Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống khoai tây nhập nội từ CIP trồng vụ đông 2011 tại thanh trì hà nội (Trang 28)

* Đặc điểm hình thái: Mô tả của cây dưới đây

- Củ: Dạng củ, màu sắc vỏ và ruột củ.

* Đặc điểm sinh trưởng

- Ngày trồng

SV: Lê Thị Ngọc Lan 29 Lớp: K35D – SP KTNN

- Số khóm mọc: Đếm số khóm mọc sau 30 ngày trồng.

- Ngày xuống cây: Ngày có 70% thân lá chuyển màu vàng tự nhiên. - Sức sống của cây: Đánh giá vào thời kì sau trồng 45 ngày, cho điểm 1-5 như sau:

1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Kém 5. Rất kém

- Độ đồng đều giữa các khóm: Đánh giá vào thời kì sau trồng 45 ngày, cho điểm từ 1-5 như đối với sức sống của cây.

- Chiều cao cây: Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng. Đo vào các thời kì 30, 45, 60, 75 ngày sau trồng.

- Thời gian sinh trưởng: Tính từ khi trồng đến ngày xuống cây (ngày có 70% lá chuyển vàng tự nhiên).

* Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

- Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): Đánh giá vào các thời kì

sau trồng 45 và 60 ngày theo cấp bệnh: 1. Không bệnh

3. Nhẹ, <20% diện tích thân lá nhiễm bệnh

5. Trung bình, 20-50% diện tích thân lá nhiễm bệnh 7. Nặng, >50-75% diện tích thân lá nhiễm bệnh 9. Rất nặng, >75-100% diện tích thân lá nhiễm bệnh

- Bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum): Đếm số cây bị bệnh từ sau

mọc đến lúc thu hoạch. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

- Bệnh đốm lá (Alternaria solani): Đánh giá vào thời kì sau trồng 45

và 60 ngày theo cấp bệnh từ 1-9 như đối với bệnh mốc sương.

- Virus: Đếm số cây có triệu chứng bệnh vào các thời kì sau trồng 45 và 60 ngày. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

- Nhện trắng (Polyphagonemus latus): Đánh giá theo cấp hại 0-9 như

SV: Lê Thị Ngọc Lan 30 Lớp: K35D – SP KTNN

0: Không bị hại 1: Bị hại nhẹ

3: Một ít cây có lá bị hại

5: Tất cả các cây có lá bị héo, cây sinh trưởng chậm

7: Hơn một nửa số cây bị chết, những cây còn lại ngừng sinh trưởng 9: Tất cả các cây đều bị chết.

- Bọ trĩ (Frankiniella spp): Theo dõi như đối với nhện.

- Rệp (Rhopalosiphum ufiabdominatis): Theo dõi tương tự như đối với

nhện.

*Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số khóm thực thu/ô: Đếm số khóm thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.

- Số củ và khối lượng củ/ô: Phân loại củ theo đường kính. Củ to (>5cm), củ trung bình (3-5cm), và củ nhỏ (<3cm). Đếm số củ của riêng từng loại.

- Khối lượng củ đạt thương phẩm/ô: Cân khối lượng tổng củ thu được trừ tổng cộng của những củ bị bệnh, củ dị dạng, củ nảy mầm và củ bi <3cm.

- Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = (Số củ/khóm x Mật độ trồng x Khối lượng trung bình củ)/100.

2.3.3 Phương pháp thu thập và xử liệu số liệu

Phương pháp thu thập số liệu: Theo dõi và thu thập các tính trạng nông sinh học trong suốt thời kì sinh trưởng phát triển cho đến khi thu hoạch của các giống.

Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu được xử lí thống kê theo phương pháp phân tích phương sai IRRISTAR và Excel.

