Khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

767,0mm/ngày (Sơn Giang), 753,0mm/ngày (A Lưới), 721,6mm/ngày (Phú Ốc)

(Lưu Đức Hải, 2016).

Bên cạnh đó hạn hán cũng là thiên tai gây tác hại hết sức lớn, trên diện rộng cho sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa khô tất cả các vùng sinh thái trên nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có thể bị hạn nặng. Trong những năm gần đây ở Tây Nguyên đã liên tiếp có 6 năm bị hạn 1994, 1995, 1996, 1997, 1998 và 2003. Đặc biệt năm 1998 diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả bị hạn là 111.000 ha, bị chết là 19.300 ha, riêng cà phê bị hạn là 74.400 ha, bị chết là 13.800ha và hơn 770.000 người thiếu nước sinh hoạt. (Lưu Đức Hải, 2016)

Tại vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng nhân dân địa phương cho biết trong các năm 1978, 1998 mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tận tháng 5 năm sau, nước cho trồng trọt và chăn nuôi cạn kiệt, nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân vô cùng khan hiếm. Nhân dân phải bỏ hết mọi việc để đi tìm nước, "cõng" nước về nhà phục vụ ăn uống với mức tối thiểu. Nhiều hộ hàng ngày phải đi xa 4 - 8km, vượt núi cao, đèo sâu để “cõng” nước, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tối thiểu.

Nhiệt độ không khí có xu thế ngày một tăng lên đã được khẳng định. Kịch bản có thể chấp nhận là đến năm 2070, ở các vùng ven biển có khả năng tăng thêm 1,50C, vùng nội địa tăng 2,50C. Chúng kéo theo lượng tăng bốc thoát hơi lên khoảng 7,7 ∼ 8,4%, nhu cầu nước tưới tăng lên, lượng dòng chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi.

2.3.4. Khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đếnnước nước

Theo khuyến cáo của UNEP, WRI… thì ngưỡng khai thác TNN nên chỉ giới hạn trong phạm vi 30% của dòng chảy nhưng ở VN có nhiều nơi như miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… đã khai thác trên 50% lượng dòng chảy về mùa kiệt, đặc biệt ở Ninh Thuận, đã khai thác tới 70-80% lượng dòng chảy về mùa kiệt. Nhiều nơi do khai phá rừng và đất đặc biệt là đất dốc, rừng đầu nguồn đã làm suy kiệt dòng chảy. Sự suy giảm lưu lượng về mùa kiệt tới 50% của một số đập dâng như Liễn Sơn, Đồng Cam và nhiều nơi khác so với thiết kế ban đầu là do hậu quả của việc khai thác quá mức rừng và đất đã minh chứng cho họ điều này.

Mực nước của một số sông như sông Hồng những năm gần đây thấp nhiều so với những năm trước đây ngoài nguyên nhân suy thoái lượng mưa còn do việc vận hành của các hồ Hòa Bình và các hồ loại vừa và lớn ở thượng nguồn thuộc đất Trung Quốc. Trong tương lai khi 3 đập lớn của Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông Đà như đập Long Mạ cao 140m; đập Japudu cao 95m và đập Gelantan đi vào vận hành với mục đích chính là phát điện thì ngay cả thủy điện Sơn La và Hòa Bình cũng bị ảnh hưởng do chế độ vận hành của các hồ này.

2.3.5. Chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất lòng, thải rắn.

Những năm qua và những năm sắp tới tốc độ đô thị hóa công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô điển hình nhất là ở sông Nhuệ, sông Thị Vải (tại 15 cây số sau Nhà máy bột ngọt Vedan) của sông Thị Vải, dòng sông ở đây thực sự đã chết. Cụm Công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày có khoảng hàng trăm nghìn m3 nước thải công nghiệp từ các nhà máy giấy, hóa chất, dệt nhuộm thải ra, tuy đã có những cố gắng khắc phục, nhưng nước kênh Tham Lương vẫn còn mầu đen, mùi hôi thối, hàm lượng chất độc hại cao.Ở thành phố Thái Nguyên nước thải từ các cơ sở luyện gang, thép, kim loại mầu, sản xuất giấy, khai thác than chưa được xử lý vẫn đổ ra sông Cầu và chuyển về vùng hạ lưu là nơi dân cư đông đúc sản xuất nông, công nghiệp phát triển. Hàng trăm làng nghề về sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, dệt nhuộm, giấy với lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều địa phương ở đồng bằng và trung du.

Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu diệt cỏ trong thâm canh cây lúa cùng các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm thêm các nguồn nước mặt. Ô nhiễm ở các LVS đang gia tăng nhưng việc quản lý lại chưa đáp ứng được về mặt tổ chức, năng lực, trang thiết bị, chế tài quản lý và thiếu nguồn kinh phí để xử lý…nên nguy cơ ô nhiễm còn có thể mở rộng, điều này đang gây phá hủy các nguồn nước sạch quý hiếm mà sau này muốn phục hồi sẽ rất tốn kém.

PHẦN 3.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)