CHƢƠNG 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ Câu 59 Nêu khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ?

Một phần của tài liệu vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 49 - 55)

4. Hình thức của hợp đồng mua bán quốc tế phải hợp pháp:

CHƢƠNG 4: HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ Câu 59 Nêu khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ?

Câu 59. Nêu khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ?

- Khái niệm: HĐ cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Điều 3 khoản 9 LMT VN 2005).

- Đặc điểm:

 Chủ thể: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (2 bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức)

 Đối tượng: 1 loại hình dịch vụ nào đó, tính chất của hợp đồng sẽ tùy thuộc vào loại hình dịch vụ.

 Nội dung: quyền và nghĩa vụ của 2 bên

 Hình thức: lời nói, văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. (đa số HĐ cung ứng dịch vụ pháp luật VN yêu cầu lập thành văn bản)

 Tính chất pháp lí của HĐ cung ứng dịch vụ: là hợp đồng song vụ, có bồi hoàn.

Câu 60. So sánh hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa?

Chủ thể

Bên cung ứng dịch vụ & bên sử dụng dịch vụ (cá nhân hoặc tổ chức)

Người bán & người mua

(Thể nhân, pháp nhân, Nhà nước)

Đối tượng Dịch vụ Hàng hóa

Nội dung Quyền & nghĩa vụ 2 bên

Quyền & nghĩa vụ 2 bên (nghĩa vụ về chuyển giao quyền sở hữu, nghĩa vụ lấy hàng, giao tiền …) Hình thức Đa số PLVN quy định bằng VB Lời nói, VB, hành vi cụ thể Tính chất pháp

lí HĐ song vụ, có bồi hoàn HĐ song vụ, có bồi hoàn,ước hẹn

Câu 61. Đặc điểm của HĐ cung ứng dịch vụ quốc tế là gì?

- Chủ thể:

 Cá nhân/ tổ chức có nơi cư trú/ trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.  2 bên ở VN, dịch vụ cung ứng ở nước ngoài.

- Địa điểm cung ứng dịch vụ: có thể tại nước ngoài với một trong 2 bên hợp đồng. - Đồng tiền thanh toán: có thể là ngoại tệ đối với các bên.

- Luật áp dụng:

 Có thể là luật nước ngoài với 1 trong 2 bên  Điều ước quốc tế có liên quan, tập quán quốc tế

- Cơ quan giải quyết tranh chấp: tòa án nước ngoài, trọng tài nước ngoài đối với các bên trong hợp đồng.

Câu 62. Phân biệt nghĩa vụ cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc và nghĩa vụ cung ứng dịch vụ theo nỗ lực cao nhất? Lấy VD minh họa.

* Nghĩa vụ cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc:

- Quy định tại điều 79 Luật Thương mại VN 2005.

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng

dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của HĐ.

- Trường hợp HĐ không quy định cụ thể, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.

- VD: hợp đồng dịch vụ quảng cáo: A cam kết với B sẽ thực hiện quảng cáo trong khoảng thời gian cụ thể (2 tháng, từ ngày 01/07/2014 đến 30/8/2014), trên các phương tiện truyền thông cụ thể (tivi, 2 trang báo giấy, 2 kênh báo mạng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nghĩa vụ cung ứng dịch vụ theo nỗ lực cao nhất:

- Quy định tại điều 80 Luật Thương mại VN 2005.

- Nếu tính chất của loại dịch vụ yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn, thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất. Thường xuất hiện những thuật ngữ “sẽ cố hết sức để…”, “cam kết một kết quả tốt nhất”…

- Nghĩa vụ này còn được gọi là nghĩa vụ phương tiện.

- Để đánh giá việc thực hiện một nghĩa vụ phương tiện, tòa án và trọng tài thường dựa trên cơ sở so sánh nỗ lực của bên cung ứng dịch vụ với các cố gắng của một cá nhân bình thường có cùng khả năng thực hiện, trong cùng một hoàn cảnh tương tự.

- VD: hợp đồng dịch vụ quảng cáo: A cam kết với B sẽ thực hiện một đoạn phim quảng cáo có nội dung hấp dẫn và có tác động lớn nhất đến đối tượng khách hàng của B. Hoặc: hợp đồng chuyên chở hàng hóa đường biển: một số nghĩa vụ người chuyên chở phải thực hiện với mức độ “cần mẫn hợp lí”.

Trong một HĐ cung ứng dịch vụ, có thể có cả 2 loại nghĩa vụ này tồn tại.

Câu 63. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics?

- Khái niệm: HĐ cung ứng dịch vụ logistics (Logistics Service Agreement) là một thỏa thuận theo đó người cung cấp dịch vụ cam kết thực hiện một hay một số dịch vụ logistics nhất định cho khách hàng với giá cả nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

- Đặc điểm:

 HĐ dịch vụ: đối tượng mua bán trong hợp đồng này là dịch vụ, có tính chất vô hình.

 Việc thực hiện HĐ có thể sử dụng rất nhiều nhà thầu phụ khác nhau: do đặc điểm của dịch vụ logistics là rất đa dạng và có thể trải rộng trên phạm vi không gian rộng, việc sử dụng các nhà thầu phụ là rất phổ biến.

 HĐ quan hệ: quan hệ tốt giữa người cung cấp dịch vụ logistics và khách hàng, và mạng lưới quan hệ của người cung cấp dịch vụ logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công của hợp đồng.

Câu 64. Phân biệt sự khác nhau giữa HĐ cung ứng dịch vụ logistics và một số HĐ cung ứng dịch vụ khác?

