Đối với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quá trình nhập cư của người Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX XX (Trang 75 - 129)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Đối với Trung Quốc

Ngƣời Hoa sang Mỹ gồm nhiều thành phần khác nhau, họ không chỉ tác động đến sự phát triển của kinh tế - xã hội nƣớc Mỹ mà còn có nhiều đóng góp cho chính đất nƣớc nơi họ ra đi. Những đóng góp đó đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện, vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa rõ ràng vừa không rõ ràng. Bên cạnh những đóng góp là chủ yếu, sự nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ, cũng gây ra một số ảnh hƣởng tiêu cực nhất định đối với Trung Quốc. Để đánh giá đầy đủ khách quan đóng góp của ngƣời Hoa chúng ta cần nhìn trên nhiều phƣơng diện, ở các góc độ khác nhau của những đối tƣợng di cƣ khác nhau.

*Những người Hoa lao động

Cuối thế kỷ XIX, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội Trung Hoa đã đẩy nhiều ngƣời dân quốc gia này rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ. Thất nghiệp, đói khổ lại càng làm cho tình hình xã hội Trung Hoa thêm rối ren, khủng hoảng trầm trọng. Những tiêu cực xã hội cũ thêm trầm trọng, thêm vào đó, nhiều tiêu cực xã hội mới nảy sinh. Đời sống chính trị thêm căng thẳng, ngột ngạt. Những hiện tƣợng nhƣ trộm cƣớp, giết ngƣời, cƣớp của gia tăng. Tình trạng này diễn ra phổ biến và thƣờng xuyên trên hầu hết các địa phƣơng ở Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh lúc này phải đối phó với cả sự xâm lăng của các nƣớc tƣ bản Âu, Mỹ, đồng thời phải đối phó với các vấn đề nội bộ trong nƣớc.

Trong bối cảnh đó, việc xuất khẩu lao động sang các quốc gia khác là một con đƣờng có ý nghĩa quan trọng làm giảm những mâu thuẫn xã hội, áp lực xã hội, đặc biệt là ở các tỉnh phía Đông Nam Trung Quốc. Mỗi ngƣời Hoa di cƣ sang Mỹ là đất nƣớc Trung Quốc giảm đi một ngƣời thất nghiệp, đồng thời cũng giảm đi một phần gánh nặng cho xã hội Trung Hoa. Một nghìn ngƣời sang Mỹ thì điều đó có nghĩa là đất nƣớc Trung Hoa giảm đi một nghìn ngƣời thất nghiệp. Nói khái quát thì số lƣợng ngƣời Hoa sang Mỹ bằng số lƣợng ngƣời thất nghiệp ở Trung Hoa giảm đi. Nhƣ vậy là hàng trăm nghìn ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX có một ý nghĩa không nhỏ đối với việc làm giảm số ngƣời thất nghiệp ở Trung Quốc, làm giảm những mâu thuẫn căng thẳng đang đè nặng lên xã hội Trung Hoa.

Trong nửa đầu thế kỷ XX, nhìn tổng thể Trung Quốc vẫn là một quốc gia kém phát triển. Tình trạng thất nghiệp đói kém vẫn thƣờng xuyên xảy ra. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ thực sự khởi sắc sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách năm 1978. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc luôn đƣợc coi là quốc gia có lực lƣợng lao động dồi dào. Điều này là hoàn toàn chính xác. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới và dân số tăng nhanh trong khi nền kinh tế chƣa phát triển dẫn đến hiện tƣợng dƣ thừa lao động, tình trạng thất nghiệp luôn xảy ra. Tình trạng thất nghiệp kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác nhƣ trộm cắp, lừa đảo v.v... Việc làm luôn là nội dung đƣợc chính quyền quan tâm. Mỗi năm có hàng nghìn ngƣời sang Mỹ làm việc theo cả con đƣờng hợp pháp và bất hợp pháp. Xuất khẩu lao động là một giải pháp để giảm tình trạng thất nghiệp, giảm sức ép cho xã hội và nhà nƣớc Trung Quốc.