SV: Lê Thị Ngọc Lan 31 Lớp: K35D – SP KTNN

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống khoai tây trồng điều kiện vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

3.1.1 Thời gian mọc, thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian sinh trưởng của cây khoai tây được chia thành các thời kì chính sau: i) thời kì nảy mầm (từ khi trồng đến mọc mầm); ii) thời kì hình thành củ (hình thành tia củ); iii) thời kì phát triển củ (hình thành củ đến thu hoạch) (Đường Hồng Dật, 2004) [12]. Các thời kì sinh trưởng biến động tùy theo đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và kĩ thuật chăm sóc và các yếu tố trên quyết định kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây khoai tây. Đánh giá sự khác biệt của các giống về thời gian sinh trưởng có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của từng vùng.

Đặc điểm sinh trưởng của các giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền nhưng cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Đặc điểm sinh trưởng được đánh giá thông qua tỷ lệ mọc và sự tăng trưởng thân lá. Tỷ lệ mọc mầm là đặc điểm quan trọng phản ánh trạng thái và chất lượng củ giống sau thời gian bảo quản và ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu. Tỷ lệ mọc mầm của các giống khoai tây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh trưởng của các giống được trình bày trong bảng 3.1 cho thấy:

SV: Lê Thị Ngọc Lan 32 Lớp: K35D – SP KTNN

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Thời gian trồng-mọc (ngày) Tỷ lệ mọc (%) Độ đồng đều (1-5)* Sức sống (1-5)* Thời gian sinh trưởng (ngày) 17-05 12 100 2,0 2,0 88 35-05 17 96,7 3,7 3,0 86 45-05 14 98,9 3,7 2,7 90 Solara (đ/c) 15 100 2,0 2,0 90 KT3 (đ/c) 13 98,9 2,0 2,3 85

Các giống khoai tây nghiên cứu có thời gian mọc mầm dao động từ 12 đến 17 ngày, giống có thời gian mọc ngắn nhất là giống 17-05 (12 ngày) và giống có thời gian mọc mầm dài nhất là giống 35-05 (17 ngày).

Hầu hết các giống đều có tỷ lệ mọc rất cao từ 97 – 100%, giống 35-05 có tỷ lệ mọc thấp nhất 96,7%. Giống 17-05 có tỷ lệ mọc đạt 100%.

Sức sống của cây và độ đồng đều giữa các khóm của các giống nghiên cứu được đánh giá vào thời kì sau trồng 45 ngày. Hầu hết các giống khoai tây nghiên cứu đều có sức sống và độ đồng đều từ khá đến trung bình. Giống 35-05 có độ đồng đều và sức sống kém nhất. Giống 17-05 có độ đồng đều và sức sống tốt nhất trong 3 giống nghiên cứu.

Thời gian sinh trưởng của các giống từ 85 – 90 ngày, tương đương với giống đối chứng Solara và KT3.

3.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Động thái tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sức sinh trưởng của cây trồng. Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một trong

SV: Lê Thị Ngọc Lan 33 Lớp: K35D – SP KTNN

những đặc điểm của giống, giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng chiều cao cây khác nhau. Ngoài ra sự tăng trưởng chiều cao cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc. Sự tăng trưởng chiều cao cây được theo dõi ở các giai đoạn sinh trưởng 30, 45, 60 ngày và sau khi thu hoạch. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống

Chiều cao cây sau trồng (cm)

30 ngày 45 ngày 60 ngày Thu hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17-05 26,3 50,2 66,4 69,1

35-05 13,2 38,1 46,4 49,6

45-05 25,2 39,6 48,3 51,7

Solara (đ/c) 18,6 29,8 40,9 44,9

SV: Lê Thị Ngọc Lan 34 Lớp: K35D – SP KTNN

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai tây trong vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội được thể hiện quan bảng 3.2 và hình 3.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai tây nghiên cứu tăng theo quy luật: tăng mạnh vào giai đoạn 30 đến 45 ngày sau trồng, tăng chậm dần vào giai đoạn 45 đến 60 ngày và tăng chậm nhất vào giai đoạn 60 ngày đến khi thu hoạch. Giống 17-05 có chiều cao lớn nhất ở các giai đoạn theo dõi và giống 35-05 có chiều cao thấp nhất ở các giai đoạn theo dõi.

