Giai đoạn nhập cƣ bình đẳng (từ năm 1965 đến cuối thế kỷ XX)

Một phần của tài liệu Quá trình nhập cư của người Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX XX (Trang 51)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.Giai đoạn nhập cƣ bình đẳng (từ năm 1965 đến cuối thế kỷ XX)

Đầu thập niên 1960, thế giới nói chung và nƣớc Mỹ nói riêng có những thay đổi to lớn. Trong đó, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc diễn ra mạnh mẽ. Tƣ tƣởng tự do, bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới có bƣớc phát triển. Trong nƣớc Mỹ, phong trào đấu tranh đòi quyền công dân dâng cao các nhóm dân cƣ trƣớc kia không có tiếng nói hoặc bị coi là thuộc tầng lớp dƣới đã trở nên mạnh mẽ hơn và đã đạt đƣợc thành công trong việc đòi quyền dân sự ở các phong trào nhƣ: phong trào của ngƣời Mỹ gốc Phi, của ngƣời da đỏ, phụ nữ,

con cái của các dân tộc da trắng mới nhập cƣ và ngƣời Mỹ La-tinh. Phần lớn sự ủng hộ mà họ nhận đƣợc đến từ tầng lớp thanh niên đông đảo hơn bao giờ hết, một tầng lớp thanh niên đƣợc tiếp cận với hệ thống các trƣờng cao đẳng và đại học đang phát triển với tốc độ chƣa từng có trong lịch sử. Chính sách nhập cƣ bất bình đẳng và có phần thiếu nhân đạo nhất là đối với cƣ từ châu Á của chính phủ Mỹ bị phê phán. Một trong những nhƣợc điểm của chế độ nhập cƣ của Mỹ là không chiếu cố đến sự đoàn tụ gia đình của di dân nên đã bị đả kích và phê phán ngay từ đầu. Thế nhƣng năm 1952, khi sửa chữa lớn luật di dân, điều này vẫn chƣa đƣợc bổ sung. Nhiều ngƣời Hoa đến Mỹ trải qua gần đời ngƣời mà không đƣợc phép đón cha mẹ, vợ con đoàn tụ là điều vô nhân đạo. Bên cạnh đó, nhu cầu lớn về nhân tài trong cạnh tranh Xô- Mỹ ... đã buộc chính phủ, Quốc hội Mỹ phải điều chỉnh chính sách nhập cƣ. Các tổng thống Kennedy, Johnson đã có những cố gắng trong việc sửa đổi Luật di dân. Năm 1965, Luật di dân mới đƣợc thông qua, với những nội dung chính sau:

(1) Xóa bỏ lập trƣờng truyền thống kỳ thị chủng tộc và kỳ thị quốc tịch. Mỗi năm có 290.000 ngƣời các dân tộc di dân tới Mỹ, trong đó đông bán cầu chiếm 120.000 ngƣời, tây bán cầu chiếm 170.000 ngƣời. Ai xin phép trƣớc đƣợc vào trƣớc, tuy vậy bất cứ nƣớc nào cũng không đƣợc vƣợt quá 20.000 ngƣời. (2) Nhấn mạnh nguyên tắc nhân đạo, đoàn tụ gia đình. Vợ hoặc chồng, cha mẹ, con cái ở tuổi thiếu nhi của công dân Mỹ đƣợc ƣu tiên nhập cảnh và không tính vào định mức phân phối. (3) Thu hút lực lƣợng trí thức có trình độ giáo dục cao đẳng và nhân tài chuyên nghiệp ngƣời nƣớc ngoài; không từ chối công nhân lao động nƣớc ngoài nhƣng có cách bảo hộ công nhân lao động ngƣời Mỹ. Luật sƣ, thầy thuốc, mục sƣ, linh mục, nhà khoa học nhân tài nghệ thuật chiếm 10% số lƣợng danh mục. (4) Tiếp nhận nạn nhân chính trị các nƣớc, số lƣợng chiếm 6% danh mục, nhƣng tổng số mỗi năm không quá 10.000 ngƣời. [5, tr.21]

Đạo luật này bắt đầu đƣợc thực thi từ ngày 1-12-1965, sau 3 năm quá độ, luật di dân mới đƣợc thực hiện toàn bộ từ ngày 1-7-1968.

Với đạo luật này, nhân dân các nƣớc Đông, Nam châu Âu và châu Á có địa vị bình đẳng với ngƣời dân các nƣớc Tây Âu, di dân của các vùng này theo tỷ lệ sẽ tăng thêm một lƣợng lớn. Ngƣời Trung Quốc đại lục bị kỳ thị nhất và bị cho rằng không thể đồng hóa, bây giờ đã bƣớc vào nƣớc Mỹ với tƣ thế mới, cùng chung hạng mục với ngƣời Đài Loan, Hồng Kông.

Sau khi luật nhập cƣ mới đƣợc thông qua, ngƣời Hoa đƣợc nhập cƣ vào Mỹ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thành phần ngƣời Hoa nhập cƣ lúc này chủ yếu vẫn là lao động tự do, sang Mỹ tìm kiếm việc làm cũng nhƣ để đoàn tụ gia đình.

Đầu những năm 1970 thế kỷ XX, quan hệ Mỹ - Trung đƣợc cải thiện. Nƣớc Mỹ tuy vẫn là một siêu cƣờng duy nhất trên thế giới nhƣng sự vƣơn lên mạnh mẽ của Liên Xô và các nƣớc tƣ bản tiêu biểu nhƣ Nhật và Tây Đức đã làm cho vị trí của Mỹ trên trƣờng quốc tế sụt giảm đáng kể. Về phía Trung Quốc, mâu thuẫn với Liên Xô đã dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của quốc gia này.

Trƣớc những diễn biến mau lẹ của tình hình thế giới, quan hệ Mỹ - Trung từ thù địch chuyển sang hợp tác. Thông cáo Thƣợng Hải tháng 2-1972 đã giải quyết những mâu thuẫn giữa Mỹ- Trung hơn hai thập kỷ. Đài Loan là vấn đề then chốt trong quá trình bình thƣờng hóa quan hệ Mỹ- Trung. Về vấn đề này hai bên đã đạt đƣợc qua Thông cáo Thƣợng Hải với nội dung cơ bản:

Về phía Trung Quốc: Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất; Đài Loan là một tỉnh thuộc Trung Quốc, sớm muộn phải trở về với đất mẹ; giải quyết vấn đề Đài Loan là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nƣớc khác không có quyền can thiệp, toàn bộ lực lƣợng quân đội Mỹ nhất thiết phải rút khỏi Đài Loan. Chính phủ Trung Quốc cực lực phản đối chủ trƣơng:

―Một Trung Quốc một Đài Loan, ―Một Trung Quốc hai chính phủ‖, ―Hai nƣớc Trung Quốc‖, ―Đài Loan độc lập‖ và cổ vũ ―Địa vị Đài Loan ổn định‖.

Về phía Mỹ: Mỹ cho rằng những ngƣời Trung Quốc ở hai bờ biển Đài Loan nhận thấy chỉ có một nƣớc Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không phản đối lập trƣờng này, và một lần nữa bày tỏ sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với việc Trung Quốc giải quyết ổn thỏa vấn đề Đài Loan. Đồng thời phía Mỹ xác định mục tiêu cuối cùng là rút quân khỏi Đài Loan hoặc sẽ cố gắng dần dần dỡ bỏ căn cứ quân sự cũng nhƣ lực lƣợng quân đội ra khỏi nƣớc này‖ [8, tr.396].

Thông cáo Thƣợng Hải tháng 2-1972 đã chấm dứt hơn 20 năm đóng băng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, mở ra bƣớc ngoặt trong quan hệ Mỹ - Trung. Từ đây, mối quan hệ giữa hai quốc gia phát triển trong xu thế hòa bình, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Việc đi lại giữa nhân dân hai nƣớc diễn ra thuận lợi hơn. Điều này tạo thuận lợi cho ngƣời Hoa đại lục nhập cƣ vào Mỹ.