Thu nhập của ngƣời Hoa lao động ở chính quốc và ngƣời Hoa ở Mỹ trong thế kỷ XIX-XX có sự chênh lệch lớn. Thu nhập bình quân của ngƣời Hoa làm việc ở Mỹ cao hơn hẳn, thập chí lên tới hàng chục lần so với thu nhập bình quân ở Trung Quốc là điều không thể phủ nhận. Cuối thế kỷ XIX, ngƣời Hoa làm việc

ở trong nƣớc phần lớn phải sống trong khó khăn, nghèo khổ, dù làm việc vất vả nhƣng hầu hết đều không đủ nuôi gia đình vợ con. Có những gia đình mọi thành viên đều có việc làm nhƣng vẫn đói kém, khổ cực. Khi sang Mỹ, tuy phải lao động vất vả, nhƣng đại đa số họ không những đủ ăn mà còn có tiền tiết kiệm. Nhiều ngƣời Hoa sau một thời gian làm việc ở Mỹ đã trở về quê trang trả nợ nần, xây dựng cuộc sống mới. Có những ngƣời gửi tiền về quê giúp đỡ ngƣời thân trong gia đình, xây dựng nhà cửa, mua thêm ruộng đất. Có những ngƣời xƣa kia không đủ tiền cƣới xin thì nay mang tiền về quê để lấy vợ... Trải qua thời gian, với sự phát triển của kinh tế, đời sống kinh tế- xã hội của các nƣớc tăng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên rõ nét. Ở những thập niên cuối thế kỷ XX, những lao động ngƣời Hoa ở Mỹ có thu nhập ổn định và ở mức khá cao (khoảng 2.000 USD/tháng). Có những ngƣời sau thời hạn lao động, với số tiền có đƣợc về nƣớc mở cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Nhƣ vậy, số tiền mà ngƣời lao động ngƣời Hoa kiếm đƣợc bên Mỹ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nƣớc và làm thay đổi diện mạo quê hƣơng, đất nƣớc Trung Hoa.

* Du học sinh, trí thức sang Mỹ

Nƣớc Mỹ là một cƣờng quốc có nền giáo dục phát triển, với nhiều trƣờng đại học hàng đầu thế giới nhƣ: Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Yale, Đại học Columbia... Những trƣờng đại học này là nơi tập hợp những giáo sƣ, chuyên gia đầu ngành đến từ nhiều nƣớc trên thế giới. Học tập ở Mỹ, du học sinh có điều kiện tốt để phát triển tiềm năng cá nhân. Vì vậy, nền giáo dục của Mỹ đã thu hút đông đảo du học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có số lƣợng du học sinh sang Mỹ cao nhất.

Phong trào Duy Tân cuối thế kỷ XIX ở Trung quốc do Lƣơng Khải Siêu Khang Hữu Vi lãnh đạo đã đƣa một số thanh niên ƣu tú sang Mỹ học tập những tiến bộ của phƣơng Tây về phục vụ đất nƣớc. Về sau, những học sinh, sinh viên

sang Mỹ ngày càng tăng. Nƣớc Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho Trung Quốc. Những sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp về nƣớc làm việc trong các viện nghiên cứu, các cơ quan chính phủ, nhƣng đông nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Đây là một nguồn ―tài sản‖ quý báu cần cho sự phát triển toàn diện đất nƣớc Trung Quốc.

Mặt khác, có một thực tế là, sau khi học tập ở Mỹ, nhiều sinh viên ngƣời Hoa, đặc biệt là những sinh viên có thành tích học tập cao không trở về nƣớc, mà tìm cách định cƣ ở Mỹ. Bên cạnh đó trong thế kỷ XX, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ II, không ít trí thức ngƣời Hoa đã sang Mỹ làm việc và định cƣ ở đó. Sang Mỹ, nhiều ngƣời đã trở thành những nhà khoa học nổi tiếng. Sự ra đi hoặc ở lại của một bộ phận trí thức, nhà khoa học ngƣời Hoa đến Mỹ là ―mất mát‖ lớn đối với Trung Quốc, nhất là trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay.

* Những nhà đầu tư, kinh doanh người Hoa

Những ngƣời Hoa có tiềm lực kinh tế mạnh sang đầu tƣ ở Mỹ đã góp phần vào việc nâng cao hình ảnh của ngƣời Hoa, vị thế của Trung Quốc đối với nƣớc Mỹ nói riêng, thế giới nói chung. Điều đó khẳng định sự lớn mạnh của dân tộc, đất nƣớc Trung Quốc. Những ngƣời Hoa đầu tƣ vào Mỹ không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển mà còn có tác động quan trọng đến nền kinh tế Trung Quốc. Nhƣ đã thấy, một trong những lĩnh vực đầu tƣ của ngƣời Hoa là tập trung vào ngành kinh tế thế mạnh của mình. Ngƣời Hoa quan tâm đến việc thiết lập hệ thống dịch vụ để bán những sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc, tạo điều kiện cho những hàng hóa Trung Quốc đƣợc tiêu thụ tại thị trƣờng Mỹ. Những sản phẩm tiêu biểu mà ngƣời Hoa chú ý phát triển là đồ xa xỉ, vải vóc, lụa là, gốm sứ, v.v.. Hàng hóa Trung Quốc đƣợc tiêu thụ ở Mỹ có tác động kích thích ngành sản xuất trong nƣớc phát triển.

