5. Cấu trúc luận văn
1.3. Nguyên nhân thu hút ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ thế kỷ XIX-XX
Nƣớc Mỹ là một quốc gia lớn thứ 4 trên thế giới, nằm ở tây bán cầu, thuộc Bắc Mỹ, đất nƣớc trải dài trên nhiều vĩ độ. Hoa Kỳ lục địa trải dài từ Đại Tây Dƣơng đến Thái Bình Dƣơng và từ Canada đến Mexico và vịnh Mexico. Ngoài phần đại lục là chính, nƣớc Mỹ còn có hai bang tách biệt là Hawaii và Alaska. Trên phƣơng diện địa lý, Mỹ ở vị trí khá độc lập với thế giới bên ngoài. Mối liên hệ trực tiếp đáng kể nhất là với Canada ở phía Bắc, trong quan hệ với các quốc gia khác, Hoa Kỳ bị ngăn cách bởi biển và đại dƣơng.
Vị trí địa lý tƣơng đối độc lập trong điều kiện hoạt động đi biển chƣa phát triển dẫn đến một thời kỳ dài, Hoa Kỳ nói chung, châu Mỹ nói riêng phát triển trong trạng thái biệt lập với thế giới bên ngoài. Nếu nhƣ trƣớc thời cận đại, cƣ dân Châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dƣơng có mối liên hệ qua lại, qua đó mỗi châu lục đã truyền bá, tiếp nhận, cùng sẻ chia những sáng tạo của nhân loại thì châu Mỹ hoàn toàn tách biệt, ít đƣợc biết đến2
. Phát triển biệt lập trong một không gian hẹp dẫn đến hệ quả tất yếu là châu Mỹ lạc hậu hơn châu Á, Âu, Phi. Trƣớc khi có sự xâm nhập của ngƣời phƣơng Tây sau phát hiện của
2 Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trƣớc khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ, ngƣời Vikings (Bắc Âu) đến khu vực Bắc Mỹ vào thế kỷ thứ X. Tuy nhiên, những mối liên hệ giữa ngƣời Vikings với Bắc Mỹ
Columbus năm 1492, châu Mỹ còn ở trạng thái phát triển rất thấp, kinh tế sản xuất chƣa phát triển, chế độ thị tộc, bộ lạc vẫn tồn tại phổ biến.
Châu Mỹ chỉ thực sự đƣợc biết đến sau phát hiện của Columbus năm 1492, thậm chí khi đó ông còn cho rằng đây là một phần của châu Á. Sau sự kiện này, châu Mỹ trở thành châu lục thay đổi sâu sắc với tốc độ cao trong nhiều thế kỷ trên cả phƣơng diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Yếu tố nền tảng tạo ra sự thay đổi đó bắt đầu từ sự thay đổi thành phần cƣ dân trên lục địa này. Trƣớc đây vùng đất này thuộc những ngƣời da đỏ nhƣng từ cuối thế kỷ XVxâm nhập, những cƣ dân mới, với ƣu thế vƣợt trội đã tiến hành nhƣng cuộc chiến tranh cƣớp bóc, xâm chiếm, đẩy ngƣời châu Mỹ bản địa- ngƣời da đỏ vào rừng sâu, tạo lập những thiết chế, cơ sở để hình thành nên một nƣớc Mỹ đa chủng tộc ngay từ buổi đầu lập quốc năm 1776. Cho đến giữa thế kỷ XIX, đại bộ phận những ngƣời nhập cƣ vào nƣớc Mỹ có nguồn gốc từ các nƣớc Tây và Bắc Âu, Nam Mỹ và nô lệ châu Phi. Bảng số liệu dƣới đây cho chúng ta thấy rõ số lƣợng ngƣời nhập cƣ của ngƣời châu Âu và các nơi khác vào Mỹ năm 1790.
Bảng 1.1: Thành phần chủng tộc trong cư dân Mỹ năm 1790
THÀNH PHẦN CHỦNG TỘC SỐ LƢỢNG TỶ LỆ
% * Châu Âu
- Ngƣời Anh và xứ Wales
- Ngƣời Scotland (bao gồm cả ngƣời Scots-Irish) - Ngƣời Đức - Ngƣời Hà Lan - Ngƣời Ireland - Ngƣời Pháp - Các nhóm khác 2.605.699 221.562 176.407 78.959 61.534 17.619 10.664 66,3 5,6 4,5 2,0 1,6 0,4 0,3 * Ngƣời Phi 757.181 19,3% Tổng cộng 3.929.625 100%
Nguồn: Thomas A.Bailey, David M.Kenedy, Elizabeth Cohen, The American Pagent, Vol I: To 1877, Houghton Miffin Company, New York, - p84.