Sau một thời kỳ phát triển kinh tế theo mô hình tập trung hóa, tình hình kinh tế xã- hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Để thoát khỏi khủng hoảng và đƣa đất nƣớc tiến lên, tháng 12-1978, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc họp, vạch ra đƣờng lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội ở Trung Quốc. Đƣờng lối đổi mới tiếp tục đƣợc cụ thể, bổ sung và hoàn thiện qua các thời kỳ cách mạng. Về chính sách đối ngoại, Trung Quốc tiến hành đƣờng lối mở rộng quan hệ quốc tế, cải thiện quan hệ với các quốc gia láng giềng, tăng cƣờng hợp tác khu vực và thế giới v.v... Đƣờng lối cải cách mở cửa của Trung Quốc có liện quan chặt chẽ tới vấn đề Hoa kiều.

Nhận rõ những đóng góp to lớn của cộng đồng Hoa kiều, từ sau Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 3 khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978), công tác kiều vụ của Trung Quốc về cơ bản có sự chuyển hƣớng tích cực. Chính phủ Trung Quốc thời gian này đã thực sự quan tâm tới cộng đồng Hoa kiều. Cơ quan

hữu quan của Trung Quốc nhanh chóng tiến hành điều tra, nghiên cứu tình hình đời sống, đặc điểm hoạt động và thực lực của Hoa kiều ở trong nƣớc và hải ngoại, từ đó tiến hành sửa sai, xây dựng những quy chế, chính sách kiều vụ đảm bảo cho địa vị và quyền lợi của Hoa kiều và ngƣời Hoa. Đồng thời, từ năm 1978, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng quy chế hạn chế ngƣời Hoa xuất nhập cảnh. Những ngƣời ra nƣớc ngoài với nguyện vọng đoàn tụ gia đình, thăm thân nhân đã trở thành lớp ngƣời tiên phong cho những ngƣời di dân mới. Sau đó là đến lớp lƣu học sinh ngƣời Hoa đã đƣợc ra nƣớc ngoài học tập, nƣớc Mỹ là một điểm đến quan trọng.

Tình hình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách năm 1978 khác với giai đoạn trƣớc về tính chất và mức độ. Ngƣời Hoa không nhập cƣ ào ạt nhƣng thƣờng xuyên, liên tục, tích chất tự nguyện thể hiện rõ nét, thành phần nhập cƣ có một bộ phận lớn là các sinh viên và nhà khoa học. Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhiều công dân đại lục đƣợc chấp nhận cƣ trú vĩnh viễn tại Mỹ. Sự gia tăng cơ học này cùng với sự phát triển dân số tự nhiên của ngƣời Hoa ở Mỹ dẫn đến thực tế là số lƣợng ngƣời Hoa ở Mỹ tăng lên nhanh chóng. Nếu nhƣ năm 1970, số lƣợng ngƣời Hoa ở Mỹ là 436.062 ngƣời, thì đến năm 1990 tăng lên 1.645.000 ngƣời Hoa [37, tr.490].

Từ sau năm 1978, ngƣời Hoa đến Mỹ gồm nhiều thành phần khác nhau, nhƣ sinh viên, nhà kinh doanh, lao động, nhà khoa học. Thành phần ngƣời Hoa đến Mỹ lúc này có thể đƣợc chia làm hai nhóm là lao động phổ thông và nhóm trí thức.

Những ngƣời lao động phổ thông sang Mỹ với hi vọng tìm kiếm một công việc tại Mỹ. Họ sang Mỹ theo con đƣờng xuất khẩu lao động, theo các hợp đồng lao động xác định thời hạn thƣờng từ 3-5 năm. Những ngƣời nhập cƣ này làm việc trong nhà bếp hoặc nhà hàng hoặc trong các công ty dệt may. Nhìn chung, nhóm này thiếu kỹ năng tiếng Anh cơ bản, nên thu nhập không cao. Phần lớn

trong số này quay trở về Trung Quốc khi hết hợp đồng, số còn lại tìm cách kéo dài thời gian làm việc của mình bằng cách ký thêm hợp đồng mới. Một bộ phận nhỏ tìm cách định cƣ ở Mỹ.