Ngƣời Hoa ở Mỹ với ba bộ phận chính là lao động, trí thức và nhà đầu tƣ tạo thành một cộng đồng Hoa kiều lớn mạnh. Cũng giống nhƣ các cộng đồng ngƣời Hoa ở các khu vực khác, cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ có tiềm lực kinh tế vững chắc, có tinh thần hƣớng về quê hƣơng cao. Nhận thấy tiềm năng to lớn và những đóng góp tích cực của Hoa kiều, trong đó có một bộ phận đáng kể Hoa kiều cƣ trú ở Mỹ. Trung Quốc có nhiều chính sách nhằm khuyến khích, lôi cuốn Hoa kiều trở về nƣớc đầu tƣ. Chính phủ đã thiết lập nhiều khu công nghiệp dành riêng cho Hoa kiều hồi hƣơng, cho thuê đất với giá rẻ, đóng thuế thấp, cho vay vốn ban đầu để kinh doanh … Chính phủ Trung Quốc tổ chức những buổi họp mặt để tuyên dƣơng, để nghe những nguyện vọng, những suy nghĩ của những ngƣời Hoa kiều hồi hƣơng, qua đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc có sự đóng góp không nhỏ của một bộ phận ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài. Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh có nhiều thuận lợi, cũng nhƣ những chính sách khuyến khích, ƣu đãi từ phía Chính phủ đã thu hút đƣợc ngày càng nhiều doanh nhân gốc Hoa từ các nƣớc trên thế giới hƣớng về quê hƣơng.

Tiểu kết

Đời sống của ngƣời Hoa ở Mỹ thế kỷ XIX-XX có nhiều thay đổi qua các giai đoạn khác nhau. Khi mới nhập cƣ vào Mỹ phần lớn ngƣời Hoa là những lao động nghèo khổ, cuộc sống khá vất vả, phải tham gia vào nhiều công việc nặng nhọc để kiếm sống cuộc sống trên đất khách không dễ dàng gì, một số ngƣời Hoa nhạy bén đã nhanh chóng tạo dựng cuộc sống khá giả nhờ hoạt động kinh doanh dịch vụ. Khi Luật bài Hoa đƣợc thực thi (1882), ngƣời Hoa phải đối mặt với nhiều khó khăn mới, họ sống tƣơng đối khép kín trong các khu phố riêng biệt (Chinatown). Sau khi ban hành luật nhập cƣ mới của Mỹ năm 1965, đặc biệt là từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách (1978), cuộc sống ngƣời Hoa ở Mỹ dễ chịu hơn, cộng đồng ngƣời Hoa ở Mỹ đã từng bƣớc hòa nhập với xã hội Mỹ

thành phần ngƣời Hoa sang Mỹ ngày càng đa dạng, mỗi nhóm đối tƣợng ngƣời Hoa có một đời sống riêng, mang sắc thái riêng của nghề nghiệp, nhƣng đều có điểm chung là chủ động hòa nhập vào xã hội Mỹ.

Ngƣời Hoa nhập cƣ, định cƣ ở Mỹ có những tác động khác nhau đến cả nƣớc Mỹ và Trung Quốc có tác động tích cực lẫn tiêu cực. Đối với nƣớc Mỹ, ngƣời Hoa là một lực lƣợng lao động không nhỏ, có đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế ở nƣớc Mỹ. Ngƣời Hoa đã tham gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề trên đất Mỹ nhƣ khai mỏ, làm đƣờng sắt, làm nông nghiệp, làm dịch vụ, đầu tƣ vào sản xuất, v.v.. Dấu ấn rõ nét nhất là ở thời điểm nửa cuối thế kỷ XIX, ngƣời Hoa đã góp phần quan trọng tạo ra sự phát triển sôi động ở thành phố San Francisco nói riêng, California nói chung. Ở thế kỷ XX, nhiều tri thức ngƣời Hoa với những phát minh của mình cũng đã góp phần vào sự phát triển của nền khoa học Mỹ, góp phần thúc đẩy sản xuất, thƣơng mại dịch vụ trong một số lĩnh vực nhất định. Ngƣời Hoa ở Mỹ là cầu nối kinh tế, văn hóa giữa Mỹ với Trung Quốc. Mặt khác, trong những thời điểm nhất định, ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với nƣớc Mỹ nhƣ: gây mất an ninh trật tự, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp ở Mỹ.