Theo bảng thống kê cuối thế kỷ XVIII, rất nhiều ngƣời châu Âu nhập cƣ vào nƣớc Mỹ, trong đó ngƣời Anh nhập cƣ với số lƣợng lớn nhất chiếm 66.3%, vì thế họ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nƣớc Mỹ về sau. Tiếp đến là ngƣời Phi chiếm 19.3%, một tỷ lệ tƣơng đối lớn phần đông thông qua con đƣờng buôn bán nô lệ, những nô lệ châu Phi đóng góp lớn đối với sự phát triển
nƣớc Mỹ. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, thành phần dân di cƣ sang Mỹ có sự khác biệt
với sự xuất hiện của dân di cƣ từ châu Á, trong đó có ngƣời Hoa.
Nếu nhƣ ở Trung Hoa tình trạng dƣ thừa lao động diễn ra phổ biến thì ở châu Mỹ nói chung, nƣớc Mỹ nói riêng cần đến lực lƣợng lao động từ các khu vực khác, vì đây là một vùng đất nhiều tiềm năng, cần đến sự khai phá của con ngƣời. Ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ cũng là thời điểm nguồn lao động ở Mỹ thiếu hụt, cần đƣợc bổ sung. Sang thế kỷ XIX, chế độ nô lệ ở Mỹ từng bƣớc đƣợc xóa bỏ. Cuộc đấu tranh xóa bỏ nô lệ diễn ra ở nhiều nơi. Trong cuộc Nội chiến ở Mỹ (1861-1865) giữa giới tƣ sản miền Bắc và chủ nô miền Nam, để thu hút lao động đến cách thành phố, thị trấn, làm việc cho các nhà máy, giới tƣ sản miền Bắc tích cực đấu tranh cho phong trào giải phóng nô lệ ở Mỹ. Ngƣời đứng đầu phong trào này là Tổng thống Lincoln. Năm 1861, ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ, tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế vì nhiều lý do. Đến năm 1865, khi cuộc Nội chiến kết thúc, các điều khoản giải phóng nô lệ đƣợc bổ sung vào Hiến pháp Mỹ đã đặt dấu chấm hết cho chế độ chiếm hữu nô lệ về mặt pháp luật. Nhiều lao động da đen rời bỏ đồn điền và hầm mỏ của những ông chủ da trắng để ra thành thị. Một bộ phận khác tìm cách tự mình đứng ra làm chủ, bộ phận lao động bị thiếu hụt đó cần đƣợc thay thế bằng những lƣc lƣợng lao động khác. Trong khi đó, ngƣời Trung Hoa lại bị thu hút bởi viễn cảnh của một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhu cầu lao động ở nƣớc Mỹ bắt gặp khát vọng sang Mỹ làm ăn của ngƣời Hoa. Nhận thấy điều đó, một số tổ chức hội, đoàn đã đứng ra tổ chức để ngƣời Hoa di cƣ. Những ngƣời Hoa di cƣ này chủ yếu là những lao động theo hợp đồng khế ƣớc, đó thực chất là một dạng di trú lao động khá đặc biệt đƣợc gọi là ―Xuất khẩu cu –li”. Những ngƣời Hoa đầu tiên đến với châu Mỹ có thể là vùng Trung Mỹ ngày nay và chủ yếu là nam giới, họ bỏ lại vợ con, gia đình lại phía sau. Hầu nhƣ tất cả các di dân hy vọng sẽ trở lại sau khi đã tích lũy đƣợc một tài sản bằng cách buôn bán, lao động ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thế kỷ XIX chỉ có một số lƣợng nhỏ ngƣời Hoa sang Mỹ.
So với các khu vực truyền thống khác, sang châu Mỹ nói chung, nƣớc Mỹ nói riêng là một vấn đề lớn đối với ngƣời Hoa. Trƣớc thời điểm cơn sốt vàng ở Mỹ, dƣới sức ép chính trị và mục tiêu kinh tế, ngƣời Hoa chủ yếu di cƣ xuống các nƣớc Đông Nam Á bởi lẽ đây là địa bàn quen thuộc và không mấy xa xôi với ―đất mẹ‖. Họ có thể theo các thuyền buôn hoặc tự đóng thuyền di cƣ sang các vùng đất phía nam. Do khoảng cách địa lý, họ cũng có thể trở về quê hƣơng thƣờng xuyên hơn nếu có nhu cầu. Ngƣợc lại, sang Mỹ ngƣời Hoa gặp nhiều khó khăn hơn. Nƣớc Mỹ là nơi xa xôi, họ ít biết đến, sang đó không dễ dàng nhƣ sang các nƣớc Đông Nam Á. Tuy nhiên, nếu có một động lực mạnh mẽ, một sự cuốn hút đặc biệt nào đó thì họ cũng sẵn sàng vƣợt qua khó khăn để đến vùng đất mới cho dù phải đối mặt với muôn trùng xa xôi, cách trở và hiểm nguy. Và điều đó đã diễn ra vào những năm giữa thế kỷ XIX.