Trái ngƣợc với những lao động phổ thông sang Mỹ để tìm kiếm việc làm là những doanh nhân sang Mỹ tìm kiếm và mở rộng cơ hội kinh doanh. Chính sách mở cửa của Trung Quốc đƣợc thực hiện từ năm 1978 đã làm chuyển biến hết sức căn bản tình hình kinh tế đất nƣớc. Tiềm lực kinh tế của đất nƣớc và tƣ nhân đƣợc tăng cƣờng. Chính phủ Trung Quốc và tƣ nhân ngƣời Hoa cùng với việc chú trọng đầu tƣ ở trong nƣớc còn có xu hƣớng mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đặc biệt là ở các nƣớc Đông Nam Á, thậm chí là ở châu Phi và ngƣời Hoa cũng không bỏ qua thị trƣờng nƣớc Mỹ. Động lực thu hút các nhà kinh doanh đến Mỹ vì nƣớc Mỹ có tiềm lực khoa học công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, cho phép làm ra các công cụ hiện đại bậc nhất thế giới, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Những lợi thế đó sẽ làm cho sản phẩm ở Mỹ có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những thập niên cuối thế kỷ XX, ngƣời Hoa di cƣ sang Mỹ lại chủ yếu là những thành phần khá giả từ những thành phố lớn, giàu có ở Trung Quốc nhƣ Bắc Kinh, Thƣợng Hải và đặc biệt là ngƣời Hoa ở Hồng Kông và Đài Loan. Trong lớp ngƣời di dân mới, có khoảng 20-30% từ Hồng Kông, Đài Loan ra đi đƣợc gọi là ―di dân đầu tƣ‖, có thực lực kinh tế rất mạnh, phần lớn đều định cƣ ở Bắc Mỹ. Sự thay đổi này có tính chất tự nhiên vì đây là những trung tâm kinh tế, văn hóa của đất nƣớc, của ngƣời Hoa. Đây cũng là nơi diễn ra sự hội nhập quốc tế sâu rộng nhất.

Bên cạnh việc đầu tƣ vào các ngành sản xuất, ngƣời Hoa rất chú ý đến đầu tƣ vào lĩnh vực thƣơng mại- dịch vụ. Họ biết lựa chọn lĩnh vực kinh doanh mà mình có lợi thế, ít gặp phải sự cạnh tranh nhƣ đầu tƣ kinh doanh các mặt hàng gốm sứ Trung Quốc, kinh doanh dịch vụ ăn uống… Nhiều tập đoàn, tƣ nhân đã đƣa cả nhân viên ngƣời Hoa sang Mỹ kinh doanh. Tuy số lƣợng doanh nhân

sang Mỹ không nhiều và chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ nhƣng đó là một thành phần ngƣời Hoa nhập cƣ mới, rất đáng chú ý.

Nƣớc Mỹ không chỉ là một cƣờng quốc kinh tế, quân sự mà còn là một cƣờng quốc về giáo dục và khoa học. Nƣớc Mỹ có nhiều trƣờng đại học danh tiếng, là cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu trên thế giới. Nƣớc Mỹ là điểm đến lý tƣởng của sinh viên ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, trong đó không loại trừ sinh viên ngƣời Hoa. Tầng lớp sinh viên, trí thức ngƣời Hoa có mặt trên đất Mỹ từ rất sớm nhƣng đó là một bộ phận không đáng kể. Số lƣợng du học sinh sang Mỹ chỉ thực sự đáng kể sau khi Trung Hoa tiến hành cải cách năm 1978. Bởi lẽ sau thời gian này nhiều ngƣời Hoa mới có điều kiện sang Mỹ du học. Học sinh, sinh viên ngƣời Hoa sang Mỹ du học thông qua nhiều con đƣờng khác nhau và đã trở thành một bộ phận ngƣời Hoa đáng kể ở Mỹ. Một bộ phận sinh viên sau thời gian học tập trở về nƣớc làm việc, nhƣng cũng có nhiều ngƣời tìm cách định cƣ ở Mỹ. Số lƣợng sinh viên ngƣời Hoa sang Mỹ đƣợc tăng lên theo thời gian.