Ở thời điểm 30 ngày sau trồng, các giống khoai tây nghiên cứu có chiều cao cây dao động từ 13,2 đến 26,3. Giống 17-05 có chiều cao lớn nhất là 26,3 và giống có chiều cao thấp nhất là 35-05 chiều cao là 13,2.

Ở thời điểm theo dõi 45 ngày sau trồng, giống có chiều cao thấp nhất vẫn là 35-05 (38,1) và giống có chiền cao lớn nhất vẫn là 17-05 (50,2).

SV: Lê Thị Ngọc Lan 35 Lớp: K35D – SP KTNN 3.1.3 Số thân trung bình trên khóm và diện tích che phủ đất của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Số thân trung bình/khóm và diện tích che phủ đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, khả năng quang hợp của cây đặc biệt là ảnh hưởng đến số củ thu hoạch và năng suất thu hoạch của các giống khoai tây. Kết quả theo dõi số thân/khóm và diện tích che phủ đất được thể hiện trong bảng 3.3:

Bảng 3.3. Số thân/khóm và diện tích che phủ đất của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống DTCPĐ (%) Số thân /khóm (thân) 17-05 100,0 2,7  0,6 35-05 70,0 2,8  1,2 45-05 88,3 2,1  0,6 Solara (đ/c) 80,0 2,9  1,4 KT3 (đ/c) 88,3 2,2  0.8

Hầu hết các giống có số thân/khóm ở mức trung bình, chỉ từ 2,1 đến 2,8. Diện tích che phủ đất của các giống khoai tây dao động từ 70 – 100%, giống 17-05 có diện tích che phủ đất cao đạt 100%, giống 35-05 diện tích che phủ đất thấp nhất chỉ đạt 70%.

Tóm lại, các giống khoai tây nhập nội từ CIP nghiên cứu trong vụ

SV: Lê Thị Ngọc Lan 36 Lớp: K35D – SP KTNN

3.2 Mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Sâu bệnh hại là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng khoai tây. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây ở mỗi thời kì sinh trưởng đều có tiềm ẩn sự gây hại của sâu, bệnh hại khác nhau. Chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây làm giảm diện tích quang hợp, giảm số lượng khóm thu hoạch. Một số sâu bệnh hại

chính như bệnh mốc sương (Phytophthora infestans), bệnh virus, bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum), bọ trĩ (Thrips palmi).

3.2.1 Mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Kết quả theo dõi mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của các giống khoai tây thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Mốc sương ( 1 - 9)* Đốm lá ( 1 - 9)* 45 NST 60 NST 45 NST 60 NST 17-05 1,0 3,0 1,0 1,0 35-05 1,0 3,0 1,0 1,0 45-05 2,3 3,7 1,0 1,0 Solara (đ/c) 1,0 4,3 1,0 1,0 KT3 (đ/c) 3,0 3,0 1,0 1,0

Bệnh mốc sương: Hầu hết các giống khoai tây nghiên cứu đều bị nhiễm bệnh mốc sương từ nhẹ đến trung bình. Trong 3 giống nghiên cứu thì

SV: Lê Thị Ngọc Lan 37 Lớp: K35D – SP KTNN

giống 45-05 bị nhiễm mốc sương nặng nhất nhưng cũng ở mức trung bình. Hai giống còn lại chỉ bị ở mức nhẹ.

Bệnh đốm lá: Trên cả 3 giống nghiên cứu trong 2 giai đoạn theo dõi là 45 và 60 ngày sau trồng thì đều không bị nhiễm bệnh đốm lá tương đương với giống đối chứng Solara và KT3.

3.2.2 Mức độ nhiễm bệnh héo xanh và virus của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Nhìn chung trong vụ đông 2011 các giống khoai tây nghiên cứu không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiễm hoặc nhiễm nhẹ bệnh héo xanh và virus.

