CHƢƠNG 3: HĐMBHHQT

Một phần của tài liệu vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 28 - 37)

Câu 29. Từ góc độ pháp lý, hãy giải thích sự giống và khác nhau giữa các khái niệm: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thƣơng, hợp đồng mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài, hợp đồng xuất nhập khẩu

GIỐNG:

- Đều là hợp đồng mua bán hàng hóa và có tính chất quốc tế

- Đều là sự thảo thuận trong đó người bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu về hàng hóa cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng giá trị của hàng hóa.

+ Chủ thể: thể nhân hoặc pháp nhân hoặc nhà nước + Đối tượng của hợp đồng: hàng hóa

+ Nội dung: là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thế nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng.

+ Có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. + Là hợp đồng song vụ, có tính bồi hoàn, là hợp đồng ước hẹn

KHÁC:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: không được quy định trong văn bản pháp luật của Việt Nam về thuật ngữ này. Nhưng trong công ước 1980 của LHQ về HĐMBHHQT. Công ước đã đưa ra 1 tiêu chuẩn khẳng định tính quốc tế của HĐMBHHQT, đó là các

bên ký hợp đồng có trụ sở TM ở các nước khác nhau. Công ước không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định yếu tố quốc tế của HĐMBHHQT.

- Hợp đồng mua bán ngoại thương: trong quy chế tạm thời 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của bộ Thương nghiệp ( nay thuộc bộ Công Thương), hướng dẫn viêc ký kết HĐ mua bán ngoại thương, k/n này được quy định là “là những cam kết giữa 1 bên là tổ chức XNK VN với 1 bên là khách hàng nước ngoài nhằm thiết lập, thay đổi, đình chỉ quan hệ nghĩa vụ & quyền lợi trong lĩnh vực mua bán, trao đổi hàng hóa, mua bán phát minh sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cung ứng dịch vụ gia công…

Tính chất quốc tế của HĐ Ngoại thương thể hiện ở 3 yếu tố: + Chủ thể của HĐ: Là những pháp nhân có quốc tích khác nhau.

+ Hàng hóa: là đối tượng của HĐ được dịch chuyển từ nước này sang nước khác + Đồng tiền thanh toán của HĐ: là ngoại tệ đối với 1 bên hoặc cả 2 bên ký kết HĐ.

Trong thời kỳ bao cấp, k/n và cách hiểu này được thừa nhận hđ Ngoại thương của Việt Nam. Thực tế hiện nay, thì có vài điểm không còn đúng. VD: có 1 số trường hợp các bên ký kết có cùng quốc tịch nhưng có trụ sở TM ở các nước khác nhau. Ví dụ: HĐ mua bán hàng hóa QT giữa 1 thương nhân người Pháp có trụ sở TM tại Pháp với 1 thương nhân Pháp khác có nơi cư trú tại Hà Lan, hàng hóa được dịch chuyển từ Thái Lan về Pháp. Nếu theo tiêu chí quốc tịch thì HĐ này không phải là HĐ MBHHQT, mặc dù trong thực tế nó được công nhận như vậy. Hay ví dụ về việc mua bán của các khu chế xuất ở VN, tại các cơ sở kd hàng hóa miễn thuế, với các DN trong nước thì tiêu chuẩn quy định rằng đối tượng của HĐ mua bán Ngoại thương phải được chuyển qua biên giới không còn thích hợp nữa.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài (Đ.80 Luật TMVN 1997): là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa 1 bên là thương nhân VN với 1 bên là thương nhân nước ngoaig. Việc xác định t/c quốc tế của HĐ chỉ dựa vào yếu tố quốc tịch của các bên tham gia ký kết: phạm vi hẹp. Trong thực tiễn hiện nay, các thương nhân nước ngoài hoạt động TM ở VN ngày càng phổ biến nên việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân VN với nhau ở nước ngoài hay giữa các thương nhân nước ngoài ở VN ngày càng nhiều.

- HĐ XNK: Luật TMVN 2005 không trực tiếp đưa ra khái niệm HĐ MBHHQT mà chỉ quy định mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức XK, NK, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Tính chất quốc tế được xác định thông qua các hình thức thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế được nêu trên.

Câu 30. Hãy nêu sự khác nhau về tiêu chí cơ bản xác định HĐ MBHHQT giữa công ƣớc viên 1980 và Luật TMVN 2005

- Luật TMVN 2005: HĐ MBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế. T/c quốc tế được xác định thông qua các hình thức thực hiện mua bán hàng hóa quốc tế: XK, NK, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu: chỉ quan tâm đến hình

thức thực hiện để xác định tính quốc tế.

- Công ước viên 1980: Chỉ đưa ra một tiêu chuẩn để khẳng định tính chất quốc tế của HĐ MBHHQT, đó là các bên ký kết HĐ có trụ sở TM ở các nước khác nhau. Công ước

không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên cũng như hoạt động mà các bên thực hiện.

