Kích cỡ củ là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng sản phẩm thu hoạch, đánh giá tiềm năng sử dụng giống phục vụ chế biến công nghiệp và tiềm năng hàng hóa của các giống. Kết quả phân loại củ được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Phân loại củ của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011
Kết quả theo dõi và đánh giá trong bảng 3.8 cho thấy:
Các giống khoai tây nghiên cứu có tỷ lệ cỡ củ ở mức lớn (>5cm) khá cao. Đặc biệt ở giống 17-05 củ có kích cỡ lớn đạt tới 73,7%, giống 45-05 là thấp nhất đạt 40,6%.
Ở cấp củ có đường kính 3-5 cm: giống 17-05 có tỷ lệ cỡ củ này thấp nhất (24,2) và giống có tỷ lệ cỡ củ này cao nhất lại là 45-05 (55,9%). Giống 35-05 đạt 48,1% ở tỷ lệ cỡ củ mức trung bình này. Giống Phần trăm đường kính củ (%) % củ thương phẩm (%) >5cm 3-5cm <3cm 17-05 73,7 24,2 2,1 96,5 35-05 46,5 48,1 5,4 93,7 45-05 40,6 55,9 3,5 93,5 Solara (đ/c) 21,0 73,1 5,9 94,0 KT3 (đ/c) 26,5 68,0 5,5 89,3
SV: Lê Thị Ngọc Lan 41 Lớp: K35D – SP KTNN
Ở cấp củ nhỏ (đường kính <3 cm): các giống chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể, riêng giống đối chứng solara chiếm cao nhất với 5,9%.
Tỷ lệ củ đạt thương phẩm của các giống khoai tây nghiên cứu đều đạt trên 90%, riêng có giống đối chứng KT3 đạt 89,3%.
3.4.2 Một số đặc điểm hình thái của khoai tây của các giống khoai tây nhập nội trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội
Hình thái củ là một trong những đặc điểm di truyền quan trọng của các giống khoai tây, giúp phân biệt được các giống với nhau. Hình dạng củ một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng khoai tây phục vụ cho tiêu dùng, chế biến công nghiệp. Hình thái củ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như đất đai, dinh dưỡng, chăm sóc… Kết quả theo dõi về hình thái củ được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9 Đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011
Giống Dạng củ Màu vỏ củ Màu ruột củ
17-05 Tròn Vàng Vàng
35-05 Dài Vàng xám Trắng sữa
45-05 Dài Vàng Vàng nhạt
Solara (đ/c) Oval Vàng nhạt Vàng
KT3 (đ/c) Tròn Vàng nhạt Vàng nhạt
Các giống khoai tây nghiên cứu đều có hình dạng củ thương phẩm tròn, oval, dài đều thích hợp cho chế biến ăn tươi và chế biến công nghiệp. Giống có dạng củ tròn, oval, dài thích hợp cho chế biến khoai tây rán, củ có hình dạng tròn thích hợp với chế biến khoai tây thái lát [17]. Giống có dạng củ tròn thích hợp cho chế biến khoai tây thái lát là giống 17-05.
SV: Lê Thị Ngọc Lan 42 Lớp: K35D – SP KTNN
Hầu hết vỏ củ của các giống đều có màu vàng – vàng xám, đây là màu vỏ củ phổ biến của các giống khoai tây trồng ở nước ta. Đối với thị hiếu tiêu dùng trong nước thì các giống có vỏ củ vàng được ưa chuộng.
Các giống tham gia thí nghiệm có màu ruột củ vàng, vàng nhạt, trắng sữa.
SV: Lê Thị Ngọc Lan 43 Lớp: K35D – SP KTNN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Điều kiện thời tiết vụ đông 2011 tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng của các giống khoai tây, hầu như các giống nghiên cứu đều có sinh trưởng khỏe và độ đồng đều khá hơn so với các giống đối chứng.
Thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội trồng vụ đông 2011 từ 85-90 ngày, số thân trên khóm từ 2,1-2,9 thân/khóm.
Giống có sức sinh trưởng khỏe và độ đồng đều tốt nhất là giống 17-05. Giống này cũng có khả năng chống chịu các tác nhân ngoại cảnh và sâu bệnh hại khá.
Các giống khoai tây nhập nội không bị nhiễm bệnh đốm lá và héo xanh, bệnh mốc sương và virus bị nhiễm ở mức trung bình.
Các giống khoai tây nhập nội có số củ/khóm từ 4,0-4,1củ, khối lượng củ/khóm từ 205,2-258,6 g. Năng suất thực thu của các giống từ 8,61-12,83 tấn/ha, cao hơn giống KT3 và thấp hơn giống Solara.
Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống trong điều kiện vụ đông và cả vụ xuân.
Tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống triển vọng 17-05 để sớm đưa ra sản xuất.
Tiếp tục đánh giá chất lượng qua phân tích của các giống khoai tây nghiên cứu ở các địa điểm khác nhau để đánh giá chính xác hơn chất lượng của các giống khoai tây nhập nội.
