Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 67 - 68)

Nghĩa Hưng, Nam Định nằm ở vùng ven biển Bắc Bộ, giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng lớn của bão và ATNĐ. Mỗi năm khi đến mùa mưa bão đây luôn là một trong những tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong tổng số bão và ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam thì số cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh - Thanh Hóa chiếm 48,4%, mùa bão từ tháng 5 - 9, nhiều nhất vào tháng 8. Trong vòng 55 năm (từ 1960 - 2014) có 95 cơn bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh - Thanh Hóa.

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia (2015)

Hình 4.5. Số cơn bão đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa giai đoạn 1961 - 2014

Hình trên đã cho thấy từ năm 1960 - 2014, trung bình mỗi năm có khoảng 2 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng biển Quảng Ninh - Thanh Hóa, năm có nhiều bão nhất là 4 cơn bão/năm. Số cơn bão có xu hướng gia tăng ở giai đoạn 1960 - 1980, giai đoạn sau này (1981 - 2014) có xu hướng biến động rất lớn, giữa 2 năm có số cơn bão cao lại có một năm không có bão, gây khó khăn trong việc dự báo và công tác phòng tránh trước bão.

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia (2015)

Hình 4.6. Tần số bão đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam giai đoạn 1961 - 2014

Ở Việt Nam quy luật chung của bão và ATNĐ thường tập trung từ tháng 7 đến cuối tháng 9. Đầu mùa bão và ATNĐ ở vĩ độ cao, về cuối mùa dịch chuyển xuống vĩ độ thấp. Vào thập kỷ 50 số lượng bão nhiều nhất vào tháng 8 và thập kỷ 60, 70 vào tháng 9. Vào thập kỷ 80 bão nhiều nhất vào tháng 10 và thập kỷ 90 vào tháng 11. Theo số liệu của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, từ năm 1989 đến 2010, Nam Định phải hứng chịu 26 trận bão, 01 trận lốc, 04 trận lũ lớn, đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp toàn tỉnh nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng. Hàng năm, Nghĩa Hưng thường chịu ảnh hưởng bình quân từ 4 - 6 cơn bão. Các trận bão lũ dồn dập gây sạt lở tuyến đê sông, bãi bồi dẫn đến mất đất canh tác, đe dọa cuộc sống người dân vùng bãi, ven đê. Nước biển dâng kết hợp bão lũ là nguyên nhân sạt lở đê biển, bãi bồi ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân các huyện ven biển.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w