Năm 1848, sau khi một công nhân nông nghiệp trong trang trại của Đại úy Sutter tìm thấy những vẩy vàng lẫn trong cát ở một dòng suối nhỏ ở California thì hàng chục nghìn ngƣời từ khắp Hoa Kỳ, từ cả châu Âu đổ về đây. Những thông tin về việc phát hiện mỏ vàng ở California nhanh chóng lan truyền khắp nơi trên thế giới, trong đó có Trung Hoa. ―Khi vàng đƣợc phát hiện ở California năm 1848, một cƣ dân ngƣời Hoa ở đó đã viết thƣ chia sẻ thông tin với một
ngƣời bạn ở khu vực Quảng Châu. Ngay tức khắc, cả vùng đã lan truyền thông tin này với sự thú vị, và mọi ngƣời không nói một điều gì nữa. Họ suy nghĩ giá nhƣ tất cả họ có thể đến đƣợc với ―núi vàng‖ có lẽ tất cả những khó khăn của họ đã đƣợc giải quyết. Khi đó hầu hết ngƣời dân Quảng Đông chỉ biết một cách mơ hồ về cuộc sống của ngƣời Mỹ. Hầu hết họ chƣa từng gặp bất kỳ ai từ nƣớc Mỹ hoặc bất cứ ngƣời phƣơng Tây nào. Họ nghe tin đồn đó là những giáo sĩ bắt cóc và ăn thịt trẻ con ngƣời Hoa và những thông tin về những ngƣời nƣớc ngoài trông rất lạ lùng, những ngƣời man rợ mắt xanh, tóc vàng. Đó là những nguy hiểm ở nƣớc ngoài. Nhƣng mạnh hơn nỗi sợ hãi là cơ hội để kiếm tiền và cứu vớt cuộc sống. Cùng với những câu truyện man rợ ngƣời Hoa còn đƣợc nghe về một vùng đất ―lấp lánh‖ về sự giàu có, tất cả nhƣng công việc mà họ phải làm là đi vòng quanh và nhặt những cục vàng trên mặt đất [52, tr.27]. Những thông tin đó đã thắp lên trong trí tƣởng tƣợng của những ngƣời Hoa bị bần cùng hóa hy vọng rằng ngƣời Hoa nghèo khổ có thể đi sang Mỹ một giai đoặn ngắn, sau đó quay trở lại quê hƣơng với sự giàu có. Có lẽ một số ít vàng là tất cả những gì họ cần cho cuộc sống hàng ngày hay để kinh doanh, để mua đất, để xây nhà, để đƣợc tôn trọng, để thuê thầy đồ về dạy học cho con cái với hi vọng một ngày nào đó chúng sẽ thi đỗ làm quan. Nói tóm lại là để đƣợc giàu có và quyền lực.
Mỏ vàng ở California là một thực tế có thật, từ khi mỏ vàng đƣợc phát hiện, hoạt động khai thác vàng đƣợc tiến hành với nhịp độ khẩn trƣơng, dồn dập, sôi nổi trên tất cả các dòng sông, khe suối. Năm 1851, sản lƣợng vàng khai thác ở đây lên tới 55 triệu đô la. Sự bùng nổ này tạo ra một sự thiếu hụt lao động rất lớn. Những ngƣời tìm vàng có ―mức lƣơng‖ cao nhất trên thế giới: Trung bình một lao động ở San Francisco nhận 1 đô la một giờ lao động; thợ mộc nhận 14 đô la mỗi ngày; giá cả các loại dịch vụ đẩy lên rất cao, giá của các tiệm giặt là lên tới 20 đô la cho một tá quần áo. [50, tr.77].
Việc phát hiện vàng ở California là nguyên nhân trực tiếp có sức hấp dẫn đặc biệt đối với ngƣời Hoa, tạo ra làn sóng đầu tiên nhƣng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhìn tổng thể quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX-XX thì đây cũng chỉ là một nguyên nhân có tính chất tức thời. Ngƣời Hoa vẫn tiếp tục nhập cƣ vào Mỹ sau thời điểm cơn sốt vàng xảy ra. Điều đó nói lên rằng ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ còn có những nguyên nhân khác.