Đối với Trung Quốc, tác động tích cực đƣợc thể hiện nhƣ: nhiều ngƣời Hoa sang Mỹ làm ăn đã đem về nguồn ngoại tệ đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Không ít sinh viên ngƣời Hoa đƣợc đào tạo ở Mỹ trở thành nguồn lao động chất xám có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc… Trái lại, ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ cũng có những tiêu cực nhƣ: Hiện tƣợng chảy máu chất xám diễn ra; một số ngƣời Hoa sau một thời gian sinh sống ở Mỹ trở về Trung Quốc đã du nhập nhiều nội dung văn hóa độc hại, lai căng… ảnh hƣởng đến thuần phong, mỹ tục của văn hóa Trung Hoa.

KẾT LUẬN

1. Trung Hoa là một đế chế lớn, quá trình phát triển của văn minh Trung Hoa luôn có mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Trong diễn trình lịch sử, phạm vi không gian di cƣ của ngƣời Hoa từng bƣớc đƣợc mở rộng. Từ thời Hán, ngƣời Hoa đã có mặt ở một số quốc gia lân bang, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á bán đảo và Đông Nam Á hải đảo. Đến thế kỷ XVII, làn sóng di cƣ của ngƣời Hoa xuống Đông Nam Á ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với việc phát triển của nền thƣơng mại Đông Á, một bộ phận ngƣời Hoa đã tới các nƣớc Đông Bắc Á. Thế kỷ XIX – XX, tình hình chính trị, kinh tế Trung Quốc và thế giới đã tạo ra những tiền đề mới thúc đẩy ngƣời Hoa di cƣ ra nƣớc ngoài. Tiền đề đó xuất phát từ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc và những diễn biến, thay đổi của tình hình thế giới. Đặc biệt, sự phát hiện vàng ở California và những điều kiện thuận lợi ở nƣớc Mỹ đã tạo ra sức hút để ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ.

2. Quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ trải qua những bƣớc thăng trầm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của hai nƣớc Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, yếu tố tác động chủ yếu xuất phát từ điều kiện và chính sách nhập cƣ của nƣớc Mỹ. Khi mỏ vàng đƣợc phát hiện tại California tạo ra sức hút đặc biệt đối với ngƣời Hoa cộng thêm chính sách nhập cƣ tƣơng đối rộng mở của Mỹ tạo điều kiện cho số lƣợng không nhỏ ngƣời Hoa vào Mỹ. Năm 1882, Luật bài Hoa đƣợc thực hiện đã ngăn chặn dòng nhập cƣ của ngƣời Hoa vào nƣớc Mỹ. Điều này khiến cho số lƣợng ngƣời Hoa ở Mỹ tăng chậm, có những thời điểm có xu hƣớng giảm. Năm 1965, Mỹ điều chỉnh chính sách nhập cƣ có tính chất bình đẳng giữa những ngƣời nhập cƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời Hoa nhập cƣ vào nƣớc Mỹ. Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, thực hiện chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho những nhà đầu tƣ ngƣời Hoa thâm nhập mạnh mẽ vào nƣớc Mỹ.

3. Thành phần nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ ngày càng đa dạng và thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Nửa cuối thế kỷ XIX ngƣời Hoa sang Mỹ chủ yếu là lực lƣợng lao động chân tay. Họ xuất thân là những gia đình nông dân nghèo khổ sang Mỹ để kiếm việc làm, với hy vọng sẽ có công việc tốt hơn ở quê hƣơng. Đầu thế kỷ XX, ngoài những ngƣời lao động còn có một bộ phận trí thức sang Mỹ học tập và làm việc. Nửa cuối thế kỷ XX, thành phần ngƣời Hoa di cƣ sang Mỹ trở lên đa dạng hơn, với số lƣợng ngày càng nhiều các nhà kinh doanh tìm kiếm cơ hội mới, hơn nữa lực lƣợng sinh viên, tri thức sang Mỹ học tập, nghiên cứu.

Nguồn gốc xuất xứ của những ngƣời Hoa di cƣ sang Mỹ cũng rất khác nhau qua các thời kỳ. Nếu nhƣ cuối thế kỷ XIX những ngƣời Hoa sang Mỹ chủ yếu xuất phát từ các tỉnh phía Đông Nam Trung Hoa với ƣớc vọng ra đi tìm một chân trời mới, một cuộc sống tốt đẹp hơn so với cuộc sống khó khăn gian khổ mà họ đang chịu đựng, hy vọng giúp đỡ gia đình, cũng là vùng có truyền thống

Một phần của tài liệu Quá trình nhập cư của người Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX XX (Trang 75 - 129)