Câu 31. Hãy cho ví dụ về trƣờng hợp đối tƣợng của HĐ MBHHQT không đƣợc dịch chuyển qua biên giới của 1 nƣớc

VD: Mua bán hàng hóa giữa 1 DN trong khu chế xuất với 1 DN ngoài khu chế xuất của VN. Hay HĐ MBHH QT giữa các cơ sở kd hàng hóa miễn thuế với các DN trong nước.

Câu 32. Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại là gì? Hãy trình bày điều kiện để điều ƣớc quốc tế về TM trở thành nguồn luật điều chỉnh HĐ MBHHQT.

Điều ƣớc QT về TM: là sự thỏa thuận bằng văn bản được các quốc gia (hoặc các

chủ thể khác của Công pháp quốc tế) ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc châm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế.

K.1 DD2 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 14/6/2005 (hiệu lực ngày 1/1/2006): ĐƯQT là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp

định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

Gồm 2 loại:

- Đề ra những nguyên tác chung làm cơ sở cho hoạt động KDQT

- Những ĐƯQT trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện HĐ KDQT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện để ĐƢQT về TM trở thành nguồn luật điều chỉnh HĐ MBHHQT:

- Khi trong HĐ MBHHQT, các bên thỏa thuận, thống nhất và ghi rõ vào HĐ là áp dụng ĐƯQT làm nguồn luật điều chỉnh.

- Khi các quốc gia có tham gia ký kết hoặc thừa nhận ĐƯQT. Trong HĐ không dẫn chiếu nguồn luật trong HĐ, thì ĐƯQT là nguồn luật đương nhiên. Các bên ký kết HĐ KDQt có thể áp dụng nguồn luật này mà không cần có sự thỏa thuận riêng nào trong HĐ. Và ĐƯQT có giá trị pháp lý cao hơn luật của các quốc gia thành viên.

- (nếu ĐƯQT đó là CISG: còn có thêm: khi các quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật của 1 quốc gia thành viên của CISG; khi tòa án/ trọng tài lựa chọn áp dụng CISG trong trường hợp các bên trong HĐ không có thỏa thuận lựa chọn một luật áp dụng nào khác).

Câu 33. Hiệp định TM VN – Hoa kỳ là điều ƣớc quốc tế thuộc loại nào? Giải thích?

Hiệp định TM VN – Hoa Kỳ thộc loại đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì hiệp định không điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong HĐ KDQT mà chỉ nêu ra các nguyên tắc có tính chất chỉ đạo như: về nguyên tắc tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, về ưu đãi thuế quan, minh bạch trong đầu tư, về tuân thủ các quy định của WTO về hải quan, về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ( hiệp định này có những quy định cao hơn hiệp định về TRIPs của WTO). Những quy định trong hiệp định song phương này điều chỉnh gián tiếp các HĐ KDQT, có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho các thương nhân thực hiện hoạt động KDQT.

Câu 34. Công ƣớc viên 1980 của Liên Hiệp Quốc là điều ƣớc quốc tế thuộc loại nào? Giải thích

Công ước viên 1980 là điều ước quốc tế thuộc loại điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ của các bên trong việc ký kết và thực hiện HĐ KDQT => đóng vai trò quan trọng giúp các bên có thể giải quyết được các tranh chấp cụ thể phát sinh từ HĐ ký kết.

Vì CISG về mua bán hàng hóa quốc tế quy định về phạm vi áp dụng, nguyên tác trong việc áp dụng, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của cá bên, nguyên tắc tự do về hình thức HĐ, quy định chi tiết các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình ký kết HĐ mua bán hàng hóa quốc tế từ chào hàng đến chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực; quy định các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ như quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua, trách nhiệm của các bên khi không thực hiện đúng HĐ, các vấn đề về bồi thường thiệt hại, hủy HĐ, miễn trách; các quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập công ước, bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm công ước có hiệu lực và 1 số vấn đề thủ tục khác.

 Quy định dụ thể rõ ràng, chứ ko chung chung mang t/c chỉ đạo

Câu 35. Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Vì Hoa Kỳ và TQ đã là thành viên của CISG nên CISG này đƣơng nhiên trở thành nguồn luật áp dụng đối với các HĐ MBHHQT giữa thƣơng nhân 2 nƣớc, các bên không có lựa chọn nào khác”

Phát biểu này sai. HĐ MBHHQT thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế - ưu tiên sự thỏa thuận trước tiên. Điều quy định trong HĐ có giá trị pháp lý cao nhất. Nếu trong HĐ quy định luật áp dụng là luật của Hoa Kỳ hay luật của TQ hay luật của 1 quốc gia thứ 3 khác thì luật này vẫn được áp dụng. Chỉ khi nào HĐ MBHHQT không quy định hay các bên không thỏa thuận về luật áp dụng thì CISG đương nhiên trở thành luật điều chỉnh.

Câu 36. Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Nếu hệ thống pháp luật của nƣớc đƣợc chọn luật áp dụng trong HĐ MBHHQT không có luật chuyên ngành và luật liên quan trực tiếp đến HĐ thì áp dụng các nguyên lý chung về HĐ trong Bộ luật dân sự”. Giải thích.

- Nếu hệ thống pháp luật của nước được chọn có các luật chuyên ngành điều chỉnh HĐ MBHHQT thì áp dụng luật đó.

