Trong tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa huyện Nghĩa Hưng thì khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để điều chỉnh thích ứng với BĐKH (bao gồm cả các biến thời tiết cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan) nhằm:
- Làm giảm các tác động tiềm tàng;
- Nắm bắt được các cơ hội, các tác động có lợi; - Phù hợp với các tác động.
Từ nguồn số liệu thống kê, các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp, kết hợp quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, học viên đã tiến hành tính toán các thông số đầu vào cho khả năng thích ứng AC như sau:
Bảng 4.12. Thông số đầu vào cho tính toán chỉ số khả năng thích ứng AC
Biến phụ Hợp phần phụ (biến thành phần) Đơn vị Khu vực Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đông Cơ sở hạ tầng (AC1)
Tỷ lệ đường giao thông nội đồng
được bê tông hóa (AC1.1) % 76,0 74,0 68,0
Tỷ lệ hệ thống tưới tiêu được bê tông
hóa (AC1.2) % 60,0 62,0 65,0
Tỷ lệ áp dụng KHCN trong sản xuất
lúa (AC1.3) % 71,0 56,0 62,0
Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất lúa
(AC1.4) % 66,8 52,4 45,2
Kinh tế (AC2)
Số tiền đầu tư nâng cấp, cải tạo kênh
mương dẫn nước (AC2.1)
Triệu
VNĐ/ha 1,8 1,6 1,6
Thu nhập thực từ sản xuất lúa (AC2.2) Triệu
VNĐ/ha 11,4 11,1 10,1
Khả năng tiêu thụ sản phẩm (AC2.3) % 81,0 77,8 69,1
Kỹ thuật canh tác (AC3)
Tỷ lệ số hộ thay đổi lịch thời vụ tốt
hơn (AC3.1) % 66,7 50,0 61,9
Tỷ lệ số hộ thay đổi Mức đầu tư phân
bón (AC3.2) % 14,3 16,7 31,0
Tỷ lệ số hộ thay đổi giống và cơ cấu
giống lúa (AC3.3) % 7,1 11,9 33,3
Tỷ lệ số hộ chuyển đổi mục đích sử
dụng đất (AC3.4) % 2,4 11,9 21,4
Xã hội (AC4)
Tỷ lệ giáo dục trên cấp II của người
nông dân (AC4.1) % 19,1 21,4 14,3
Tỷ lệ người dân có kiến thức về
BĐKH (AC4.2) % 38,1 35,7 47,6
Tỷ lệ người lao động qua đào tạo
(chương trình khuyến nông) (AC4.3) % 85,7 81,0 71,4
Tỷ lệ người dân có biện pháp thích
ứng với BĐKH (AC4.4) % 23,8 33,3 57,1
Từ nguồn số liệu đầu vào như trên, học viên tính toán được chỉ số khả năng thích ứng (chi tiết tính toán ở Phụ lục 01), kết quả thu được như sau:
Giá trị Số hợp
phần phụ Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đông
Cơ sở hạ tầng (AC1) 4 0,75 0,37 0,42
Kinh tế (AC2) 3 1,00 0,49 0,00
Kỹ thuật canh tác (AC3) 3 0,25 0,21 0,93
Xã hội (AC4) 4 0,47 0,49 0,50
KHẢ NĂNG THÍCH
ỨNG AC 0,59 0,38 0,49
Theo kết quả tính toán ta thấy được rằng, khả năng thích ứng tại xã Nghĩa Thịnh đại diện cho khu vực phía bắc của huyện có giá trị cao nhất, đây là xã có cơ sở hạ tầng nông nghiệp (AC1) tốt nhất, là khu vực gần thành phố Nam Định - khu trung tâm văn hóa, kinh tế xã hội của tỉnh, là khu vực có sự phát triển kinh tế, được đầu tư cơ sở vật chất, tại xã có 2 hợp tác xã là Đại Hải và Đại Thắng đang hoạt động rất tích cực, huy động được vốn của người dân, hệ thống tưới tiêu tại cánh đồng mẫu lớn của HTX Đại Hải đã được bê tông hóa và đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2016. Tỉ lệ cơ giới hóa (AC1.4) được nâng lên đáng kể trong thời gian gần đây, khoảng 90% diện tích lúa gieo sạ, thu nhập thực thu từ cây lúa (AC2.2) tại xã cao nhất do năng suất khá ổn định và thị trường tiêu thụ dồi dào, đặc biệt tại địa phương, người dân thực hiện rất tốt lịch thời vụ gieo cấy (AC3.1) và mức đầu tư phân bón (AC3.2) của HTX nông nghiệp đưa ra, nhạy bén trong việc điều chỉnh lịch thời vụ thích ứng với thời tiết, tỷ lệ người dân qua đào tạo từ các chương trình khuyến nông (AC4.3) khá cao, công tác đổi mới cơ cấu giống lúa (AC3.3) theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sử dụng các giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao và ít nhiễm sâu bệnh vì vậy chỉ số khả năng thích ứng của xã cao nhất.
