Phương pháp đốt nóng cảm ứng từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất của vật liệu perovskite ABO3 kích thước nanômét (A = La, Sr, Ca và B = Mn) tổng hợp bằng phương pháp nghiền phản ứng (Trang 61 - 62)

T) (1.39) Trong bi ểu diễn này, U 0 được xem như sự khác biệt về năng lượng củ a hai pha FM

2.6.Phương pháp đốt nóng cảm ứng từ

Các phép đo đốt nóng cảm ứng từ được thực hiện trong từ trường xoay chiều

có tần số 219 và 236 kHz và cường độ 40-100 Oe. Từ trường được tạo bởi cuộn dây

cảm ứng (7 vòng, đường kính 3 cm và dài 11,5 cm) của một máy phát thương mại

RDO-HFI có công suất lối ra 5 kW (hình 2.9). Cường độ từ trường được tính theo

công thức H = nI với n là số vòng dây trên một đơn vị chiều dài và I là biên độ của cường độ dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây. Bố trí thí nghiệm đốt nóng

cảm ứng từ được minh họa bằng sơ đồ trên hình 2.10. Các mẫu đo được hòa tan trong dung dịch nước hoặc dầu ăn và được cách nhiệt với môi trường ngoài bởi một

vỏ bình thủy tinh được hút chân không đến 10-3-10-4 Torr. Nhiệt độ được đo bằng

nhiệt kế quang (GaAs sensor, Opsens) với độ chính xác 0,3o C trong dải 0-250oC.

Kết luận chương 2

Các hệ mẫu nghiên cứu được chế tạo bằng các phương pháp nghiền phản ứng

kết hợp với ủ nhiệt. Một số phép đo nghiên cứu các tính chất điện-từ của các mẫu đã được tiến hành trên các thiết bị thí nghiệm tại Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn, Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học Vật liệu, Viện Vật lý thuộc

Viện Hàn lâm Khoa học Sinica, Teipei, Đài Loan. Đây là những thiết bị tự xây

dựng và thiết bị thương mại có độ tin cậy cao. Hình 2.9. Ảnh hệ thí nghiệm đốt nóng cảm ứng từ. vỏ bình thuỷ tinh cuộn dây cảm ứng mẫu nhiệt kế bình mẫu nắp đậy

Hình 2.10. Sơ đồ nguyên tắc của hệ

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất của vật liệu perovskite ABO3 kích thước nanômét (A = La, Sr, Ca và B = Mn) tổng hợp bằng phương pháp nghiền phản ứng (Trang 61 - 62)