Tiểu kết

Quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX- XX trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn nhập cƣ tự do và bƣớc đầu của phong trào bài Hoa (1849- 1882); giai đoạn nhập cƣ bị cấm và hạn chế (1882-1965); giai đoạn nhập cƣ bình đẳng (từ năm 1965). Quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa chịu tác động mạnh mẽ bởi tình hình, chính sách và mối quan hệ Mỹ -Trung. Năm 1848, mỏ vàng đƣợc phát hiện tại California tạo ra sức hút đặc biệt đối với ngƣời Hoa hàng ngàn ngƣời Hoa ra đi và nhập cƣ vào nƣớc Mỹ. Luật bài Hoa năm 1882 đã chặn lại dòng nhập cƣ của ngƣời Hoa vào nƣớc Mỹ. Điều này khiến cho số lƣợng ngƣời Hoa ở Mỹ tăng chậm, có những thời điểm có xu hƣớng giảm. Năm 1965, Mỹ điều chỉnh chính sách nhập cƣ bằng một chính sách bình đẳng giữa những ngƣời nhập cƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời Hoa nhập cƣ vào nƣớc Mỹ. Năm

1972, Mỹ - Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ, và từ năm 1978 Trung Quốc tiến hành cải cách, thực hiện chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho những nhà kinh doanh ngƣời Hoa thâm nhập mạnh mẽ vào Mỹ.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, thành phần ngƣời Hoa nhập cƣ là không giống nhau. Nửa cuối thế kỷ XIX, ngƣời Hoa sang Mỹ chủ yếu là những ngƣời lao động nghèo khổ sang Mỹ để kiếm việc làm, với hy vọng sẽ có một công việc tốt hơn bên Trung Hoa. Nửa đầu thế kỷ XX, ngoài những ngƣời lao động còn có một bộ phận trí thức sang Mỹ học tập và làm việc. Nửa cuối thế kỷ XX, thành phần ngƣời Hoa di cƣ sang Mỹ trở lên đa dạng hơn. Họ không chỉ là những công nhân lao động sang mỹ tìm kiếm việc làm, các nhà đầu tƣ sang Mỹ kinh doanh mà còn có sinh viên, tri thức sang Mỹ học tập, làm việc ngày càng đông đảo.

Nguồn gốc xuất xứ của những ngƣời Hoa di cƣ sang Mỹ cũng rất khác nhau qua các thời kỳ. Nếu nhƣ nửa cuối thế kỷ XX những ngƣời Hoa sang Mỹ chủ yếu xuất phát từ các tỉnh phía Đông Nam Trung Hoa thì sau đó, ngƣời Hoa di cƣ sang Mỹ, nhất là bộ phận du học sinh và các nhà đầu tƣ lại xuất phát từ các thành phố lớn, giàu có ở đại lục Trung Quốc và từ Đài Loan, Hồng Kông. Khi nhập cƣ sang Mỹ ngƣời Hoa phải đối mặt với rất khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhƣng với tinh thần vƣơn lên chịu khó, tiết kiệm và sự cố kết cộng đồng họ ngày càng có địa vị trong xã hội Mỹ và khẳng định đƣợc sự phát triển của mình trên đất Mỹ.

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGƢỜI HOA NHẬP CƢ Ở MỸ THẾ KỶ XIX-XX

3.1. Đời sống của ngƣời Hoa nhập cƣ ở Mỹ thế kỷ XIX-XX

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quá trình nhập cư của người Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX XX (Trang 51)