7. Đóng góp của đề tài
2.5.2. Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I.Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS phải:
1.Kiến thức
- Nêu được khái niệm về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
- Kể tên và nêu được sự kiện chính ở 5 giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.
- Phân biệt được virut độc và virut ôn hoà. - Nêu được định nghĩa về HIV/AIDS.
- Trình bày được nguyên nhân, các con đường lây truyền, các giai đoạn phát triển bệnh và biện pháp phòng tránh AIDS.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. - Phân tích, tổng hợp khái quát kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ
- Có thái độ và hành vi đúng đắn với những bệnh nhân HIV/AIDS. - HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh do virut gây nên.
II. Phương tiện dạy học
- Hình 30/ SGK: Chu trình nhân lên của phagơ
- Một số đoạn phim về chu trình nhân lên của phagơ hoặc đoạn phim về sự nhân lên của virut HIV.
- Một số hình ảnh liên quan đến HIV/AIDS.
Phiếu học tập số 1
Chu trình nhân lên của virut
Các giai đoạn Đặc điểm của từng giai đoạn
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập
3. Sinh tổng hợp
4. Lắp ráp
Phiếu học tập số 2
Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS
ND Giai đoạn
1. Sơ nhiễm
2. Thời kì không triệu chứng
3. Thời kì biểu hiện triệu chứng AIDS
III. Phương pháp dạy học chủ yếu
- Quan sát - tìm tòi bộ phận. - Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận. - Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5-10’)
Câu 1: Nêu 3 đặc điểm chính của virut? Virut có mấy dạng cấu trúc? Nêu đặc
điểm của cấu trúc hỗn hợp?
Câu 2: Tại sao coi virut là dạng trung gian giữa sự sống và cái chết?
3. Bài mới
a. Vào bài
- GV đặt vấn đề: Virut là một dạng sống đặc biệt. Muốn nhân lên virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào vật chủ. Vậy cách thức tạo ra thế hệ mới ở virut có khác gì so với các VSV đã học? Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học hôm nay “ Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
- GV phân tích : Virut chưa có cấu tạo tế bào, vì vậy người ta sử dụng thuật ngữ “nhân lên” thay cho thuật ngữ “sinh sản”. - GV cho HS quan sát hình ảnh cấu tạo của Phagơ (VD: Phage T2) và giới thiệu các thành phần cấu tạo nên nó.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh và phim về sự nhân lên của virut. Sau đó GV chiếu đoạn phim về sự nhân lên của virut (chu trình nhân lên của virut động vật và chu trình nhân lên của Phage). Yêu cầu HS theo dõi và trả lời câu hỏi: Chu trình nhân lên của virut gồm mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào? - HS theo dõi và trả lời: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn:
+ Hấp phụ + Xâm nhập + Sinh tổng hợp + Lắp ráp
+ Giải phóng
- GV yêu cầu HS quan sát các đoạn phim và hoàn thành PHT số 1. Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung PHT.
I. Chu trình nhân lên của vi rút:
Chu trình nhân lên của vi rút bao gồm 5 giai đoạn:
1. Sự hấp phụ:
- Có sự nhân liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ.
2. Xâm nhập:
- Đối với phage: Chỉ có lõi được tuồn vào trong còn phần vỏ ở bên ngoài.
- Đối với virut động vật: Đưa cả nucleocapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.
3. Sinh tổng hợp:
- Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp).
* GV cho HS quan sát: Đoạn phim về sự
hấp phụ của virut.
- GVH: Điều kiện nào để virut hấp phụ vào bề mặt tế bào chủ?
- HSTL: Virut chỉ bám vào bề mặt chủ khi gai glicoprotein của chúng đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào chủ.
- GV khẳng định: Như vậy trong giai đoạn này có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ.
- HS có thể bổ sung thêm vào phiếu học tập.
- GV bổ sung thêm: Ở giai đoạn này: + Có loại virut chỉ hấp phụ lên bề mặt của một vài loài.
VD: Virut cúm lợn có thể lây nhiễm cả lợn lẫn người.
+ Để quá trình hấp phụ có hiệu quả cao môi trường thường chứa nhiều các ion Mg2+, Ca2+.
* GV cho HS quan sát: Đoạn phim về sự
xâm nhập của virut động vật và phage - GVH: Giai đoạn xâm nhập của virut động vật và phage có gì khác nhau? - HSTL:
+ Virut động vật: Đưa cả nucleocapsit
4. Lắp ráp: - Lắp phần vỏ và phần lõi tạo thành virut hoàn chỉnh. 5. Phóng thích: - Virut sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài.
vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nucleic.