Xã Nghĩa Lạc đại diện cho khu vực giữa của huyện có giá trị về khả năng thích ứng thấp nhất, do xã không được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng (AC1), tỷ lệ áp dụng KHCN (AC1.3) và cơ giới hóa trong sản xuất (AC1.4) cũng thấp hơn, người dân chủ yếu tự làm đất bằng tay, gieo cấy thủ công, có rất ít hộ gieo sạ. Kỹ thuật canh tác lúa (AC3) có thay đổi theo xu hướng thích ứng với BĐKH nhưng tỷ lệ chưa cao, người dân tập trung trồng màu mang lại giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa. Tuy ở đây dân trí cao hơn 2 xã còn lại, tỷ lệ giáo dục trên cấp II của người nông dân (AC4.1) là 21,43% nhưng tỷ lệ người dân có kiến thức về BĐKH (AC4.2) và có các biện pháp thích ứng với BĐKH (AC4.4) thấp nên tựu lại khiến
Tại thị trấn Rạng Đông đại diện cho khu vực phía nam của huyện, nơi có giá trị về khả năng thích ứng đứng thứ 2 trong 3 xã, chỉ số về hợp phần xã hội (AC4) và kỹ thuật canh tác (AC3) ở đây đang cao nhất, do đây là khu vực có nhiều dự án đầu tư nghiên cứu về BĐKH, ví dụ năm 2014, thị trấn Rạng Đông là nơi thực nghiệm của các dự án về BĐKH như “Nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”, dự án “Phục hồi tài nguyên hệ sinh thái bị suy thoái vùng ven bờ tỉnh Nam Định ứng phó với biến đổi khí hậu”,... người dân nơi đây được tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề BĐKH, xây dựng thí điểm các quy trình kỹ thuật canh tác mới thích ứng với BĐKH nên kỹ thuật canh tác ở thị trấn cũng được nghiên cứu và cải thiện đáng kể, tỉ lệ số hộ dân thay đổi giống và cơ cấu giống (AC3.3), mức đầu tư phân bón (AC3.2), chuyển đổi mục đích sử dụng đất (AC3.4) để thích ứng với BĐKH đều cao hơn so với 2 xã còn lại, không những vậy họ còn có nguồn thu nhập khác ngoài sản xuất lúa như thu nhập từ nuôi trồng thủy sản, thu nhập từ du lịch nhà nông, vì vậy tỷ lệ hộ nghèo đói ở đây thấp hơn so với xã Nghĩa Lạc, mặc dù trình độ dân trí (AC4.1) thấp hơn các khu vực còn lại, nhưng tỉ lệ người dân có kiến thức về BĐKH (AC4.2) và các biện pháp thích ứng với BĐKH (AC4.4) lại cao nhất trong 3 xã, cho nên khả năng thích ứng ở khu vực này khá tốt.
Tại thị trấn Rạng Đông, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chuyển đổi những vùng canh tác lúa khó khăn sang các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao như: vùng đồng cao, khó khăn về nước tưới sẽ chuyển đổi sang canh tác rau màu, hoa cây cảnh; vùng đồng trũng khó khăn về tiêu thoát nước vụ mùa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tập trung, kết hợp nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập. Những diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn đã được nông dân chuyển sang nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá bống bớp, tôm thẻ chân trắng, cá vược, cá song… Nổi bật là mô hình nuôi cá bống bớp tại nông trường Rạng Đông cho lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm.