7. Đóng góp của đề tài
2.3.2. Qui trình xây dựng câu hỏi PISA
Các bước của qui trình thiết kế câu hỏi PISA có thể tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây: Bước 1
Bước 2 ↓
Phân tích cấu trúc, nội dung dạy học Bước 3 ↓
Xác định chủ đề, nội dung có thể lựa chọn mã hoá thành câu hỏi
Bước 4 ↓
Diễn đạt khả năng mã hoá thành câu hỏi và đáp án Bước 5 ↓
Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống Xác định mục tiêu dạy học
* Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
- Mục tiêu dạy học được phân biệt thành ba nhóm: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ba nhóm mục tiêu này liên quan, đan xen với nhau.
+ Nhóm mục tiêu về kiến thức có thể phân biệt 6 mức độ từ thấp đến cao (theo Bloom): Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
+ Nhóm mục tiêu kĩ năng có thể phân biệt các mức độ: Bắt chước, thao tác, hành động chuẩn xác, hành động phối hợp, hành động tự nhiên, thực hiện các thao tác tư duy.
+ Nhóm mục tiêu về thái độ có thể phân biệt ở các mức độ: Tiếp nhận, định giá, tổ chức, biểu thị tính cách riêng.
* Bước 2: Phân tích cấu trúc, nội dung dạy học
- Nội dung từng bài học thường sắp xếp theo một hệ thống lôgic với nhau, trong đó chứa đựng lượng kiến thức cơ bản, trọng tâm mà GV cần truyền tải tới HS sau khi kết thúc bài học, nên việc phân tích nội dung dạy – học còn là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.
* Bước 3: Xác định chủ đề, nội dung có thể lựa chọn mã hoá thành câu hỏi
- Để nội dung kiến thức trong SGK có thể mã hóa thành câu hỏi thì đòi hỏi GV phải xác định được nội dung cơ bản và trọng tâm của bài học. Khi nắm rõ điều này GV phân chia nội dung cơ bản, trọng tâm ra thành các đơn vị kiến thức, trên cơ sở đó tìm ra thành phần kiến thức chuẩn bị cho việc đặt câu hỏi cho phù hợp. Những đơn vị kiến thức trong SGK được viết một các cô đọng, kiểu thuyết trình theo lôgic, tường minh, khoa học nhất định của môn học. Bởi vậy có xác định được lôgic vận động của nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học thì mới có thể thiết kế được câu hỏi gắn với mục tiêu bài học.
- Bên cạnh nội dung kiến thức trong SGK, GV có thể tham khảo tư liệu khác, bổ sung để đặt câu hỏi ngoài SGK nhằm kích thích sự tìm tòi và phát triển năng lực của HS.
* Bước 4: Diễn đạt khả năng mã hoá thành câu hỏi và đáp án - Diễn đạt khả năng mã hóa thành câu hỏi:
Dựa vào tên đề mục GV nghiên cứu nội dung chi tiết chứa trong đề mục đó để sọan câu hỏi dựa trên qui tắc mã hoá lôgic quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết của chủ thể trả lời câu hỏi. Giá trị rèn luyện trí lực lớn nhất là câu hỏi có dạng: A+B = C. Trong đó: A, B là điều đã biết; C là xung đột giữa A và B tạo thành mâu thuẫn nhận thức ở người trả lời, mâu thuẫn đó là kết quả “lục tìm: cái đã biết của chính người đó”.
Việc diễn đạt thành câu hỏi để mã hoá nội dụng kiến thức trong quá trình dạy – học, phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng câu hỏi. Ngoài ra, phải thoả mãn một số yêu cầu chung như sau:
+ Câu hỏi phải đảm bảo một tỉ lệ phù hợp giữa cái đã biết và cái chưa biết.
+ Phải chú ý tới tỉ lệ câu hỏi loại sự kiện và loại câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức.
+ Ngôn ngữ của câu hỏi phải rõ ràng, chính xác.
+ Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với tiến trình dạy học và với các khâu của quá trình dạy học.
- Mã hóa đáp án:
PISA sử dụng thuật ngữ coding (mã hóa), không sử dụng khái niệm chấm bài vì mỗi một mã của câu trả lời được quy ra điểm số tùy theo câu hỏi. Các câu trả lời đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời của một số câu hỏi trả lời ngắn được xây dựng trước sẽ được nhập trực tiếp vào phần mềm nhập dữ liệu.
Cách quy định mã:
- Mã 1 chữ số: 0, 1, 2, 9.
- Mã 2 chữ số: 00, 01, 02, 11, 12, 21, 22...
+ Chữ số đầu tiên cho biết mức độ trả lời, chữ số thứ hai được sử dụng để mã hóa đặc tính hay xu hướng của câu trả lời.
+ Mã hóa sử dụng hai chữ số có hai ưu điểm chính:
* Thu được nhiều thông tin hơn về việc hiểu và nhận thức chưa đúng của HS, các lỗi thường gặp và các cách tiếp cận khác nhau khi HS giải một bài toán hay trả lời hoặc đưa ra lập luận.
* Việc mã hóa hai chữ số sẽ cho phép biểu diễn các mã theo một cách có cấu trúc hơn, xác định rõ ràng mức độ phân cấp của các nhóm mã.
Sau khi mã hóa xong, sẽ được nhập vào phần mềm; OECD nhận dữ liệu và chuyển đổi thành điểm cho mỗi học sinh. Nhiều nước sẽ tiến hành mã hóa theo quy trình mã hóa bài thi trên giấy. Một số quốc gia sử dụng hệ thống mã hóa trực tuyến của PISA. Các cán bộ mã hóa nếu sử dụng hệ thống mã hóa trực tuyến sẽ xem câu trả lời của học sinh ở dạng điện tử và nhập mã trực tiếp vào hệ thống trực tuyến. Dữ liệu được mã hóa bởi chuyên gia sau đó sẽ được phân tích và xử lý ngay một cách tự động. Với các thao tác mã hóa trực tuyến, phần lời dẫn và nhiệm vụ sẽ được truy cập thông qua màn hình quan sát trong ứng dụng mã hóa.
Các nhãn thể hiện mức độ trả lời bao gồm: mức đạt được tối đa cho mỗi câu hỏi và được quy ước gọi là “Mức tối đa”, mức “Không đạt” mô tả các câu trả lời không được chấp nhận và bỏ trống không trả lời. Một số câu hỏi có thêm “Mức chưa tối đa” cho những câu trả lời thỏa mãn một phần nào đó.
Quy trình mã hóa đơn có mã hóa đơn và mã hóa bội. Mỗi câu trả lời của học sinh được quay vòng qua 5 người chấm.
* Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống.
- Những câu hỏi đã được xây dựng cần sắp xếp theo một trình tự lôgic cho từng bài, từng chương, câu hỏi trước làm nền cho câu hỏi sau, các câu hỏi đưa ra phải phù hợp lôgic khoa học, nhằm mục đích kích thích khả năng suy luận, khả năng tự học của HS trong việc tìm kiếm lời giải đáp trong các câu lệnh mà GV đã đưa ra.