+ Phage: Enzim lizozim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
- GV chốt lại:
+ Virut động vật: Đưa cả nucleocapsit vào, sau đó cởi bỏ vỏ.
+ Đối với Phage: Chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài. - Với HS khá, giỏi GV bổ sung: Khi phage được hấp phụ lên tế bào vi khuẩn ở điểm thụ thể thì đĩa gốc được cố định tại điểm đó nhờ 6 sợi lông đuôi. Enzim lyozim được tiết ra phân giải peptidoglycan của thành tế bào, các ion Ca2+ được giải phóng làm hoạt hoá ATP ở phần đuôi → bao đuôi co lại → bộ gen của virut vào trong tế bào vật chủ.
* GV tiếp tục cho HS quan sát: Đoạn phim về giai đoạn sinh tổng hợp.
- GVH: Virut tổng hợp những vật chất nào?
- HSTL: Axit nucleic và protein của mình.
- GVH: Để tổng hợp những thành phần của mình virut sử dụng những nguyên
liệu gì?
- HSTL: + Enzim xúc tác. + ATP.
+ Bộ máy tổng hợp của tế bào chủ.
- GVH: Những nguyên liệu đó có nguồn gốc từ đâu?
- HSTL: Do tế bào chủ cung cấp.
- GV: Chuẩn hoá lại kiến thức, HS bổ sung vào PHT.
- GVH: Sự nhân lên của virut có thể xảy ra ngoài tế bào chất được không?
- HS: Sự nhân lên của virut chỉ có thể xảy ra trong tế bào chất và tế bào chất đó đang sống.
* GVH: Tiếp theo khi tổng hợp những
thành phần của mình virut tiến hành hoạt động gì?
- HSTL: Lắp ráp
- GV cho học sinh quan sát đoạn phim yêu cầu HSTL câu hỏi: Giai đoạn này diễn ra hoạt động gì?
- HSTL: Lắp ráp A.nucleic và protein vỏ tạo thành virut hoàn chỉnh.
- GV chuẩn hoá kiến thức, HS tự bổ sung.
giai đoạn cuối: Giai đoạn phóng thích. - GVH: Bằng cách nào virut có thể phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài?
- HSTL: Do chúng có hệ gen mã hoá enzim lizozim làm tan thành tế bào chủ. - GV hoàn thiện kiến thức, HS bổ sung kiến thức hoàn thành PHT số 1.
- GV cho HS quan sát hình ảnh: chu trình tan và chu trình tiềm tan.
- GVH: Phân biệt 2 loại chu trình trên? - HSTL: + Chu trình tan: virut nhân lên và làm tan tế bào.
+ Chu trình tiềm tan: ADN của virut gắn xen vào ADN của tế bào, không làm tan tế bào.
- GV bổ sung: + Virut làm tan tế bào là virut độc.
+ Virut không làm tan tế bào là virut ôn hoà.
- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK/120.
- HSTL: Do bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut. VD: Virut viêm gan B chỉ xâm nhập được vào tế bào gan, virut HIV chỉ xâm nhập vào được tế bào bạch cầu ở người.
Đáp án phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1: Chu trình nhân lên của virut
Các giai đoạn Đặc điểm của các giai đoạn
1. Hấp phụ - Có sự nhân liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ.
2. Xâm Nhập - Đối với phage: Chỉ có lõi được tuồn vào trong còn phần vỏ ở bên ngoài.
- Đối với virut động vật: Đưa cả nucleocapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.
3. Sinh tổng hợp - Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp)
4. Lắp ráp - Lắp phần vỏ và phần lõi tạo thành virut hoàn chỉnh.
5. Phóng thích -Virut sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu HIV/AIDS
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
- GV cho HS quan sát hình ảnh virut HIV, các thành phần cấu tạo nên virut HIV.
- GVH: HIV là gì?
- HSTL: HIV là virut gây suy giảm miễn
II. HIV/AIDS
1. Khái niệm về HIV
- HIV (Human
Immunodeficiency Virut) là
dịch ở người.
- GVH: Virut HIV tấn công những tế bào nào? Tại sao HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?.
- HSTL: Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá huỷ các tế bào của hệ thống miễn dịch (TB limpho T4, đại thực bào, tế bào thần kinh đệm, tế bào cơ trơn...) → Cơ thể mất khả năng miễn dịch.
- GVH: Vì sao người nhiễm HIV lại đồng thời mắc rất nhiều bệnh khác nhau do vi sinh vật gây nên như viêm da, tiêu chảy, lở loét...?
- HSTL: + Khi cơ thể suy giảm khả năng miễn dịch → các vi sinh vật có cơ hội gây bệnh.
+ Các vi sinh vật đó gọi là “VSV cơ hội”.
+ Bệnh do VSV cơ hội gây ra gọi là bệnh cơ hội.
- Khi cơ thể bị bệnh cơ hội dẫn đến bệnh gì?
- HSTL: Bệnh AIDS. - GVH: Vậy AIDS là gì?
- HSTL: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch.
- GV cho HS quan sát quá trình xâm
ở người.
- VSV cơ hội là các VSV lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
- Bệnh cơ hội: Là các bệnh do VSV cơ hội gây nên.
- AIDS (Acquired
Immunodeficiency Syndrome)
nhập và nhân lên vào tế bào lymphoT gồm 7 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, sao mã ngược, cài xen, sinh tổng hợp, lắp ráp, giải phóng.
- GVH: Tại sao rất khó có thể tiêu diệt virut HIV?
- TL: Do phiên mã ngược ARNvirut → ADN vào và gắn vào ADN của tế bào T4 chỉ huy bộ máy di truyền tổng hợp tế bào, sao chép sinh ra 1 loạt HIV → làm cho T4 vỡ ra.
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về các con đường lây nhiễm HIV?
- GVH: Có những con đường nào lây truyền HIV?
- HSTL: 3 con đường: + Qua đường máu. + Qua đường tình dục. + Mẹ truyền sang con.
- GVH: HIV biểu hiện thành mấy giai đoạn?
- HSTL: 3 giai đoạn + Sơ nhiễm.
+ Không triệu chứng.
+ Biểu hiện triệu chứng AIDS. - GV: Yêu cầu mỗi bàn là 1 nhóm thảo luận nội dung PHT số 2 trong vòng 2
dịch mắc phải ở người do các VSV cơ hội gây ra.
2. Ba con đường lây truyền HIV
- Qua đường máu. - Qua đường tình dục. - Mẹ truyền sang con.
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh
3.1. Giai đoạn sơ nhiễm. 3.2. Giai đoạn không triệu chứng.
phút.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại.
- GVH: Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
- HSTL: Tiêm chích ma tuý, gái mại dâm.
- GVH: Tại sao có nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm thế nào đối với xã hội?
- HSTL: Do thời gian ủ bệnh, biểu hiện của bệnh giống bệnh khác. Khi chưa có triệu chứng → khó biết là mình mắc bệnh → dễ lây cho người thân và công đồng. - GVH: Để phòng tránh, hạn chế việc lây truyền HIV chúng ta cần có biện pháp nào?
- HSTL: Tuyên truyền, giáo dục ý thức... - GVH: Hiện nay đã có thuốc chữa được các bệnh do virut nói chung, virut HIV nói riêng chưa? Tại sao?
- HSTL: Do virut kí sinh trong tế bào, do đó thuốc kháng sinh không tác động đến virut hoặc trước khi tiêu diệt thì chính thuốc đã phá huy tế bào.
- GVH: Biện pháp tốt nhất để chống lại các bệnh do virut hiện nay đang được sử dụng là gì?
- HSTL: Tiêm vacxin định kì.
- GVH: Nếu em là một tuyên truyền viên về bệnh AIDS em sẽ làm gì cho địa phương và gia đình em?
- GV: Chiếu một số hình ảnh có liên quan.
Đáp án phiếu học tập:
Phiếu học tập số 2: Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS
ND Giai đoạn
Thời gian kéo dài Triệu chứng
1. Sơ nhiễm 2tuần – 3 tháng Không biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ
2. Thời kì không triệu chứng
1 – 10 năm Không biểu hiện, số lượng tế bào bạch cầu Lympho T giảm dần
3. Thời kì biểu hiện triệu chứng AIDS
Sau 1 - 10 năm Xuất hiện các bệnh cơ hội: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, unh thư, sốt nhiều, sút cân…→ chết
4. Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại kiền thức bài học.
- Sử dụng câu hỏi PISA ở trên.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài, SGK trang 121.
- Đọc trước nội dung bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.