SV: Lê Thị Ngọc Lan 44 Lớp: K35D – SP KTNN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Hồ Hữu An, Đinh Thế Lộc (2005), Cây có củ và kĩ thuật thâm canh,
NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
2. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh
học trong cải tiến giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Bộ (2004), Bón phân cân đối và hợp lý cây trồng,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Quy phạm khảo nghiệm
giá trị canh tác và sử dụng của các giống khoai tây” (QCVN 01- 59:2011/BNNPTNT).
5. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2003), Giáo trình di truyền số
lượng, Đạo học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, chương 7.
6. Đỗ Kim Chung (2003), Thị trường khoai tây ở Việt Nam, NXB Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội.
7. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Thu Hà (2007), Giáo trình
cây rau. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Công Chức (2006), “Một số ý kiến về phát triển sản xuất
khoai tây bền vững ở Việt Nam”, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn số 21/2006, tr 9-10.
9. Nguyễn Công Chức (2006), “Dự án khoai tây Việt – Đức và những
kết quả đạt được”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 21/2006,
tr97.
10. Cục trồng trọt, Báo cáo tổng kết chỉ đạo sản xuất năm 2006, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Cục trồng trọt, Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây
SV: Lê Thị Ngọc Lan 45 Lớp: K35D – SP KTNN
12. Đường Hồng Dật (2004), Cây khoai tây và kĩ thuật thâm canh tăng
năng suất, NXB Lao động, Hà Nội
13. Lê Minh Đức, Nguyễn Hữu Vinh (1977), Cây khoai tây, Ban khoa
học kỹ thuật Thanh Hóa, tr 5 – 9.
14. Ngô Văn Hải (1977), “Tác động của các chính sách kinh tế xã hội đến sản xuất khoai tây ở nước ta và những biện pháp thúc đẩy sản xuất khoai
tây”, Tạp chí khoa học công nghệ và Quản lí kinh tế 4/1997, Viện kinh tế
nông nghiệp.
15. Trương Văn Hộ (2010), Cây khoai tây ở Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Tiến Mạnh (2008), Dự án thúc đẩy sản xuất khoai tây tại
Việt Nam – Định hướng phát triển khoai tây Việt Nam, tr 2.
17. Trịnh Khắc Quang, Trương Công Tuyện, Nguyễn Thị Nguyệt,
Quách Thị Quế (1998), Kết quả khảo nghiệm giống khoai tây Hà Lan chất
lượng phù hợp cho chế biến công nghiệp, Nghiên cứu cây lương thực và cây
thực phẩm (1995 – 1998), NXB Nông nghiệp Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Kim Thanh ( 1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình
sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh có kích thước nhỏ bắt nguồn từ nuôi cấy invitro, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà
Nội.
19. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn, Mai Thị Tân và CS (1991), “ Xây dựng mô hình sản xuất giống khoai tây có chất lượng cao bắt
nguồn từ nuôi cấy invitro”, Chuyên đề sinh học nông nghiệp, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 67 – 72.
20. Nguyễn Quang Thạch (1993), Một số biện pháp khắc phục sự
thoái hóa giống khoai tây (Solanum tuberosum L.) ở Việt Nam, Luận văn TS
SV: Lê Thị Ngọc Lan 46 Lớp: K35D – SP KTNN
21. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân Trường
(2004), Ứng dụng công nghệ cao sản xuất khoai tây giống sạch bệnh, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỹ (1996), Kỹ thuật trồng cà
chua, khoai tây, hành tây, tỏi tây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Ngô Đức Thiệu, Nguyễn Văn Thắng (1978), Kĩ thuật trồng khoai
tây, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
24. Dương Nghĩa Bách (2008), ”So sánh một số giống khoai tây nhập
nội có triển vọng tại đồng bằng sông Hồng”, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp
trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh
25. Benkeman H.P, Vander Zaag D.E (1979), Physiological stage of
the tuber potato improvement. Some factors and facts, Wageningen, The
Neitherland, pp 31 -32.
26. CIP (1984), Potato for the developing world, A Collaborative
experience, Lima.
27. Ugent D., (1970), The potato, Science 170, pp. 6 – 1161.
28. FAO (1991), Potatoes production and consumption in developing
countries, Food and Agriculture Organization of the United nations, Rome,
pp 47 – 50.
29. FAO (1995), Potatoes in the 1990s situation and prospects of the
World potato economy, Food Agriculture Organization of the United nations,
Rome. Pp. 35 – 42.
30. FAO (1996), ”Quaterly bulletin of statistics”, vol9, No ¾.
31. FAO (2005), Food Agriculture Organization of the United nations,
Rome. Pp 47 – 50.
SV: Lê Thị Ngọc Lan 47 Lớp: K35D – SP KTNN
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Thanh Trì, Hà Nội.
Thu hoạch giống khoai tây 17-05 tại Thanh Trì, Hà Nội.
SV: Lê Thị Ngọc Lan 48 Lớp: K35D – SP KTNN
Thu hoạch giống khoai tây 45-05 tại Thanh Trì, Hà Nội.
SV: Lê Thị Ngọc Lan 49 Lớp: K35D – SP KTNN