Chất lượng nước trên sông Đuống

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 70)

Qua quá trình khảo sát tiến hành lấy 8 mẫu nước tại các trạm bơm trên sông Đuống chảy vào huyện Thuận Thành

*Thông số pH

Kết quả phân tích cho thấy giá trị pH ở các vị trí đều có kết quả nằm trong quy chuẩn cho phép. Tại các vị trí lấy mẫu trong cả hai đợt, giá trị pH dao động trong khoảng 6,5-7,5 (đợt 1 là 6,5-7,1, đợt 2 là 6,5-7,5).

Nhìn chung, giá trị pH tại các điểm lấy mẫu và giữa 2 lần lấy mẫu không có sự chênh lệch đáng kể. Chất lượng nước về độ pH tương đối tốt (đều năm trong khoảng giá trị pH 5,5 - 9) và không có sự chênh lệch lớn theo không gian và thời gian.

Hình 4.5: Biểu đồ sự biến động pH trên Sông Đuống qua hai đợt lấy mẫu

*Thông số TSS

Hình 4.6: Biểu đồ Sự biến động hàm lượng TSS trên Sông Đuống qua hai đợt lấy mẫu

Kết quả phân tích TSS qua cả hai đợt lấy mẫu cho thấy hàm lượng TSS tại vị trí SD NM5 có giá trị cao nhất và vượt QCCP từ 1,4 - 1,7 lần nguyên nhân đây là điểm tiếp nhận nước thải làng nghề tranh Đông Hồ. Tại các vị trí khác hàm lượng TSS dao động trong khoảng từ 20,3 - 87,1 mg/l. Mẫu lấy tại các trạm bơm trên sông Đuống hàm lượng TSS hầu hết đều nằm dưới giới hạn quy chuẩn. Tại vị trí SD NM2 Trạm bơm Như Quỳnh xã Đình Tổ hàm lượng TSS có sự dao động mạnh giữa hai đợt trong khoảng từ 20,3 - 61,2 mg/l.

* Thông số COD

động trong khoảng từ 26 - 50mg/l (đợt 1 từ 26 - 50mg/l; đợt 2 từ 28-47mg/l ). Nhìn chung tại các trạm bơm cấp nước cho các xã ven sông Đuống hàm lượng COD không vượt QCCP nhiều. Tại hai vị trí SD NM3, SD NM5 hàm lượng COD vượt QCCP từ 1,8 - 6,6 lần. Sự chênh lệch giữa đợt 1 và đợt 2 nhiều (tại vị trí SD NM3 từ 54-97mg/l; SD NM5 từ 105 - 198mg/l).

Hình 4.7: Biểu đồ sự biến động hàm lượng COD trên Sông Đuống qua hai đợt lấy mẫu

*Thông số amoni

Hình 4.8: Biểu đồ sự biến động hàm lượng amoni trên Sông Đuống qua hai đợt lấy mẫu

Tại hai vị trí SD NM3, SD NM5 hàm lượng amoni ở cả hai đợt lấy mẫu cao nhất đều vượt QCCP từ 4,0 - 5,7 lần. Nguyên nhân đây là hai điểm tiếp nhận nước thải khu dân cư xã Đại Đồng Thành và nước thải làng nghề tranh Đông Hồ.

Tại thời điểm lấy mẫu mùa mưa hàm lượng amoni ở cả 2 vị trí này giảm hơn so với mùa khô từ 0,5 - 1,2 mg/l. Tuy nhiên tại các vị trí lấy mẫu ở các trạm bơm hàm lượng amoni thấp hơn QCCP.

Như vậy trong 8 mẫu phân tích thì có 3/8 vị trí có hàm lượng amoni vượt QCCP. Chủ yếu tại các vị trí là điểm tiếp nhận nước thải làng nghề tranh Đông Hồ và điểm tiếp nhận nước thải khu dân cư.

*Thông số sắt

Hình 4.9: Biểu đồ sự biến động hàm lượng sắt trên Sông Đuống qua hai đợt lấy mẫu

Qua hai đợt lấy mẫu tại các vị trí SD NM2, SD NM6, SD NM7 trạm bơm các xã Đình Tổ, Hoài Thượng, Mão Điền hàm lượng sắt đều nằm dưới QCCP giao động trong khoảng (0,5 - 1,2 mg/l )nhưng có sự giao động giữa hai đợt lấy mẫu nhìn chung đợt lấy mẫu mùa mưa đều thấp hơn so với mùa khô. Tại vị trí SD NM8 lấy mẫu đợt tháng 2/2016 hàm lượng sắt cao hơn so với đợt tháng 7/2016 là 0,18mg/l. Tại vị trí SD NM3 có sự biến động mạnh giữa hai đợt lấy mẫu hàm lượng sắt đợt tháng 2/2016 cao hơn QCCP 1,7 lần. Tại vị trí SD NM5 điểm tiếp nhận nước thải làng nghề tranh Đông Hồ hàm lượng sắt vượt QCCP từ 1,4 - 1,7 lần giữa hai đợt lấy mẫu.

*Các thông số: độ đục, DO, Clorua, Nitrit, Cu, Cr(IV), Pb, Zn, As, Coliform

Theo kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các kim loại nặng, DO, Clorua, nitrit tại các vị trí lấy mẫu trên sông Đuống đều có giá trị nằm dưới giới hạn quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tại một vài vị trí có giá trị độ đục vượt giới hạn quy chuẩn (SD NM3, SD NM5 điểm tiếp nhận nước thải làng nghề và nước

Bảng 4.19 : Phân tích các chỉ tiêu độ đục, DO, Clorua, Nitrit, Cu, Cr(IV), Pb, Zn, As, Coliform trên sông Đuống T T Chỉ tiêu SD NM1 SD NM2 SD NM3 SDNM4 SD NM5 SD NM6 SD NM7 SD NM8 QCVN 08 MT:2015/ BTNMT 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 2/2016 7/2016 1 Độ đục 46 42 51 35 68 51 75 23 72 64 81 32 28 19 74 51 - 2 DO 4,1 4,3 4 4,3 4,5 4,1 4,1 4,3 4,3 4,1 4,3 4,1 4,2 4,2 4,1 4,2 ≥ 4 3 Clorua 90,8 120,2 85,3 62,5 197 254 201 15 374 398 68 45 15 12 65 150 350 4 Nitrit kph 0,008 kph kph 0,01 0,015 0,006 kph 0,03 0,02 kph 0,003 kph kph kph 0,005 0,05 5 Cu <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,052 0,132 <0,05 <0,05 <0,052 0,19 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,052 <0,052 0,5 6 Cr (IV) <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 <0,012 0,04 7 Pb <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 0,05 8 Zn 0,09 0,026 <0,02 <0,02 0,041 0,039 <0,02 <0,02 0,51 0,49 <0,02 <0,016 <0,02 <0,016 <0,016 <0,016 1,5 9 As <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 0,05 10 Coliform 750 200 350 120 500 230 750 450 750 900 75 120 95 120 90 110 7500

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 70)