Bảng 3.5. Mức độ nhiễm bệnh héo xanh và virus của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Virus ( %) Héo xanh (%) 45 NST 60 NST 45 NST 60 NST 17-05 1,1 2,2 0,0 0,0 35-05 18,2 28,8 0,0 0,0 45-05 22,6 31,8 0,0 0,0 Solara (đ/c) 3,3 3,3 0,0 0,0 KT3 (đ/c) 37,0 37,0 0,0 0,0

Bệnh virus: Đối với giống 17-05, tỷ lệ nhiễm virus là không đáng kể, chỉ 1,1-2,2% trong các giai đoạn 45 và 60 ngày sau trồng. Hai giống 35-05, 45-05 đều bị nhiễm ở mức độ nhẹ và trung bình. Giống bị nhiễm nặng nhất là giống KT3, cả 2 giai đoạn đều nhiễm tới 37%.

Bệnh héo xanh: cả ba đối tượng nghiên cứu trong quá trình sinh trưởng phát triển đều không bị mắc bệnh héo xanh, kể cả giống đối chứng.

SV: Lê Thị Ngọc Lan 38 Lớp: K35D – SP KTNN 3.2.3 Mức độ nhiễm một số sâu hại chính của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Kết quả theo dõi mức độ nhiễm một số sâu hại chính của các giống khoai tây được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Mức độ nhiễm một số loại sâu hại của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Rệp ( 0 - 9)* Nhện ( 0- 9)* Bọ trĩ ( 0- 9)* 45 NST 60 NST 45 NST 60 NST 45 NST 60 NST 17-05 0,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,3 35-05 0,0 1,0 0,0 0,0 0,3 0,3 45-05 0,0 1,0 0,0 0,0 0,3 0,3 Solara (đ/c) 0,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 KT3 (đ/c) 0,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,3

Nhìn chung mức độ nhiễm rệp, nhện và bọ trĩ của các giống khoai tây nghiên cứu đều ở mức không bị hại hoặc bị hại nhẹ.

Tóm lại, các giống khoai tây nghiên cứu trong vụ đông 2011 tại Thanh

Trì, Hà Nội đều bị nhiễm nhẹ đến trung bình các loại sâu bệnh hại chính. Hai giống 35-05 và 45-05 đều bị nhiễm virus ở 2 giai đoạn 45 và 60 ngày sau trồng. Do vậy, cần phải kiểm tra lại nguồn giống cẩn thận trước khi nhập nội. 3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây trồng vụ đông 2011 tại Thanh Trì, Hà Nội

Các yếu tố cấu thành năng suất là các chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Năng suất lý thuyết là tiềm năng cho năng suất của từng giống. Do vậy mà các yếu tố này luôn được coi trọng trong công tác nghiên cứu để tìm ra các biện pháp kĩ thuật tác động đến các chỉ tiêu này.

SV: Lê Thị Ngọc Lan 39 Lớp: K35D – SP KTNN

Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực tế của các giống khoai tây được thể hiện trong bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai tây nhập nội trồng tại Thanh Trì, Hà Nội

Qua bảng 3.7 cho thấy:

Số củ/khóm của các giống từ 4,0-7,1 củ/khóm, giống Solara có số củ/khóm nhiều nhất, thấp nhất là giống 17-05. Khối lượng củ/khóm của các giống đạt từ 174,2-292,8, thấp nhất là giống KT3 và cao nhất là giống Solara.

Về năng suất, năng suất của giống 17-05 (12,83 tấn/ha) cao nhất trong 3 giống nhập nội nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng Solara (14,50 tấn/ha). Hai giống 35-05 và 45-05 có năng suất ở mức trung bình (9,89-10,40 tấn/ha) năng suất thấp nhất là giống KT3 (8,61 tấn/ha).

Giống Số củ/ khóm (củ) KL củ/ khóm (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 17-05 4,0 258,6 12,93 12,83 35-05 4,1 205,2 10,26 9,89 45-05 4,1 210,9 10,55 10,40 Solara (đ/c) 7,1 292,8 14,64 14,50 KT3 (đ/c) 4,5 174,2 8,71 8,61

SV: Lê Thị Ngọc Lan 40 Lớp: K35D – SP KTNN

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống khoai tây nhập nội từ CIP trồng vụ đông 2011 tại thanh trì hà nội (Trang 28)