- Nếu hệ thống pháp luật của nước được chọn không có luật chuyên ngành thì áp dụng luật liên quan trực tiếp đến HĐ MBHHQT.

- Nếu hệ thông pháp luật của nước được chọn không có cả luật chuyên ngành và luật có liên quan trực tiếp thì áp dụng các nguyên lý chung về HĐ trong Bộ luật dân sự.

(Khi luật quốc gia là luật điều chỉnh HĐ thì không có nghĩa là toàn bộ hệ thống luật quốc gia đều được đem áp dụng mà chỉ áp dụng những ngành luật, những văn bản pháp luật có liên quan tới kinh doanh quốc tế. Trong hệ thống luật quốc gia, ngành luật có liên quan đến kinh doanh, kinh doanh quốc tế là luật dân sự, luật đầu tư, luật doanh nghiệp… Ví dụ nếu luật Việt Nam được chọn là luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa thì luật được áp dụng sẽ là luật Thương mại Việt Nam 2005; đối với những vấn đề mà luật Thương mại không điều chỉnh thì sẽ áp dụng bộ luật Dân sự năm 2005 vì nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành trước, luật chung sau)

Câu 37. Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa tập quán quốc tế về TM và hai nguồn luật: điều ƣớc quốc tế về TM và luật quốc gia.

Tiêu chí so sánh Tập quán quốc tê Điều ước quốc tế Luật quốc gia Tính thành văn Bất thành văn Thành văn Thành văn Phạm vi điều

chỉnh

Điều chỉnh 1 số quyền và nghĩa vụ nhất định, 1 khía cạnh nhỏ ( ví dụ Incoterm 2010 điều chỉnh về rủi ro, giao hàng,thông quan hàng hóa. Chứ không có điều chỉnh các vấn đề về tranh chấp, bồi thường hợp đồng, đồng tiền thanh toán, thời

Rộng hơn. Điều chỉnh hầu hết các nội dung của hợp đồng

Rộng hơn. Điều chỉnh hầu hết các nội dung của hợp đồng

gian thành toán…) Đi kèm với

nguồn luật khác

Phải kèm với các nguồn luật khác để điều chỉnh đầy đủ các điều khoản của hợp đồng

Không cần. Bản thân nó đã đủ để điều chỉnh các điều khoản của hợp đông Không cần. Bản thân nó đã đủ để điều chỉnh các điều khoản của hợp đông Phạm vi áp dụng Mang tính chất toàn cầu

hoặc khu vực nên khi áp dụng cần ghi thời gian (năm của tập quán), ở đâu?

ở các quốc gia thành viên, hoặc khi dẫn chiếu ở quốc gia đó hoặc khi được dẫn chiếu

Câu 38. Trong một HĐ MBHHQT có sử dụng EXW ( incoterms 2000) làm điều kiện cơ sở giao hàng, các bên có thể thỏa thuận rằng nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu lô hàng thuộc về ngƣời bán đƣợc hay không? Giải thích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu trả lời là ĐƯỢC. Vì:

Thứ nhất, HĐ MBHHQT thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế; ưu tiên sự thỏa thuận trong hợp đồng trước tiên.

Thứ hai, theo điều kiện mua bán EXW ( incoterms 2000) thì người bán có nghĩa vụ giúp người mua khi người mua yêu cầu để xuất khẩu chứ không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Tuy nhiên nó cũng không cấm việc người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa hay không đó là quyền của người bán ( quyền chứ ko phải bắt buộc, còn nếu người bán và người mua có thỏa thuận khác, người bán có thể làm).

Câu 39: Từ góc độ pháp lý, hãy nêu sự khác biệt giữa hai trƣờng hợp xảy ra trong mua bán quốc tế: di chuyển rủi ro đối với hàng hóa và di chuyển quyền sở hữu về hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua.

- Theo điều 168 LDS 2005 và điều 62 Luật thƣơng mại 2005 thì thời điểm chuyển

chuyển giao . Trên thực tế thì việc chuyển QSH này thể hiện chủ yếu dựa trên chứng từ (khi bên mua nhận được B/L)

- Thời điểm chuyển giao rủi ro được hiểu là thời điểm bên nào phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đã mua hoặc bán (ký trong hợp đồng) khi hàng hóa chịu mất mát hoặc hư hỏng.

Điều 57 Luật thương mại 2005 “việc chuyển giao rủi ro trong trường hợp có địa điểm

giao hàng xác định” quy định việc chuyển giao rủi ro được tính kể từ khi hàng hóa được

giao cho bên mua hay người được bên mua ủy quyền tại địa điểm đó (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa. => chứng từ liên quan đến việc sở hữu hàng hóa của bên bán không ảnh hưởng đến việc chuyển giao rủi ro. Tức là hai thời điểm chuyên giao rủi ro và thời điểm di chuyển QSH là hai thời điểm hoàn toàn độc lập với nhau

Điều 67 CUV 1980 cũng tách rời việc chuyển quyền sở hữu và chuyển giao rủi ro khi

Một phần của tài liệu vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 28 - 37)