Giải quyết tranh chấp:

Một phần của tài liệu vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 60 - 63)

Tòa án Việt Nam Trọng tài Việt Nam Trọng tài nước ngoài Trọng tài quốc tế

Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn

Chú ý: tòa án nước ngoài sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà chỉ có trọng tài nước ngoài.

Câu 72: Ƣu và nhƣợc điểm của doanh nghiệp liên doanh Ƣu điểm:

Đối với nhà đầu tư Việt Nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh:

- Được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.

- Có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến

Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

- Được hưởng những ưu đãi (như ưu đãi về thuế, chuyển lỗ..) từ nước sở tại nếu đầu tư vào địa bàn được ưu đãi hay lĩnh vực ưu đãi được quy định trong nước sở tại, đảm bảo khả năng thành công cao hơn khi liên doanh.

- Được hưởng những hỗ trợ từ chính phủ, nhà nước sở tại như hỗ trợ đào tạo hay hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

- Được hỗ trợ pháp lý, làm quen môi trường kinh doanh từ nhà đầu tư Việt Nam, qua đó giảm thiểu rủi ro kinh doanh.

Nhƣợc điểm:

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh do vậy dễ phát sinh mâu thuẫn => Khó khăn trong việc thống nhất ý kiến.

- Nguồn luật điều chỉnh phức tạp => dễ gây ra hiện tượng xung đột pháp luật. - Thủ tục giải quyết tranh chấp phức tạp

- Có nguy cơ chịu sự thay đổi không lường trước được của hoàn cảnh (kinh tế, chính trị, biến động mạnh về giá cả,…) => Quy định điều khoản Hardship cho phép đàm phán lại hợp đồng liên doanh.

>> “khó khăn trong việc hiểu, diễn giải và áp dụng luật nước ngoài đối với các bên”

Câu 73: Doanh nghiệp liên doanh chấm dứt trong trƣờng hợp nào

- Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư

- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án

- (Một bên) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động dự án

- Chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật.

- Phá sản.

- Trường hợp khác.

Câu 74. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh?

- Khái niệm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không lập thành pháp nhân mới. (Điều 3 khoản 16 Luật Đầu tư 2005).

 Chủ thể: nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

 Mục đích: góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng chịu rủi ro, phân chia kết quả thu được

 Nội dung: bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật đầu tư (Điều 55 Nghị định 108)

 Hình thức:

 Lập thành văn bản: đối với các dự án phải làm thủ tục đầu tư hay thẩm tra dự án đầu tư.

 Các trường hợp khác không có quy định bắt buộc.  Luật áp dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Luật Việt Nam

 Nếu có bên nước ngoài tham gia: Điều ước quốc tế, Pháp luật nước ngoài, tập quán đầu tư quốc tế.

Câu 75. Phân tích các nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác kinh doanh?

Theo Điều 55 – Nghị định 108 thì BCC phải có đầy đủ những nội dung sau đây:

- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; Địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.

- Mục tiêu, phạm vi kinh doanh

- Đóng góp của các bên, phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng - Tiến độ thực hiện dự án

- Thời hạn hợp đồng

- Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh - Các nguyên tắc tài chính

- Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp

Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Một phần của tài liệu vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 60 - 63)