( HĐ cung ứng dịch vụ logistics (Logistics Service Agreement) là một thỏa thuận theo đó người cung cấp dịch vụ cam kết thực hiện một hay một số dịch vụ logistics nhất định cho khách hàng với giá cả nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

- Các loại HĐ cung ứng DV khác:

+ HĐ bảo hiểm: HĐ bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. (Sự kiện bảo hiểm chính là các sự kiện rủi ro mà các bên đã thỏa thuận trong HĐ).

+ HĐ xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lí dự án xây dựng công trình và các công việc trong xây dựng (Điều 107 Luật xây dựng VN 2003) : Tham khảo để hiểu và trả lời câu hỏi phụ, khai thác trên các ý sau.

Dựa vào 3 đặc điểm của HĐ cung ứng dịch vụ logistic để so sánh: + Đối tượng HĐ là dịch vụ (1đ)

+ Việc thực hiện HĐ có thể sử dụng nhiều nhà thầu khác nhau (1đ)

+ Hợp đồng quan hệ: quan hệ tốt giữa người cung cấp và khách hàng; và mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thành công của hợp đồng (1đ)

Câu 65. Nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ logistics là nghĩa vụ theo kết quả công việc hay nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất? Giải thích.

Tùy từng đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ mà xếp thuộc loại nghĩa vụ nào. Ví dụ:

- Nghĩa vụ theo kết quả công việc: Hợp đồng vận chuyển, dịch vụ chuyển hàng… - Nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất: đầu tư nguồn lực (chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm…), tư vấn khách hàng về dịch vụ logistic…

Trong một hợp đồng logistics, nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể tồn tại vừa là nghĩa vụ theo kết quả công việc, vừa là nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất. Ví dụ: Để đảm bảo việc thực hiện tốt hợp đồng, hai bên tham gia hợp đồng phải quy định rõ chất lượng dịch vụ như: tỷ lệ phần trăm giao hàng đúng thời gian (on-time delivery to store: 90%), tỷ lệ cho phép hàng bị tổn thất trong mỗi chuyến là bao nhiêu

(damage/claims: 0.5%), biên độ dao động của các loại chi phí logistics phát sinh, tiết kiệm chi phí so với năm trước…giao hàng từ cảng A đến cảng B…phải thực hiện đúng: Nghĩa vụ theo kết quả công việc.

Còn đối với các nghĩa vụ như cung cấp con tàu có đủ khả năng đi biển, nghĩa vụ chăm sóc hàng hóa trong hành trình: người chuyên chở chỉ phải thực với mức độ cần mẫn hợp lý: nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất.

Câu 66. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm?

- Khái niệm: HĐ bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. (Sự kiện bảo hiểm chính là các sự kiện rủi ro mà các bên đã thỏa thuận trong HĐ).

- Đặc điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chủ thể: người bảo hiểm, người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng.

 Nội dung: thông thường sẽ do công ty bảo hiểm soạn sẵn  Hình thức:

 Đơn bảo hiểm

 Giấy chứng nhận bảo hiểm  HĐ bảo hiểm

(Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

 Tính chất pháp lí của HĐ cung ứng dịch vụ:  HĐ bảo hiểm mang tính may rủi.

 HĐ bảo hiểm mang tính bồi thường.

 Khi tham gia bảo hiểm, bên được bảo hiểm phải có lợi ích được bảo hiểm.  HĐ bảo hiểm có thể chuyển nhượng.

 HĐ bảo hiểm dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối.

Câu 67. Khi đòi bồi thƣờng, ngƣời bảo hiểm cần chú ý những vấn đề gì?

- Giám định tổn thất.

- Hồ sơ khiếu nại: đơn khiếu nại + các chứng từ làm bằng chứng. - Thời hạn khiếu nại đòi bồi thường:

 Theo ICC 1982: 2 năm kể từ ngày bị tổn thất hay phát hiện tổn thất.  Theo Luật KDBH VN 2000:1 năm

 Các công ty BH thường quy định ngắn hơn (VD: Bảo Việt 9 tháng) - Nguyên tắc tính tiền bồi thường:

 Khi xảy ra tổn thất toàn bộ thực tế, người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm.

 Bồi thường bằng tiền mặt (thường bằng đồng tiền đóng phí)

 Về nguyên tắc, trách nhiệm của người BH chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền BH. Ngoài ra họ còn phải trả các chi phí phát sinh hợp lí khác.

 Khi thanh toán tiền bồi thường, người BH có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được BH trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba.

 Thời hạn trả tiền bồi thường là theo thỏa thuận, nếu không thì theo luật KDBH VN 2000 là 30 ngày kể từ ngày người BH nhận được hồ sơ khiếu nại hợp lệ.

- Thời hiệu khởi kiện: 3 năm kể từ khi phát sinh tranh chấp (Luật KDBH 2000). Theo Luật Dân sự: 2 năm.

- Khái niệm: HĐ xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lí dự án xây dựng công trình và các công việc trong xây dựng (Điều 107 Luật xây dựng VN 2003).

Hiểu một cách khái quát, HĐ xây dựng là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên để thực hiện toàn bộ hoặc một số công việc trong hoạt động xây dựng.

- Đặc điểm:

 Chủ thể: thường gồm chủ đầu tư công trình và nhà thầu  Đối tượng: dịch vụ xây dựng

 Hình thức: phải được lập thành văn bản (điều 107 khoản 2 Luật xây dựng VN 2003)

 Nguồn luật điều chỉnh HĐ xây dựng quốc tế có thể là điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán quốc tế và các HĐ mẫu.

Câu 69: Đặc điểm hoạt động đầu tƣ quốc tế: Nhà đầu tƣ, Luật áp dụng, vấn đề giải quyết tranh chấp về đầu tƣ.

Một phần của tài liệu vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 49 - 55)