Mối quan hệ giữa hai nƣớc Trung Quốc và Mỹ đƣợc hình thành và phát triển cũng là một trong những nguyên nhân ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ. Ngƣời Mỹ bắt đầu xâm nhập mạnh vào Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ XIX. Mối quan hệ chính thức giữa hai quốc gia đƣợc thể hiện qua hiệp ƣớc Thiên Tân năm 1858, từ đó đến hết thế kỷ XX diễn ra nhiều biến động và phức tạp, vừa trong đối đầu vừa hợp tác, có liên quan tới vấn đề ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ. Đặc biệt, sự can thiệp của Mỹ ở Trung Quốc trong thời gian cuộc nội chiến chiến ở Trung Quốc (1946-1949) đã thắt chặt mối quan hệ giữa Quốc dân Đảng với chính quyền Mỹ. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949), với sự thất bại của phe Quốc dân Đảng thân Mỹ, làn sóng nhập cƣ thứ hai của ngƣời Hoa vào Mỹ diễn ra. Đó là những ngƣời Hoa tị nạn sau thất bại của Quốc dân Đảng. Đến đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX, quan hệ Đông – Tây bƣớc vào thời kỳ hòa hõa, trong xu thế đó, quan hệ Mỹ - Trung chuyển từ đối đầu sang hợp tác. Thông cáo Thƣợng Hải tháng 2-1972 mở ra bƣớc phát triển mới trong quan hệ giữa hai nƣớc, Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, tạo điều kiện cho ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ. Những mối quan hệ có tính chất lịch sử có vai trò nhƣ sợi dây dẫn dắt ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ.
Nƣớc Mỹ thế kỷ XIX-XX là một cường quốc về kinh tế. Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) kết thúc với sự thắng lợi của giới tƣ sản miền Bắc tạo điều kiện cho kinh tế nƣớc Mỹ có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Từ cuối thập niên cuối
thế kỷ XIX, Mỹ trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh hàng đầu thế giới. Đặc biệt từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918), Mỹ trở thành siêu cƣờng trên thế giới, trong đó sức mạnh kinh tế và quân sự là hai trụ cột của sức mạnh của quốc gia. Sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ tiếp tục đƣợc khẳng định sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Một nền kinh tế lớn và năng động của Mỹ tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Đến Mỹ, ngƣời Hoa cũng nhƣ công dân nhiều quốc gia khác thƣờng không mấy khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Mặc dù có những thời điểm kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, dẫn đến tình trạng dƣ thừa lao động, tuy nhiên đây chỉ là những khủng hoảng mang tính chu kỳ.
Nƣớc Mỹ là nơi thu hút nhiều ngƣời Hoa nhập cƣ bởi vì nƣớc Mỹ cũng là một thị trường lớn, là điều kiện thu hút các nhà kinh doanh ngoại quốc, trong đó có ngƣời Hoa. Thị trƣờng lớn có mối liên hệ chặt chẽ với quy mô dân số và sức mua của ngƣời dân. Theo số liệu thống kê, dân số Mỹ tăng nhanh, thể hiện qua bảng thống kê dƣới đây:
Bảng 1.2: Dân số Mỹ 1940 - 1990 Năm Dân số 1940 131.669.275 1960 179.323.175 1980 226.504.802 1990 250.000.000 Nguồn: [3, tr.23].
Bên cạnh việc tiêu thụ nội địa ở Mỹ, hàng hóa làm ra ở Mỹ đƣợc tiêu thụ trong các nƣớc thuộc khối NAFTA (Canada, Mỹ, Mexico) vì không phải chịu thuế lƣu thông hàng hóa giữa các nƣớc thành viên. Mặc dù đầu tƣ vào Mỹ, ngƣời Hoa phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ ngƣời Mỹ cũng nhƣ từ các nhà đầu tƣ khác, nhƣng nƣớc Mỹ cũng mở ra những cơ hội to lớn cho các tập đoàn kinh tế hay các nhà tƣ sản Trung Quốc. Thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn
một trong những lý do nƣớc Mỹ là quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có ngƣời Hoa. Đây là một trong những con đƣờng thu hút những nhà đầu tƣ ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ.
Mỹ là quốc gia có nền giáo dục phát triển, đồng thời cũng là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài. Nƣớc Mỹ có nhiều trƣờng đại học danh tiếng, là cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu trên thế giới. Từ lâu, nƣớc Mỹ đã là niềm mơ ƣớc của nhiều học sinh ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, trong đó không thể thiếu sinh viên ngƣời Hoa. Trong số những sinh viên du học bên Mỹ, sau khi tốt nghiệp, nhiều ngƣời đã ở lại đây làm việc, nhập tịch và trở thành công dân Mỹ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ở lại nƣớc Mỹ, phần lớn là do nƣớc Mỹ có điều kiện khoa học phát triển cá nhân, phát triển khoa học.
Bên cạnh giáo dục, nƣớc Mỹ là quốc gia có nền khoa học kĩ thuật nền công nghệ phát triển cao. Mỹ là nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng khoa học lần thứ 2. Mỹ cũng là quốc gia có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khoa học, có chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài bậc nhất trên thế giới. Chính vì vậy nƣớc Mỹ là quốc gia thu hút nhiều nhà khoa học nhất trên thế giới, trong đó