy, các sản phẩm dược và chất gây nghiện, thuốc nổ, gạo, đường mía.

- Cụ thể, đối với dịch vụ bán buôn, bán lẻ và đại lý, tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh với phần vốn góp không qúa 49% vốn pháp định của liên doanh. Từ 1/1/2008, hạn chế này được quy định ở mức 51% và từ 1/1/2009, hạn chế về sở hữu nước ngoài sẽ được bãi bỏ. Bắt đầu từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN kinh doanh dịch vụ phân phối được phép bán buôn, bán lẻ và làm đại lý bán tất cả các mặt hàng nhập khẩu hợp pháp hoặc sản xuất ở trong nước, trừ các sản phẩm: xi măng, lốp (trừ lốp máy bay), máy kéo, động cơ xe máy, ô tô, xe máy, thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và đồ uống có cồn, phân bón. Sau 03 năm kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nói trên được phép phân phối tất cả các mặt hàng, nhưng hạn chế phân phối máy kéo, động cơ xe máy, ô tô, xe máy sẽ được bãi bỏ đầu tiên, từ 1/1/2009. Việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài cơ sở ban đầu phải được xem xét trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu và tình hìnhh phát triển của thị trường (kiểm tra nhu cầu kinh tế- ENT).

- Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, ngay tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh với phần vốn góp không qúa 49%. Từ 1/1/2008, hạn chế này là 51% và từ 1/1/2009, hạn chế này sẽ được bãi bỏ. Sau 3 năm kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để kinh doanh dịch vụ nhượng quyền thương mại.

II.5. Dịch vụ giáo dục

Theo cam kết của Việt Nam với WTO, các dịch vụ này bao gồm: Giáo dục phổ thông cơ sở;

Giáo dục bậc cao (đại học, cao đẳng); Giáo dục cho người lớn;

Các dịch vụ giáo dục khác.

Cam kết đối với các dịch vụ giáo dục nêu trên chỉ áp dụng trong các lĩnh vực: kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ.

Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở. Đối với giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn và các dịch vụ giáo dục khác,

gồm cả đào tạo ngoại ngữ, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ sở hữu đa số của bên nước ngoài. Từ 1/1/2009, nhà đầu tư nước ngoài mới được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN để cung cấp các dịch vụ nêu trên. Các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ giáo dục phải tuân thủ các yêu cầu đối với giáo viên nước ngoài và chương trình đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

II.6. Dịch vụ môi trường:

Theo cam kết của Việt Nam với WTO, các dịch vụ này bao gồm:  Xử lý nước thải;

 Xử lý rác thải;

 Các dịch vụ khác (làm sạch khí thải, xử lý tiếng ồn; đánh giá tác động môi trường). Đối với các dịch vụ xử lý nước thải, rác thải, làm sạch khí thải, xử lý tiếng ồn và đánh giá tác động của môi trường, trong vòng 4 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh với phần vốn góp tối đa 51%. Sau thời thời điểm này, nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư (trừ chi nhánh) để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải dành độc quyền và đặc quyền cho các nhà khai thác tư nhân của Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ để thực thi thẩm quyền của Chính phủ, không được thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình, không được tiếp cận một số khu vực nhạy cảm ở Việt Nam.

II.7. Các dịch vụ tài chính:

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w