Đề tài tiến hành lấy 10 mẫu nước mặt trên sông Đình Dù (5 mẫu vào tháng 2/2016 và 5 mẫu vào tháng 7/2016)
*Thông số BOD5
Hình 4.14: Biều đồ sự biến động hàm lượng BOD5 trên Sông Đình Dù giữa hai đợt lấy mẫu
Hầu hết các vị trí đều vượt QCCP cao nhất tại vị trí SĐD NM2 đợt lấy mẫu tháng 2/2016 vượt 3,2 lần; đợt lấy mẫu tháng 7/2016 vượt 2,5 lần nguyên nhân đây là điểm tiếp nhận nước thải khu dân cư. Tuy nhiên tại vị trí NM2 trạm bơm Ngũ Thái thì hàm lượng BOD5 lại giảm rõ rệt. Tại các vị trí lấy mẫu khác hàm lượng BOD5 vượt QCCP không nhiều.
*Thông số TSS
Hình 4.15: Biểu đồ sự biến động hàm lượng TSS trên Sông Đình Dù giữa hai đợt lấy mẫu
Từ kết quả trên cho thấy 3/5 vị trí có hàm lượng TSS vượt QCCP từ 1,02 - 3,4 lần giới hạn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Cao nhất tại vị trí SĐD NM5 đợt lấy mẫu tháng 2/2016 vượt QCCP 3,0 lần, đợt lấy mẫu tháng 7/2016 vượt QCCP 3,4 lần. Nguyên nhân đây là điểm cuối nguồn nước nên hay bị khô kiệt.
*Thông số amoni
Hình 4.16: Biều đồ sự biến động hàm lượng Amoni trên Sông Đình Dù giữa hai đợt lấy mẫu
Hàm lượng amoni tại các vị trí lấy mẫu hầu hết đều nằm dưới QCCP chỉ có 2/5 vị trí vượt QCCP. Cao nhất tại vị trí SĐD NM5 vượt từ 4,6 đến 7,5 lần giới hạn quy chuẩn. Đây là điểm cuối nguồn nước nên thường bị cạn nước nên nồng độ các chất ô nhiễm cũng tăng hơn.
*Thông số Fe
Hình 4.17: Biều đồ sự biến động hàm lượng sắt trên Sông Đình Dù giữa hai đợt lấy mẫu
Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng sắt ở các vị trí lấy mẫu không cao đều nằm dưới giới hạn quy chuẩn. Chỉ có 1/5 vị trí vượt QCCP 1,4 - 1,6 lần đó là vị trí SĐD NM2 điểm tiếp nhận nước thải KCN Thuận Thành II.
*Nhóm các thông số (pH, độ đục, DO, clorua, nitrit, Cu, Cr, Fe, Pb, Zn, As, Coliform)
Bảng 4.22: Kết quả phân tích pH, độ đục, DO, clorua, Cu, Cr (IV), Fe, Pb, Zn, As, Coliform trên Sông Đình Dù
TT Chỉ tiêu SĐD NM1 SĐD NM2 SĐD NM3 SĐD NM4 SĐD NM5 QCVN 08 MT:2015 /BTNMT 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 1 pH 7,2 7,1 6,8 7,1 7,2 7,1 7,2 7,3 7,2 6,9 5,5-9 2 Độ đục 65 54 55 52 28 28 23 18 59 61 - 3 DO 4,1 4,2 4,1 4,2 4,1 4,2 4,1 4 4,1 4,2 ≥ 4 4 Clorua 84,2 56,3 164 157,2 102 47 75 64 56 47 350 5 Nitrit 0,06 kph 0,09 0,05 kph 0,002 kph kph 0,005 kph 0,05 6 Cu <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 0,5 7 Cr (IV) <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 0,04 8 Pb <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 0,05 9 Zn 0,2 0,8 0,09 0,16 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 1,5 10 As <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 0,05 11 Coliform 1600 1200 1500 2300 750 160 120 110 1200 900 7500
*Nhóm thông số pH, độ đục, DO
Tất cả các vị trí ở cả hai đợt lấy mẫu đều có giá trị nằm dưới giới hạn quy chuẩn QCVN 08 – MT:2008/BTNMT
*Nhóm thông số Nitrit, Clorua
Thông số nitrit có 1/5 vị trí vượt QCCP tại vị trí SĐD NM2 vượt 1,8 lần ở lần lấy mẫu tháng 2/2016. Thông số clorua ở tất cả các vị trí lấy mẫu đều có hàm lượng clorua nằm dưới giới hạn quy chuẩn
*Nhóm thông số kim loại nặng(Cu, Cr, Pb, Zn, As)
Hàm lượng các kim loại nặng đều nằm giưới giới hạn quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT